Tại sao để móng tay dài lại thành "trào lưu" ở xã hội phong kiến Trung Quốc?

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Một câu thơ trong bài “Song in Midnight” của nữ thi sĩ Chao Chai thời nhà Đường (618 - 907), đã miêu tả hình ảnh một người phụ nữ cô đơn đang tựa vào khung cửa sổ đang mở, đăm chiêu nhìn ra bên ngoài và khao khát một người tình đã từ rất lâu không gặp. Khi suy nghĩ về một cách để thể hiện cho người yêu biết tình cảm sâu đậm của mình, người kể chuyện đã không đề cập đến thư tình hay một món đồ trang sức mà chính là một món quà vô cùng độc đáo - một bộ móng tay được cắt tỉa cẩn thận bọc trong chiếc túi lụa mỏng và gửi đến người yêu.

Móng tay là biểu tượng của lòng hiếu thảo, là vật gửi gắm tình cảm

Vào thời Trung Quốc cổ đại, đó thực sự là biểu hiện nghiêm túc của tình cảm, vì móng tay mang một ý nghĩa biểu tượng lớn.
Trong cuốn sách Hiếu Kinh - một tập hợp những cuộc thảo luận giữa Khổng Tử và các đệ tử của ông về lòng hiếu thảo, do Khổng Tử viết vào thời Xuân Thu (770 - 476 TCN) - có ghi lại: "Tóc, da và cơ thể của ta đến từ cha mẹ của chúng ta và chúng ta không được làm hại chúng; đây chính là lòng hiếu thảo." Những bức chân dung của Khổng Tử cũng thường miêu tả nhà tư tưởng nổi tiếng có móng tay cực dài.

Tại sao để móng tay dài lại thành trào lưu ở xã hội phong kiến Trung Quốc?
Khổng Tử nổi tiếng là người có bộ nail cực dài
Chưa tài liệu nào nói chính xác người Trung Quốc có thói quen để móng tay vào thời kỳ nào trong lịch sử, nhưng đã có nhiều câu chuyện nói đến tầm quan trọng của móng tay từ thời Chiến quốc (475 - 221 TCN).
Có một câu chuyện được lưu truyền trong cuốn Hanfeizi - một văn bản chính trị và pháp lý triều đại nhà Tần (221 - 206 TCN) của nhà triết học Hàn Phi - khi người cai trị nhà nước Hán thời Chiến. Một hầu tước muốn kiểm tra lòng trung thực của thuộc hạ bằng cách giả vờ bị mất một chiếc móng tay, đang sốt sắng để tìm nó. Khi nhìn thấy vẻ mặt lo lắng của Hầu tước, nhiều thuộc hạ đã tự cắt móng tay của mình và trình cho chủ nhân, sau đó nói rằng mình chính là người đã tìm thấy. Hầu tước đã nhận ra sự thiếu trung thực của những người này, về sau không bao giờ dùng họ cho việc lớn nữa.
Nếu ai đó qua đời, móng tay của họ sẽ được cắt tỉa và chôn cất cùng với thi thể của họ. Theo Book of Rites, một bộ sưu tập các văn bản về các nguyên tắc nghi lễ vào thời nhà Chu (1046 - 256 TCN), bộ móng tay sẽ được đặt trong quan tài người đã khuất, hoặc chôn riêng cùng người chết. Nó tượng trưng cho một món quà hiếu kính đối với cha mẹ và tổ tiên mình, kể cả khi họ đã khuất. Móng tay cũng được xem như một vật để gửi gắm tình cảm, giống như trong cuốn tiểu thuyết Giấc mơ phòng đỏ dưới triều đại nhà Thanh (1616 - 1911), người hầu gái khi hấp hối đã cắn móng tay dài của mình để tặng cho chủ nhân thể hiện tình cảm.

