thuha19051234
Pearl
Nồng độ oxy trong máu - chính xác hơn là độ bão hòa oxy trong máu - được coi là một trong những dấu hiệu quan trọng cho việc nhận biết có bị nhiễm Covid-19 hay không. Tuy nhiên, các thiết bị đeo y tế của bạn có thể không có khả năng cung cấp chính xác chỉ số này.
Máy đo nồng độ oxy trong máu được phát minh bởi nhà kỹ thuật sinh học Takuo Aoyagi vào năm 1970. Ông đã qua đời vào tháng 4 năm ngoái, trùng hợp với thời điểm mọi người bắt đầu quan tâm đến việc đo oxy trong máu và săn lùng sản phẩm này.
Khi NHS (Dịch vụ y tế quốc gia) sử dụng thiết bị này như một phần của quá trình sàng lọc coronavirus tại nhà và bác sĩ đa khoa cho bệnh nhân khó thở mượn thiết bị, máy đo oxy bắt đầu được coi như một công cụ theo dõi sức khỏe phổ biến với cả người bình thường lẫn bệnh nhân.
Nhiều thiết bị đo nồng độ oxy từ Trung Quốc được bán với giá 40 đô la trên Amazon, còn giới công nghệ đã tích hợp cảm biến SpO2 (độ bão hòa oxy mao mạch ngoại vi) vào hầu hết thiết bị đeo. Tuy nhiên, đáng tiếc là cả điện thoại và Fitbit của bạn đều không thể chẩn đoán được chỉ số này.
Nói một cách chính xác hơn, bạn sẽ không nhận được bất cứ thông tin nào về việc có bao nhiêu phần trăm hemoglobin vận chuyển oxy trong máu, nếu dựa vào ứng dụng trên iPhone hoặc Samsung Galaxy S10. Những lời quảng cáo mời gọi như "Apple Watch 6 có thể chống lại virus corona với tính năng mới này" hoặc "Apple Watch tiếp theo có thể là hệ thống cảnh báo sớm Covid-19" cũng chẳng đáng tin được mấy phần.
Cảm biến SpO2 trong thiết bị theo dõi thể dục Fitbit, đồng hồ Garmin và Huawei Watch GT2 có những tiềm năng khác như luyện tập cường độ cao và theo dõi giấc ngủ. Nhưng đo SpO2 thì sao? Câu hỏi của rất nhiều người ở đây là tại sao một thiết bị kẹp đơn giản chỉ 40 USD có thể làm được việc, còn một chiếc đồng hồ thông minh trị giá 400 USD lại không?
Tương tự như cảm biến nhịp tim PPG (photoplethysmography) tiêu chuẩn trên đồng hồ thông minh không phải là độ chính xác cấp y tế, các cảm biến trên thiết bị đeo không được thiết kế hoặc thử nghiệm để sử dụng trong y tế. Điều này cũng giải thích một phần tại sao trong trường hợp máy đo oxy y tế, luôn được sử dụng trên các bộ phận nhạy cảm của cơ thể như ngón tay, dái tai và ngón chân. Ở đó, ánh sáng LED đi qua một cảm biến quang ở phía bên kia, không phải ở cổ tay mà chúng ta thường đeo đồng hồ theo dõi thể dục.
Một giả thuyết giải thích những chuyển động cơ thể lại gây ra chuyển động của máu tĩnh mạch và những thứ khác như dịch mô, cùng với máu động mạch. Khiến việc đo trở nên sai lệch.
Rich Robinson, người đứng đầu bộ phận sản phẩm của Garmin tại Vương quốc Anh, cho biết cảm biến SpO2 trên đồng hồ Fenix Adventure đủ chính xác để giúp người luyện tập đưa ra quyết định khi ở các vùng núi cao, nơi độ bão hòa oxy có thể giảm xuống.
Tuy nhiên chúng không được thiết kế để sử dụng cho y tế. "Ở một mức độ nhất định, nó chính xác nhưng có rất nhiều biến số, cho dù bạn đã lắp thiết bị đúng cách hay bạn đang di chuyển khi đang cố gắng đọc (Một cách khác để theo dõi SpO2 liên quan đến sức khỏe trên đồng hồ thông minh và thiết bị theo dõi thể dục)."
