ThanhDat
Intern Writer
Ăn mặn là thói quen ẩm thực phổ biến của nhiều người, nhưng ít ai biết rằng việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch.
𝑻𝒂̆𝒏𝒈 𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒂́𝒑:Muối là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Chẳng hạn như, đối với người trưởng thành nhu cầu sử dụng muối từ 4 đến 6 gram một ngày. Ở Việt Nam, ăn thừa muối là phổ biến. Người Việt Nam đang ăn từ 12 đến 15 gram muối mỗi ngày. Nhiều người cho rằng, muối là gia vị được thêm vào trong quá trình chế biến bữa ăn hàng ngày. Nhưng thực tế, muối đã có sẵn trong thực phẩm, đối với một số thực phẩm chế biến sẵn đã được cho muối trong quá trình chế biến và bảo quản.
Do vậy, khi tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể sẽ giữ nước để cân bằng, làm tăng khối lượng máu và áp lực lên thành mạch, dẫn đến tăng huyết áp.
𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒍𝒚́ 𝒕𝒊𝒎 𝒎𝒂̣𝒄𝒉: Tăng huyết áp kéo dài là yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh lý tim mạch như bệnh động mạch vành, suy tim và đột quỵ. Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh này.
𝑻𝒉𝒂̣̂𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒎𝒖𝒐̂́𝒊:Tiêu thụ quá nhiều muối còn gây tăng gánh nặng lên thận, làm suy giảm chức năng thận và tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
𝑮𝒊𝒂̉𝒎 𝒎𝒖𝒐̂́𝒊 - 𝒕𝒊𝒎 𝒌𝒉𝒐̉𝒆 - 𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒂́𝒑 𝒐̂̉𝒏 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒐́𝒊 𝒒𝒖𝒆𝒏:
Cho bớt muối: hãy giảm lượng muối và gia vị mặn cho vào khi chế biến thức ăn
Chấm nhẹ tay: hạn chế sử dụng và hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn trong khi ăn.
Hạn chế lựa chọn hay sử dụng thực phẩm đóng hộp có nhiều muối và ngâm muối như: cà muối, dưa muối, trứng muối, thịt muối…thay vào đó là thực phẩm hấp, luộc...
Hạn chế thói quen nấu thức ăn đậm đà để ăn với cơm, mà thay vào đó là chế biến thức ăn vừa đủ nhạt để ăn và theo trình tự ăn rau, đạm rồi đến ăn đến tinh bột.
Tránh cho trẻ nhỏ ăn quá mặn hoặc nêm nhiều gia vị vào thức ăn của trẻ
Thăm khám sức khỏe định kỳ cùng chuyên gia tim mạch phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm về huyết áp và tim mạch.
Hãy cùng Bệnh viện Quân y 103 thay đổi thói quen ăn uống để bảo vệ sức khỏe tim mạch và phòng ngừa tăng huyết áp.
Phẫu thuật mổ tim mở tại Khoa Ngoại Tim mạch
Lời căn dặn ân cần của TS.BS Vũ Đức Thắng, Chủ nhiệm Khoa Ngoại tim mạch đối với người bệnh L.T.D., tỉnh Điện Biên mổ tim trước được khi xuất viện, tháng 7/2024
Nhóm của TS.BS. Phạm Đức Minh, Chủ nhiệm Bộ môn - Khoa Dinh dưỡng và các cử nhân dinh dưỡng khám và tư vấn dinh dưỡng đối với người bệnh lão khoa và tăng huyết áp
Khoa dinh dưỡng chế biến suất ăn bệnh lý tại khu chuyên biệt
Khoa dinh dưỡng cấp phát suất ăn bệnh lý tại phòng bệnh
Đọc chi tiết tại đây: https://benhvien103.vn/an-man-nguy-co-dan-toi-tang-huyet-ap-va-cac-benh-li-tim-mach/
𝑻𝒂̆𝒏𝒈 𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒂́𝒑:Muối là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Chẳng hạn như, đối với người trưởng thành nhu cầu sử dụng muối từ 4 đến 6 gram một ngày. Ở Việt Nam, ăn thừa muối là phổ biến. Người Việt Nam đang ăn từ 12 đến 15 gram muối mỗi ngày. Nhiều người cho rằng, muối là gia vị được thêm vào trong quá trình chế biến bữa ăn hàng ngày. Nhưng thực tế, muối đã có sẵn trong thực phẩm, đối với một số thực phẩm chế biến sẵn đã được cho muối trong quá trình chế biến và bảo quản.
Do vậy, khi tiêu thụ quá nhiều muối, cơ thể sẽ giữ nước để cân bằng, làm tăng khối lượng máu và áp lực lên thành mạch, dẫn đến tăng huyết áp.
𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒍𝒚́ 𝒕𝒊𝒎 𝒎𝒂̣𝒄𝒉: Tăng huyết áp kéo dài là yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh lý tim mạch như bệnh động mạch vành, suy tim và đột quỵ. Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh này.
𝑻𝒉𝒂̣̂𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒎𝒖𝒐̂́𝒊:Tiêu thụ quá nhiều muối còn gây tăng gánh nặng lên thận, làm suy giảm chức năng thận và tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
𝑮𝒊𝒂̉𝒎 𝒎𝒖𝒐̂́𝒊 - 𝒕𝒊𝒎 𝒌𝒉𝒐̉𝒆 - 𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒂́𝒑 𝒐̂̉𝒏 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒐́𝒊 𝒒𝒖𝒆𝒏:
Cho bớt muối: hãy giảm lượng muối và gia vị mặn cho vào khi chế biến thức ăn
Chấm nhẹ tay: hạn chế sử dụng và hạn chế lượng muối, gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn trong khi ăn.
Hạn chế lựa chọn hay sử dụng thực phẩm đóng hộp có nhiều muối và ngâm muối như: cà muối, dưa muối, trứng muối, thịt muối…thay vào đó là thực phẩm hấp, luộc...
Hạn chế thói quen nấu thức ăn đậm đà để ăn với cơm, mà thay vào đó là chế biến thức ăn vừa đủ nhạt để ăn và theo trình tự ăn rau, đạm rồi đến ăn đến tinh bột.
Tránh cho trẻ nhỏ ăn quá mặn hoặc nêm nhiều gia vị vào thức ăn của trẻ
Thăm khám sức khỏe định kỳ cùng chuyên gia tim mạch phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm về huyết áp và tim mạch.
Hãy cùng Bệnh viện Quân y 103 thay đổi thói quen ăn uống để bảo vệ sức khỏe tim mạch và phòng ngừa tăng huyết áp.


Phẫu thuật mổ tim mở tại Khoa Ngoại Tim mạch

Lời căn dặn ân cần của TS.BS Vũ Đức Thắng, Chủ nhiệm Khoa Ngoại tim mạch đối với người bệnh L.T.D., tỉnh Điện Biên mổ tim trước được khi xuất viện, tháng 7/2024

Nhóm của TS.BS. Phạm Đức Minh, Chủ nhiệm Bộ môn - Khoa Dinh dưỡng và các cử nhân dinh dưỡng khám và tư vấn dinh dưỡng đối với người bệnh lão khoa và tăng huyết áp

Khoa dinh dưỡng chế biến suất ăn bệnh lý tại khu chuyên biệt

Khoa dinh dưỡng cấp phát suất ăn bệnh lý tại phòng bệnh
Đọc chi tiết tại đây: https://benhvien103.vn/an-man-nguy-co-dan-toi-tang-huyet-ap-va-cac-benh-li-tim-mach/