Móng tay thể hiện cho cái đẹp, đẳng cấp xã hội

Tầng lớp thượng lưu trong xã hội Trung Quốc cổ đại, gồm cả đàn ông và phụ nữ, đã coi móng tay dài là biểu tượng của sự giàu có. Một bộ móng tay dài cho thấy chủ nhân của nó không phải lao động chân tay. Tuy nhiên bất chấp sự đồng thuận của nhiều người rằng móng tay là một phần quan trọng trên cơ thể con người và không được động chạm vào nó. nhiều nhà lãnh đạo trong xã hội Trung Quốc đã chứng minh lòng trung nghĩa bằng cách hy sinh bộ móng tay của mình. Theo Biên niên sử Xuân Thu được viết vào thời Chiến Quốc, Thành Thang, vị vua đầu tiên của triều đại nhà Thương (1600 - 1046 TCN), đã cắt tóc và móng tay của mình để tế trời cầu mưa sau khi hạn hán kéo dài trên lãnh thổ.
Việc quá đề cao tầm quan trọng của móng tay cũng đã kéo theo những mê tín liên quan đến việc cắt tỉa chúng. Chẳng hạn trong tác phẩm "Essential Formulas for Emergencies Worth a Thousand Pieces of Gold" (Công thức thiết yếu cho trường hợp khẩn cấp trị giá một nghìn miếng vàng) - kiệt tác y học toàn diện về thực hành lâm sàng của "dược vương" nổi tiếng Tôn Tư Mạc, đã kết luận rằng nếu cắt móng tay vào 5 ngày cụ thể của một năm, địch tính theo lịch cổ sử dụng vào thời điểm đó, là một điều thực sự tốt lành.
Ngoài biểu trưng về sự hiếu thảo, móng tay còn được phụ nữ trau chuốt, làm đẹp tỉ mỉ và cẩn thận và xem như một trong những hình ảnh của sắc đẹp. Sơn móng tay sẽ được làm từ sự kết hợp của lòng trắng trứng, sáp ong, dùng cánh hoa để tạo màu. Nghệ thuật vẽ móng đã đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ nhà Đường khi Dương Quý Phi - người được Đường Huyền Tông sủng ái nhất và là một trong tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Hoa cổ đại - bị đồn rằng bà sinh ra đã nhuộm móng tay màu đỏ, dẫn đến một trào lưu sơn móng tay với balsam trong triều đình hồi đó.

Việc bảo vệ móng tay cũng rất được coi trọng

Móng tay được coi trọng như một vật quý giá của con người, mất rất nhiều thời gian để nuôi móng tay và vì thế việc bảo vệ chúng cũng vô cùng quan trọng. Trong các triều đại nhà Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh, những tấm bảo vệ móng tay hay còn gọi là hu zhi (tấm che ngón tay) đã được phụ nữ của tầng lớp thượng lưu dùng làm vật bảo vệ cũng như là phụ kiện để trang trí cho móng tay của họ.
Những tấm chắn móng tay này thường được làm từ kim loại quý, vỏ sò, và thậm chí cả ngọc bích, những đồ vật có hình dạng cong để bảo vệ móng (giống như talon) này được trang trí với nhiều kiểu dáng và họa tiết khác nhau. Trong đó, hoa mẫu đơn là mẫu trang trí phổ biến nhất, vì chúng tượng trưng cho sự may mắn và giàu có. Những chiếc móng tay giả này chủ yếu được phụ nữ trong cung đình đeo vào ngón áp út hoặc ngón út để thể hiện địa vị cao của họ.

Tại sao để móng tay dài lại thành trào lưu ở xã hội phong kiến Trung Quốc?
Chân dung Từ Hi Thái hậu (1835-1908) do Katharine Carl (1862-1938) vẽ với bộ móng tay ấn tượng
Một trong những người nổi tiếng nhất đeo những hình móng tay trang trí này phải nhắc đến là Từ Hi Thái hậu, người nắm quyền hành thực sự của triều đại nhà Thanh từ năm 1835 đến năm 1908. Từ Hi nổi tiếng với bộ móng dài 6 inch (15,24 cm) nổi bật, mất khoảng 10.000 lượng bạc (hơn 100 tỷ hiện nay) mỗi năm để duy trì nó. Móng tay của Từ Hi trở thành một biểu tượng của sự xa hoa, lãng phí, thậm chí là sự suy đồi của tầng lớp cai trị bởi quyền ******* mà tầng lớp thượng lưu nhà Thanh đã tạo ra trong những năm cuối cùng của triều đại - một trong những hình ảnh lụy tàn của sự cai trị, giúp đẩy nhanh sự sụp đổ của chính nó.
Hong Rengan, một nhà lãnh đạo của Cuộc ******* Thái Bình Dương chống lại sự cai trị của nhà Thanh vào giữa thế kỷ 19, trong bài luận của mình đã chỉ trích nỗi ám ảnh về bộ móng tay dài là "xa hoa và tiêu điều". Sau sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh vào năm 1911, hình ảnh những miếng bảo vệ móng tay dần dần bị quên lãng. Mặc dù cho đến nay, con người vẫn rất chuộng việc sơn sửa và trang trí móng tay, chúng ta thường nhắc đến nó với cụm từ mỹ miều "nghệ thuật nail" nhưng tốt nhất bạn chỉ nên dừng lại ở đó, không nên xem gửi "quà" móng tay như một cử chỉ lãng mạn cho một người thân yêu.
Nguồn:
Sixthtone
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top