Vấn đề vận động cũng có thể là một trong những lý do tại sao các công ty sức khỏe và thể dục, chẳng hạn như Fitbit nói riêng, tập trung vào các trường hợp sử dụng để theo dõi giấc ngủ. Đặc biệt là khả năng theo dõi các dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, một chứng rối loạn hô hấp trong đó hơi thở của bạn ngừng. Fitbit đã mất nhiều năm để kích hoạt cảm biến SpO2 cho các thiết bị thể dục. Một đại diện của hãng nói rằng, biểu đồ Biến thiên oxy ước tính được thấy trong ứng dụng "không nhằm theo dõi sự dao động chậm của SpO2 tương đối hoặc tình trạng thiếu oxy kéo dài, có thể xảy ra với các vấn đề hô hấp cấp tính hoặc mãn tính."
Thay vào đó, nó được thiết kế để theo dõi sự dao động ngắn hạn của nồng độ oxy trong máu, với khoảng thời gian từ 30 đến 60 giây, điều tương tự được thấy trong rối loạn nhịp thở khi ngủ. Garmin đã thấy được lợi ích từ cảm biến SpO2 đối với các thiết bị Vivoactive của nó, đây là một trong những số liệu có thể cung cấp dữ liệu cho một đêm khó ngủ của ai đó trong nền tảng Garmin Connect. Cunha nói: “Trong khi ngủ, khi bạn không di chuyển, bạn có thể nhận được dữ liệu chất lượng rất tốt. Đây là thời điểm những thiết bị đeo thực sự có cơ hội."
Từng có những nỗ lực để hạn chế tối đa sự chuyển động, bao gồm các thuật toán đầy hứa hẹn sử dụng gia tốc kế của thiết bị để kiểm soát độ tin cậy của phép đo. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Loughborough cũng đã thử nghiệm sử dụng ánh sáng xanh lá và da cam, thay vì màu đỏ, từ một cảm biến miếng dán quang điện tử đa bước sóng để giảm những chuyển động giả. Kết quả quan sát từ 31 người tham gia được hướng dẫn cử động tay tự do khi đi bộ và đạp xe, cho thấy điều này có thể làm kết quả đo chính xác hơn "mà không hạn chế vận động thể chất".
Mặc dù Huawei tuyên bố đồng hồ thông minh có thể "giúp bạn thực hiện quản lý sức khỏe một cách chủ động và toàn diện", đồng thời cũng chỉ ra người cao tuổi và người sống ở những vùng núi cao có thể muốn kiểm tra mức SpO2 thường xuyên, nhưng họ sẽ không đưa ra những lời khuyên về sức khỏe. Hướng dẫn từ Huawei cho biết, nếu bạn nhận được chỉ số dưới mức bình thường, thấp hơn so với lời khuyên y tế tiêu chuẩn ở Anh thì "tình trạng này cần được bác sĩ điều trị ngay lập tức."
Một câu hỏi khác là ai nên xem và giải thích cho những dữ liệu này - bạn hay các chuyên gia y tế. Nó cũng vừa là lý do cuối cùng để chúng ta ngừng việc theo dõi nồng độ oxy trong máu bằng các thiết bị cá nhân tại nhà, vừa là nguyên nhân để có những hy vọng mới. Những mong muốn được nghe nhiều hơn về SpO2 và nồng độ oxy trong máu là từ Thung lũng Silicon và nhiều nơi khác trong năm này.
Tại San Francisco, công ty sản xuất vòng theo dõi giấc ngủ Oura đang tài trợ cho nghiên cứu tại Đại học California, với mục tiêu xem liệu phần cứng của họ có thể phát hiện các triệu chứng Covid-19 thông qua SpO2 và theo dõi nhiệt độ hay không, cuộc khảo sát đã có 30.000 người dùng đã đăng ký cho đến nay. Theo đó, bạn có thể không cần bác sĩ theo dõi, cũng không cần chờ điện thoại hoặc thiết bị theo dõi thể dục đưa ra những chẩn đoán về y tế cho bạn.
Tất cả mọi thứ từ sơn móng tay đến đến tuần hoàn kém, hay huyết áp thấp đều có thể ảnh hưởng đến kết quả của máy đo nhịp tim dựa trên ngón tay. Chúng ta thậm chí còn biết ít hơn nhiều về các cảm biến dựa trên cổ tay và những chỉ số dựa trên camera smartphone. Ngoài ra còn một khả năng nữa, vào thời điểm mức SpO2 của bạn giảm xuống dưới mức cho phép, 95% hoặc thậm chí 92%, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng bất thường khác như nói trong tình trạng khó thở hoặc không thở được trong vòng 24h.
