Tại sao có những người lại "ra đi" khi đang ngủ? Làm thế nào để phòng tránh?

Khi chúng ta nghĩ về cái chết của chính mình, có lẽ chết trong giấc ngủ lúc về già là một lựa chọn ít đáng sợ nhất. Ngoài ra, có vẻ như chết kiểu này không gây đau đớn cho con người so với các trường hợp chết khác.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chết trong khi ngủ có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi. Những trường hợp này thường gây sốc đối với người thân, bạn bè và cũng đặt ra cho khoa học nhiều câu hỏi hóc búa. Vì sao con người lại có thể chết trong giấc ngủ của họ? Những trường hợp chết như vậy có thể ngăn ngừa được không?
Tại sao có những người lại ra đi khi đang ngủ? Làm thế nào để phòng tránh?
Các nghiên cứu cho thấy ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều đem đến nguy cơ tử vong cao hơn so với những người có giấc ngủ bình thường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng cho việc ngủ nhiều góp phần gây ra hiện tượng tử vong trong giấc ngủ.
Theo các chuyên gia, hầu hết những người chết trong khi ngủ đều do các vấn đề sức khỏe thông thường. Tiến sĩ Milind Sovani, chuyên gia tư vấn về y học hô hấp tại Bệnh viện Đại học Nottingham của Anh, NHS Trust, nói với Newsweek: “Việc chết trong khi ngủ thường liên quan đến tim, phổi hoặc não. Đôi khi, những người mắc bệnh tiểu đường có thể chết trong giấc ngủ do lượng đường huyết thấp”.
Sovani cho biết đôi khi một số tình trạng phức tạp hơn sẽ gây ra yếu cơ và khó thở. Tuy nhiên, tiến sĩ cũng nói rằng các tình trạng dẫn đến tử vong về đêm có thể được theo dõi để giảm nguy cơ.

Các yếu tố rủi ro và cách giữ gìn sức khỏe

Sovani nói, tư thế nằm ngửa khi ngủ có thể ảnh hưởng đến thể tích phổi. Ngoài ra, việc thở vào ban đêm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các tình trạng như tê liệt cơ hoành — cơ kiểm soát hơi thở.
Các tình trạng thần kinh như chứng động kinh cũng có thể gây ra rủi ro. Những người bị chứng động kinh dễ mắc hội chứng được gọi là đột tử bất ngờ (SUDEP) – các nhà khoa học cho rằng cơn động kinh ảnh hưởng đến các chức năng hô hấp, tim và điện não của cơ thể. Nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên tạp chí Frontiers in Neurology cho thấy, SUDEP có nhiều khả năng xảy ra vào ban đêm hoặc những sáng sớm.
Tương tự, huyết áp cao không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, có thể gây tử vong và xảy ra trong khi ngủ. Một số tình trạng khác có nhiều khả năng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm bao gồm suy tim và ngưng thở khi ngủ.
Theo một nghiên cứu của Cleveland Clinic năm 2017, những người bị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, có nguy cơ bị đột tử do tim từ nửa đêm đến 6 giờ sáng cao hơn 2,5 lần (so với người bình thường). Nghiên cứu cũng cho thấy những người trên 60 tuổi có nguy cơ đột tử do tim cao nhất.
Tại sao có những người lại ra đi khi đang ngủ? Làm thế nào để phòng tránh?
Mặc dù không phải lúc nào cũng cần điều trị các dạng nhẹ của tình trạng này, nhưng các trường hợp nặng hơn có thể được điều trị bằng một thiết bị được gọi là máy CPAP – đây là máy bơm không khí vào mặt nạ mà người ngủ đeo trên miệng hoặc mũi vào ban đêm.
Các rối loạn tim khác như loạn nhịp tim, hoặc nhịp tim bất thường, cũng có thể nguy hiểm nếu không được kiểm soát. Những người mắc các tình trạng này thường được lắp máy tạo nhịp tim hoặc cấy ghép máy khử rung tim. Trong đó, máy tạo nhịp tim sử dụng xung để thúc đẩy tim đập ở tốc độ bình thường, trong khi loại thứ hai theo dõi nhịp tim và kích thích tim đập trong trường hợp nó phát hiện ra nhịp tim nguy hiểm.
Các tình trạng mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì có thể góp phần làm cho sức khỏe tổng thể kém và làm tăng nguy cơ của các biến chứng. Theo dõi những tình trạng này và duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp giảm thiểu rủi ro.

>>> Mỗi ngày 1 cốc bia cũng tốt cho đường ruột đấy!
Theo Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top