Tại sao dơi lại trở thành “nhà chứa” cho nhiều virus gây bệnh?

nhhgiap

Pearl
Mới đây, nhiều nhà khoa học đã tán thành giả thuyết: loại coronavirus đang hoành hành khắp nơi thực chất có nguồn gốc từ loài dơi. Vào năm 2003, một giả thuyết tương tự cũng được đặt ra với hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS). Từ lâu, dơi luôn được xem là nguyên nhân gây dịch bệnh hàng đầu, bởi vì bản thân chúng là kho chứa virus số lượng lớn.
Tại sao dơi lại trở thành “nhà chứa” cho nhiều virus gây bệnh?
Vào năm 2017, một ca nhiễm trùng đã lây lan lên cả đàn lợn của một trang trại chăn nuôi ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đàn gia súc bị tiêu chảy nặng, lợn con lần lượt chết. Có ít nhất 24.000 con lợn đã chết. Theo kết quả điều tra của một nhóm khoa học công bố lần đầu trên tạp chí khoa học Anh, hội chứng tiêu chảy cấp tính gây tử vong ở lợn là do một loại vi rút mới có nguồn gốc từ coronavirus được tìm thấy ở dơi.
Vài năm sau, loài người chính thức bị tấn công bởi một loại coronavirus khác, và nó không may cũng có quan hệ mật thiết với loài dơi. Theo một báo cáo khoa học, 96% bộ gen của coronavirus mới, hoặc tổng số thông tin di truyền của nó, trùng khớp với bộ gen coronavirus ở loài dơi móng ngựa lớn, sinh sống ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Các coronavirus gây bệnh SARS và hội chứng suy hô hấp Trung Đông (MERS), được phát hiện vào năm 2012, cũng có nguồn gốc từ loài dơi. Virus Ebola, có tỷ lệ tử vong lên đến 90% ở người, và virus Nipah, có tỷ lệ tử vong từ 40% đến 75%, đều bắt nguồn từ dơi. Tính đến năm 2016, người ta phát hiện có 5.629 loại virus bao gồm loại không gây bệnh tồn tại trong cơ thể loài dơi.
Tại sao dơi lại là nguyên nhân cho nhiều căn bệnh như vậy? Đó là vì lối sống và cách hoạt động của cơ thể chúng. Khác với đa số động vật, dơi không những không bị tấn công bởi virus, mà còn tiến hóa để chứa virus trong cơ thể chúng nhưng đồng thời kiềm chế quá trình sinh sôi của virus.
Theo Daisuke Koyabu, phó giáo sư tại Đại học Tsukuba, những mẩu hóa thạch tiết lộ dơi xuất hiện đột ngột khoảng 60 triệu năm trước. Trong số các loài động vật có vú, chúng già hơn cả chó và ngựa.
Sau khi phát triển khả năng bay, chúng chia thành 3 nhóm, 2 trong số đó sẽ sử dụng sóng siêu âm khi bay. Cần một lượng lớn năng lượng để bay và dơi có thể đã tiến hóa để kiểm soát quá trình trao đổi chất tốt hơn, giúp giảm gánh nặng lên cơ thể.
Koyabu cho rằng, chính nhờ sức mạnh thể chất đã tạo ra sức đề kháng vượt trội, vì vậy dơi không dễ bị nhiễm bệnh do virus (một sản phẩm phụ của môi trường sống) gây ra. Trên thực tế, loài dơi có tuổi thọ cao, một số sống từ 20 đến 30 năm.
Một số chuyên gia khác suy đoán, cách sống độc đáo của loài dơi là nguyên nhân cho khả năng chống lại bệnh tật. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ngăn không cho virus sinh sôi.

Tại sao dơi lại trở thành “nhà chứa” cho nhiều virus gây bệnh?
Phó giáo sư Tsutomu Omatsu của Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo cùng với các đồng nghiệp của ông đã kiểm tra sự dao động nhiệt độ cơ thể hàng ngày ở loài dơi ăn quả có tên Leschenault's rousette.
Họ nhận thấy, với điều kiện ánh sáng và bóng tối luân phiên thay đổi sau mỗi 12 giờ và nhiệt độ môi trường duy trì ở ngưỡng 24 độ C, nhiệt độ cơ thể của loài dơi này luôn là 36 độ C trong thời gian ngủ ngày và đạt 39 độ C trong thời gian hoạt động vào ban đêm.
“Khi nhiệt độ cơ thể cao hoặc thấp, virus ít có khả năng sinh sôi hơn. Có thể vì tình cờ sở hữu cơ chế như vậy nên dơi miễn nhiễm với bệnh tật”, Omatsu nói.
Trong tự nhiên, chúng ta đã khám phá hơn 1.000 loài dơi, chiếm khoảng 1/4 tổng số động vật có vú trên hành tinh. Với số lượng đông như vậy, không lạ khi bất cứ nơi nào có dịch bệnh, dơi luôn bị tình nghi là kẻ gây tội.
Tuy nhiên, nếu chỉ coi dơi là ổ chứa bệnh truyền nhiễm và tìm cách tiêu diệt chúng, điều đó sẽ không ******** hình khả quan hơn. Việc làm sáng tỏ bí ẩn về cách những vật chủ trung gian như dơi dù mang trong mình một kho virus nhưng vẫn miễn nhiễm bệnh, có thể là manh mối điều trị cho các căn bệnh trên người cùng nhiều động vật khác.
Nguồn: Nikkei Asia
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top