Điều đó cho thấy cần phải gọi tư vấn bác sĩ qua điện thoại. Bên cạnh đó, đã có những câu chuyện về những chiếc máy độ nồng độ oxy giá rẻ hoạt động thiếu chính xác, như một lời cảnh báo sớm cho người dùng và các công tyg. Vì thế mà việc đọc kiểm tra điểm cấp độ người tiêu dùng kết hợp với máy kiểm tra triệu chứng có thể mang đến một số lợi ích.
Tuy nhiên Cunha nói "Điều này có thể không cần thiết vì nếu bạn không biết cách sử dụng nó và không biết cách diễn giải nó, thì nó sẽ gây quá tải cho việc nhận cuộc gọi cho NHS và thậm chí sẽ khó quản lý hơn. Nhưng nếu được bác sĩ kê đơn, khi bạn là một trường hợp nghi ngờ hoặc đang thực hiện các xét nghiệm Covid, tôi nghĩ điều đó sẽ rất hữu ích."
Những người tham gia trong chương trình thử nghiệm này sẽ nhận được thông báo hai lần một ngày để điền vào trình kiểm tra triệu chứng NHS 111 Covid-19 trên điện thoại của họ. Các bệnh nhận cũng được thực hiện kiểm tra tại chỗ các dấu hiệu quan trọng nhịp tim và nồng độ oxy trong máu, thông qua thiết bị Vivoactive 3 và 4 với sự bổ sung thêm các dữ liệu từ các thiết bị cấp y tế như nhiệt kế và vòng bít huyết áp.
Davies nói thêm: “Các bác sĩ biết rằng chúng tôi đang sử dụng Garmin như một thiết bị dành cho người tiêu dùng, nhưng chúng tôi vẫn nhận được các xu hướng tốt về dữ liệu thay đổi như thế nào theo thời gian. Điều quan trọng, Aparito có quyền truy cập vào dữ liệu thô từ các thiết bị Garmin, không giống như những người dùng thông thường. Với chỉ số SpO2 từ 97 đến 100 % sẽ không được ghi lại. Từ 95 đến 97, họ được yêu cầu kiểm tra lại sau vài giờ với các câu hỏi tiếp theo về tình trạng khó thở và từ 92 đến 95, họ được nhắc gọi đến bệnh viện ngay lập tức."
Davies nói rằng công ty của cô cũng đang lên kế hoạch cho hai đợt 'triển khai' mới cho bệnh nhân hậu Covid và các nhóm bệnh nhân suy giảm miễn dịch khác. "Chúng tôi dự đoán rất nhiều bệnh nhân đã nhập viện với Covid sẽ bị tổn thương phổi và phải phục hồi chức năng khá lâu. Tuy nhiên dân số nói chúng không cần loại giám sát này và chắc chắn nó không dành riêng cho cá nhân nào."
Những dự án giám sát sức khỏe tại nhà tương tự đang được tiến hành ở giai đoạn đầu trên khắp châu Âu. Cunha nói thêm: “Tôi nghĩ rằng có một cơ sở hạ tầng có thể hỗ trợ việc cập nhật nhiệt độ và nồng độ oxy gấp x lần một ngày sẽ là một công cụ rất, rất tốt, thậm chí sử dụng các phép đo cấp độ phi lâm sàng miễn là có một số hướng dẫn y tế. Nếu chúng ta có một làn sóng tiếp theo, tôi hy vọng rằng loại cơ sở hạ tầng này đã có sẵn."
Nguồn wired
Máy đo nồng độ oxy trong máu được phát minh bởi nhà kỹ thuật sinh học Takuo Aoyagi vào năm 1970. Ông đã qua đời vào tháng 4 năm ngoái, trùng hợp với thời điểm mọi người bắt đầu quan tâm đến việc đo oxy trong máu và săn lùng sản phẩm này.
Có tin được smartphone và thiết bị đeo không?
Độ bão hòa oxy trong máu được đo bằng máy, bằng cách truyền ánh sáng đỏ và hồng ngoại vào ngón tay giữa của bạn, sau đó so sánh mức độ hấp thụ của từng loại ánh sáng này trong máu. Nó được coi là một trong 5 dấu hiệu có giá trị khi đánh giá sức khỏe tim mạch, cùng với nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp và nhịp thở.Khi NHS (Dịch vụ y tế quốc gia) sử dụng thiết bị này như một phần của quá trình sàng lọc coronavirus tại nhà và bác sĩ đa khoa cho bệnh nhân khó thở mượn thiết bị, máy đo oxy bắt đầu được coi như một công cụ theo dõi sức khỏe phổ biến với cả người bình thường lẫn bệnh nhân.
