Hiện nay, ở mỗi nước đều đang có hai vị trí đặt vô-lăng cơ bản là nằm bên trái và nằm ở bên phải. Nhiều người đặt ra câu hỏi, vậy tại sao không đặt vô-lăng ở giữa?
Đối với các quốc gia có hệ thống giao thông di chuyển bên phải (Right-handed Traffic) sẽ được thiết kế vô-lăng ở bên tay trái. Ngược lại, các quốc gia có hệ thống giao thông di chuyển bên tay trái (Left-hand Traffic), vô lăng sẽ được bố trí bên phải.
Ở Việt Nam hiện nay vô-lăng đều được đặt ở bên trái, trong khi đó Thái Lan lại đặt vị trí ở phía bên phải.
Việc đi bên trái tại một số quốc gia xuất phát từ thời Hy Lạp, Ai Cập và thời La Mã cổ đại. Bắt đầu từ một thói quen, sau đó đi bên trái trở thành luật mà người Hy Lạp cổ, Ai Cập và người La Mã sử dụng. Luật này được sử dụng rộng rãi và cho đến nay vẫn còn nhiều quốc gia áp dụng.
Đầu tiên có thể thấy, nếu như đặt vị trí vô-lăng ở giữa thì đồng nghĩa ghế lái cũng cần thiết kế ra giữa xe. Như vậy, sẽ gây khó khăn cho tài xế khi ra vào xe. Trong khi đó, nếu đặt vô-lăng ở một bên, tài xế sẽ dễ dàng ra vào hơn.
Ngoài ra, đối với góc nhìn thực tế khi di chuyển, nếu như đặt vô-lăng ở giữa sẽ khiến điểm mù tăng lên, người lái khó có thể quan sát xe phía trước, đặc biệt là trong các tình huống muốn vượt. Mặc khác cũng ảnh hưởng đến tầm quan sát của hành khách ngồi phía sau do bị tài xế cản trở.
Khi đặt vô-lăng ở giữa vô tình cũng khiến cho các hoạt động như thanh toán gửi xe hoặc trả phí khi qua các trạm cũng trở nên khó khăn hơn.
Thông qua những điều trên, có thể thấy nếu như bố trí vô-lăng ở giữa sẽ gây ra nhiều bất lợi và giảm khả năng quan sát khi di chuyển xe trên đường.
Không những thế, điều này còn kéo theo rất nhiều hệ lụy vì phải thiết kế lại một số hệ thống cũng như thiết bị trên xe hơi sao cho tương thích với vị trí của vô lăng.
Đối với các quốc gia có hệ thống giao thông di chuyển bên phải (Right-handed Traffic) sẽ được thiết kế vô-lăng ở bên tay trái. Ngược lại, các quốc gia có hệ thống giao thông di chuyển bên tay trái (Left-hand Traffic), vô lăng sẽ được bố trí bên phải.
Ở Việt Nam hiện nay vô-lăng đều được đặt ở bên trái, trong khi đó Thái Lan lại đặt vị trí ở phía bên phải.
Việc đi bên trái tại một số quốc gia xuất phát từ thời Hy Lạp, Ai Cập và thời La Mã cổ đại. Bắt đầu từ một thói quen, sau đó đi bên trái trở thành luật mà người Hy Lạp cổ, Ai Cập và người La Mã sử dụng. Luật này được sử dụng rộng rãi và cho đến nay vẫn còn nhiều quốc gia áp dụng.
Vậy tại sao không đặt vô-lăng ở giữa?
Đầu tiên có thể thấy, nếu như đặt vị trí vô-lăng ở giữa thì đồng nghĩa ghế lái cũng cần thiết kế ra giữa xe. Như vậy, sẽ gây khó khăn cho tài xế khi ra vào xe. Trong khi đó, nếu đặt vô-lăng ở một bên, tài xế sẽ dễ dàng ra vào hơn.
Ngoài ra, đối với góc nhìn thực tế khi di chuyển, nếu như đặt vô-lăng ở giữa sẽ khiến điểm mù tăng lên, người lái khó có thể quan sát xe phía trước, đặc biệt là trong các tình huống muốn vượt. Mặc khác cũng ảnh hưởng đến tầm quan sát của hành khách ngồi phía sau do bị tài xế cản trở.
Khi đặt vô-lăng ở giữa vô tình cũng khiến cho các hoạt động như thanh toán gửi xe hoặc trả phí khi qua các trạm cũng trở nên khó khăn hơn.
Thông qua những điều trên, có thể thấy nếu như bố trí vô-lăng ở giữa sẽ gây ra nhiều bất lợi và giảm khả năng quan sát khi di chuyển xe trên đường.
Không những thế, điều này còn kéo theo rất nhiều hệ lụy vì phải thiết kế lại một số hệ thống cũng như thiết bị trên xe hơi sao cho tương thích với vị trí của vô lăng.