Nói một cách chính xác hơn, bạn sẽ không nhận được bất cứ thông tin nào về việc có bao nhiêu phần trăm hemoglobin vận chuyển oxy trong máu, nếu dựa vào ứng dụng trên iPhone hoặc Samsung Galaxy S10. Những lời quảng cáo mời gọi như "Apple Watch 6 có thể chống lại virus corona với tính năng mới này" hoặc "Apple Watch tiếp theo có thể là hệ thống cảnh báo sớm Covid-19" cũng chẳng đáng tin được mấy phần.
Cảm biến SpO2 trong thiết bị theo dõi thể dục Fitbit, đồng hồ Garmin và Huawei Watch GT2 có những tiềm năng khác như luyện tập cường độ cao và theo dõi giấc ngủ. Nhưng đo SpO2 thì sao? Câu hỏi của rất nhiều người ở đây là tại sao một thiết bị kẹp đơn giản chỉ 40 USD có thể làm được việc, còn một chiếc đồng hồ thông minh trị giá 400 USD lại không?
Cảm biến không phù hợp
Paulo Cunha - phó giáo sư, khoa kỹ thuật điện và máy tính, Đại học Porto - cho rằng "Điển hình là những cảm biến này không chính xác. Đó là hạn chế chính, thậm chí cả màn hình nhịp tim cũng không chính xác lắm. Vì vậy, những thiết bị đeo này chỉ dành cho cấp độ người tiêu dùng tham khảo, không phải cấp độ lâm sàng cho việc chẩn đoán y tế".Tương tự như cảm biến nhịp tim PPG (photoplethysmography) tiêu chuẩn trên đồng hồ thông minh không phải là độ chính xác cấp y tế, các cảm biến trên thiết bị đeo không được thiết kế hoặc thử nghiệm để sử dụng trong y tế. Điều này cũng giải thích một phần tại sao trong trường hợp máy đo oxy y tế, luôn được sử dụng trên các bộ phận nhạy cảm của cơ thể như ngón tay, dái tai và ngón chân. Ở đó, ánh sáng LED đi qua một cảm biến quang ở phía bên kia, không phải ở cổ tay mà chúng ta thường đeo đồng hồ theo dõi thể dục.
Chuyển động làm các kết quả đo thiếu chính xác
Các kết quả đo nhịp tim từ cả thiết bị đeo và thiết bị đo nhịp tim đều kém chính xác hơn khi người đeo di chuyển. Do vậy, chúng kém hữu ích hơn cho việc theo dõi liên tục trong một thời gian dài cho người có sức khỏe bình thường. Điều này cũng đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu, bao gồm một nghiên nghiên cứu quan sát vào năm 2019 về bệnh nhân COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), cho thấy tỷ lệ dữ liệu hợp lệ có hoạt động từ trung bình đến mạnh đã giảm 25%.Một giả thuyết giải thích những chuyển động cơ thể lại gây ra chuyển động của máu tĩnh mạch và những thứ khác như dịch mô, cùng với máu động mạch. Khiến việc đo trở nên sai lệch.
Tuy nhiên chúng không được thiết kế để sử dụng cho y tế. "Ở một mức độ nhất định, nó chính xác nhưng có rất nhiều biến số, cho dù bạn đã lắp thiết bị đúng cách hay bạn đang di chuyển khi đang cố gắng đọc (Một cách khác để theo dõi SpO2 liên quan đến sức khỏe trên đồng hồ thông minh và thiết bị theo dõi thể dục)."
Vấn đề vận động cũng có thể là một trong những lý do tại sao các công ty sức khỏe và thể dục, chẳng hạn như Fitbit nói riêng, tập trung vào các trường hợp sử dụng để theo dõi giấc ngủ. Đặc biệt là khả năng theo dõi các dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, một chứng rối loạn hô hấp trong đó hơi thở của bạn ngừng. Fitbit đã mất nhiều năm để kích hoạt cảm biến SpO2 cho các thiết bị thể dục. Một đại diện của hãng nói rằng, biểu đồ Biến thiên oxy ước tính được thấy trong ứng dụng "không nhằm theo dõi sự dao động chậm của SpO2 tương đối hoặc tình trạng thiếu oxy kéo dài, có thể xảy ra với các vấn đề hô hấp cấp tính hoặc mãn tính."
Thay vào đó, nó được thiết kế để theo dõi sự dao động ngắn hạn của nồng độ oxy trong máu, với khoảng thời gian từ 30 đến 60 giây, điều tương tự được thấy trong rối loạn nhịp thở khi ngủ. Garmin đã thấy được lợi ích từ cảm biến SpO2 đối với các thiết bị Vivoactive của nó, đây là một trong những số liệu có thể cung cấp dữ liệu cho một đêm khó ngủ của ai đó trong nền tảng Garmin Connect. Cunha nói: “Trong khi ngủ, khi bạn không di chuyển, bạn có thể nhận được dữ liệu chất lượng rất tốt. Đây là thời điểm những thiết bị đeo thực sự có cơ hội."
Từng có những nỗ lực để hạn chế tối đa sự chuyển động, bao gồm các thuật toán đầy hứa hẹn sử dụng gia tốc kế của thiết bị để kiểm soát độ tin cậy của phép đo. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Loughborough cũng đã thử nghiệm sử dụng ánh sáng xanh lá và da cam, thay vì màu đỏ, từ một cảm biến miếng dán quang điện tử đa bước sóng để giảm những chuyển động giả. Kết quả quan sát từ 31 người tham gia được hướng dẫn cử động tay tự do khi đi bộ và đạp xe, cho thấy điều này có thể làm kết quả đo chính xác hơn "mà không hạn chế vận động thể chất".
Liệu thiết bị đeo trong tương lai có thể thu hẹp khoảng cách?
Thực sự thì những ảnh hưởng của chuyển động đến sự chính xác của kết quả đo vẫn luôn tồn tại ở đó. Nếu Apple hay những nhà sản xuất đồng hồ sức khỏe khác có làm điều đó thì cũng chưa phải thời điểm này, hay ít nhất là chưa xảy ra trong tương lai gần. Cunha nói "Nếu họ làm điều đó, họ sẽ làm điều đó từ từ, với các nghiên cứu có kiểm soát. Ngay cả với ECG (điện tâm đồ), họ có thể gặp phải hiện tượng rung nhĩ, điều đã được chứng nhận, và vì thế bạn có thể đang cung cấp thông tin sức khỏe thiếu chính xác khiến người khác sử dụng nó sai cách."Một câu hỏi khác là ai nên xem và giải thích cho những dữ liệu này - bạn hay các chuyên gia y tế. Nó cũng vừa là lý do cuối cùng để chúng ta ngừng việc theo dõi nồng độ oxy trong máu bằng các thiết bị cá nhân tại nhà, vừa là nguyên nhân để có những hy vọng mới. Những mong muốn được nghe nhiều hơn về SpO2 và nồng độ oxy trong máu là từ Thung lũng Silicon và nhiều nơi khác trong năm này.
Tại San Francisco, công ty sản xuất vòng theo dõi giấc ngủ Oura đang tài trợ cho nghiên cứu tại Đại học California, với mục tiêu xem liệu phần cứng của họ có thể phát hiện các triệu chứng Covid-19 thông qua SpO2 và theo dõi nhiệt độ hay không, cuộc khảo sát đã có 30.000 người dùng đã đăng ký cho đến nay. Theo đó, bạn có thể không cần bác sĩ theo dõi, cũng không cần chờ điện thoại hoặc thiết bị theo dõi thể dục đưa ra những chẩn đoán về y tế cho bạn.
Tất cả mọi thứ từ sơn móng tay đến đến tuần hoàn kém, hay huyết áp thấp đều có thể ảnh hưởng đến kết quả của máy đo nhịp tim dựa trên ngón tay. Chúng ta thậm chí còn biết ít hơn nhiều về các cảm biến dựa trên cổ tay và những chỉ số dựa trên camera smartphone. Ngoài ra còn một khả năng nữa, vào thời điểm mức SpO2 của bạn giảm xuống dưới mức cho phép, 95% hoặc thậm chí 92%, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng bất thường khác như nói trong tình trạng khó thở hoặc không thở được trong vòng 24h.
Điều đó cho thấy cần phải gọi tư vấn bác sĩ qua điện thoại. Bên cạnh đó, đã có những câu chuyện về những chiếc máy độ nồng độ oxy giá rẻ hoạt động thiếu chính xác, như một lời cảnh báo sớm cho người dùng và các công tyg. Vì thế mà việc đọc kiểm tra điểm cấp độ người tiêu dùng kết hợp với máy kiểm tra triệu chứng có thể mang đến một số lợi ích.
Tuy nhiên Cunha nói "Điều này có thể không cần thiết vì nếu bạn không biết cách sử dụng nó và không biết cách diễn giải nó, thì nó sẽ gây quá tải cho việc nhận cuộc gọi cho NHS và thậm chí sẽ khó quản lý hơn. Nhưng nếu được bác sĩ kê đơn, khi bạn là một trường hợp nghi ngờ hoặc đang thực hiện các xét nghiệm Covid, tôi nghĩ điều đó sẽ rất hữu ích."
Các nhà sản xuất thiết bị đeo đang hợp tác tích cực với các cơ sở y tế
Hãng Garmin nói rằng các thiết bị của họ là một sản phẩm y tế, vì công ty đã hợp tác với công ty y tế kỹ thuật số Aparito trong một cuộc thử nghiệm ở Bắc Wales, nhằm theo dõi các bệnh nhân ung thư có nguy cơ trong đợt bùng phát coronavirus. Elin Haf Davies, Giám đốc điều hành Aparito và là một cựu y tá nhi khoa, cho biết nhóm của cô đã đăng ký 65 bệnh nhân xuất viện từ Betsi Cadwaladr Health Board để theo dõi tại nhà, cho đến nay với sự tài trợ từ NHSX và SMART Cymru. Có tổng hơn 40 bệnh nhân đã được điều trị trong 9 ngày đầu tiên và mục tiêu dài hạn là 1.200 bệnh nhân sẽ được tiếp tục điều trị trong những tháng tới.Những người tham gia trong chương trình thử nghiệm này sẽ nhận được thông báo hai lần một ngày để điền vào trình kiểm tra triệu chứng NHS 111 Covid-19 trên điện thoại của họ. Các bệnh nhận cũng được thực hiện kiểm tra tại chỗ các dấu hiệu quan trọng nhịp tim và nồng độ oxy trong máu, thông qua thiết bị Vivoactive 3 và 4 với sự bổ sung thêm các dữ liệu từ các thiết bị cấp y tế như nhiệt kế và vòng bít huyết áp.
Davies nói thêm: “Các bác sĩ biết rằng chúng tôi đang sử dụng Garmin như một thiết bị dành cho người tiêu dùng, nhưng chúng tôi vẫn nhận được các xu hướng tốt về dữ liệu thay đổi như thế nào theo thời gian. Điều quan trọng, Aparito có quyền truy cập vào dữ liệu thô từ các thiết bị Garmin, không giống như những người dùng thông thường. Với chỉ số SpO2 từ 97 đến 100 % sẽ không được ghi lại. Từ 95 đến 97, họ được yêu cầu kiểm tra lại sau vài giờ với các câu hỏi tiếp theo về tình trạng khó thở và từ 92 đến 95, họ được nhắc gọi đến bệnh viện ngay lập tức."
Davies nói rằng công ty của cô cũng đang lên kế hoạch cho hai đợt 'triển khai' mới cho bệnh nhân hậu Covid và các nhóm bệnh nhân suy giảm miễn dịch khác. "Chúng tôi dự đoán rất nhiều bệnh nhân đã nhập viện với Covid sẽ bị tổn thương phổi và phải phục hồi chức năng khá lâu. Tuy nhiên dân số nói chúng không cần loại giám sát này và chắc chắn nó không dành riêng cho cá nhân nào."
Những dự án giám sát sức khỏe tại nhà tương tự đang được tiến hành ở giai đoạn đầu trên khắp châu Âu. Cunha nói thêm: “Tôi nghĩ rằng có một cơ sở hạ tầng có thể hỗ trợ việc cập nhật nhiệt độ và nồng độ oxy gấp x lần một ngày sẽ là một công cụ rất, rất tốt, thậm chí sử dụng các phép đo cấp độ phi lâm sàng miễn là có một số hướng dẫn y tế. Nếu chúng ta có một làn sóng tiếp theo, tôi hy vọng rằng loại cơ sở hạ tầng này đã có sẵn."
Nguồn wired