Tại sao lúc nào người dùng cũng bị ám ảnh giữa Exynos và Snapdragon?

Dòng flagship Galaxy S của Samsung cung cấp màn hình đỉnh cao, camera hàng đầu, thiết kế đẹp mắt, nhiều tính năng cao cấp được mong đợi.
Song, một yếu tố liên tục gây tranh cãi đối với chúng chính là sự hơn kém giữa hiệu năng, thời lượng pin, chất lượng camera của cùng một thiết bị ở các thị trường khác nhau. Sự khác biệt này đến từ việc Samsung cung cấp 2 chipset trong 1 dòng smartphone của mình, tùy vào khu vực.
Tại sao lúc nào người dùng cũng bị ám ảnh giữa Exynos và Snapdragon?
Ảnh: LetsGoDigital
Thị trường Mỹ thường nhận được điện thoại Qualcomm Snapdragon, trong khi các thị trường EMEA, Ấn Độ, châu Âu, Đông Nam Á nhiều khả năng chỉ mua được những thiết bị sử dụng chipset Exynos do chính Samsung phát triển và sản xuất.
Dẫu thế, các bộ xử lý flagship Exynos và Snapdragon lại không hề giống nhau. Đôi khi, chipset này sẽ tốt hơn cái còn lại, mang đến thời lượng pin được cải thiện hoặc hiệu năng CPU/GPU vượt trội, tạo ra 2 tầng khách hàng Galaxy S. Chúng ta đã thấy những khác biệt đáng kể trong những yếu tố này từ lâu.

Tóm tắt lịch sử giữa Exynos và Snapdragon​

Tại sao lúc nào người dùng cũng bị ám ảnh giữa Exynos và Snapdragon?
Đầu tiên, chúng ta sẽ tóm tắt một số sự khác biệt lớn nhất giữa Exynos và Snapdragon nhằm tìm hiểu những gì khiến cuộc chiến năm nay trở nên thú vị. Dưới đây là một số khác biệt quan trọng trong thời gian gần đây.

Hiệu năng​

Con chip Exynos 990 ra mắt năm 2020 xuất hiện trong chiếc Galaxy S20 được coi là một mốc tồi tệ đối với dòng Exynos về hiệu năng. Các thử nghiệm cho thấy, biến thể sử dụng chipset Snapdragon 865 cung cấp hiệu năng CPU đa nhân và khả năng đồ họa tuyệt vời hơn rất nhiều, trong khi cả 2 gần tương đồng nhau đối với benchmark đơn nhân.
Sự khác biệt hiệu năng tương tự cũng đã từng diễn ra đối với thế hệ Galaxy S3 ra mắt năm 2013. Các benchmark thời điểm đó cho thấy phiên bản Snapdragon có thể đánh bại mẫu Exynos trong những thử nghiệm CPU, dù thiết bị sử dụng Snapdragon chỉ có CPU 2 nhân, ít hơn gấp đôi so với 4 nhân có trong biến thể Exynos.
Dòng Galaxy S21 ra mắt hồi năm ngoái cũng cung cấp tùy chọn chipset Snapdragon 888 và Exynos 2100. Một điều vui mừng, giới công nghệ đã nhận thấy khoảng cách chênh lệch giữa 2 SoC đã được thu hẹp lại. Trên thực tế, các thử nghiệm cho thấy cả hai đều có hiệu năng CPU gần giống nhau, nhưng biến thể Qualcomm Snapdragon vẫn chiếm vị thế tối cao đối về GPU (dù khoảng cách đã hẹp hơn). Biến thể Snapdragon đã là một lựa chọn tốt hơn cho các game thủ trong những năm gần đây.

Thời lượng pin​

Cán cân có vẻ thiên về các biến thể Exynos hơn khi nói đến thời lượng pin. Exynos 990 có thể là con chip tồi tệ nhất trong nỗ lực chip di động của Samsung. Những thử nghiệm cho thấy máy trụ lâu hơn phiên bản Snapdragon một chút.
Phiên bản Exynos 2100 của Galaxy S21 Ultra đã lặp lại thành tích này khi sử dụng lâu hơn gần nửa tiếng đồng hồ so với phiên bản Qualcomm Snapdragon 888. Dĩ nhiên, biến thể Exynos cũng đã thực hiện bóp hiệu năng sớm hơn.
Tại sao lúc nào người dùng cũng bị ám ảnh giữa Exynos và Snapdragon?

Camera​

Một yếu tố khác cho thấy sự khác biệt giữa các biến thể Exynos và Snapdragon chính là chất lượng camera. Các thử nghiệm từ DxOMark và YouTuber Danny Winget đã cho thấy, chiếc Galaxy S21 Ultra sử dụng chipset Snapdragon có chất lượng hình ảnh tốt hơn phiên bản Exynos.
Sự khác biệt này khá khó nhận biệt rõ ràng vào ban ngày và mọi thứ dần lộ ra hơn khi mặt trời tắt nắng. Nhưng biến thể Exynos lại có nhiều nhiễu hạt hơn trong môi trường thiếu sáng khi nhìn gần hơn một chút.

Khả năng quay video​

Cuối cùng, các chipset này cũng không tương đồng đối với khả năng quay video. Một trong những ví dụ nổi bật nhất chính là Exynos 8895 bên trong Galaxy S8 và Galaxy Note 8, hỗ trợ quay video 4K 60fps, trong khi phiên bản Snapdragon 835 lại thiếu đi khả năng này. Đồng thời, Exynos 9820 bên trong dòng Galaxy S10 cũng hỗ trợ quay 8K trước khi chipset Snapdragon tương đương có thể cung cấp.
Nhưng đáng tiếc thay, trong cả 2 trường hợp, các biến thể Exynos không chính thức triển khai khả năng quay video chất lượng cao hơn trong thiết bị. Thay vào đó, Samsung đã đợi chip Snapdragon bắt kịp, hỗ trợ những khả năng đó trước khi áp dụng chính thức trên cả 2 biến thể.
Một ví dụ khác về sự khác biệt khả năng quay video giữa các biến thể này chính là hỗ trợ AV1. Phiên bản Galaxy S21 Exynos hỗ trợ chuẩn codec mới này, tiêu chuẩn này hứa hẹn chất lượng video tương đương với dung lượng file thấp hơn, và Netflix đã hỗ trợ định dạng hiệu quả hơn này. Đáng tiếc, những chiếc Galaxy S21 sử dụng con chip Snapdragon 888 lại không hỗ trợ và cũng như Snapdragon 8 Gen 1 sắp ra mắt cũng vậy.

Mong đợi gì trong năm 2022?​

Tại sao lúc nào người dùng cũng bị ám ảnh giữa Exynos và Snapdragon?
Những khác biệt này, đặc biệt là trong vài năm gần đây, đã dẫn đến kết cục giới công nghệ thúc giục Samsung cung cấp các phiên bản với chipset Snapdragon ở nhiều thị trường hơn. Những lời kêu gọi này cũng có thể hiệu được vì khác biệt giữa chúng thực sự ảnh hưởng trong thế giới thực. Chẳng hạn, chipset Exynos trong Galaxy S20 chật vật trong một số tựa game nâng cao so với phiên bản Snapdragon. Thậm chí, một số người dùng còn viết 1 bản kiến nghị kêu gọi Samsung từ bỏ biến thể Exynos hoặc bán nó với mức giá thấp hơn.
Samsung sẽ tiếp tục cung cấp biến thể Exynos và Snapdragon cho những chiếc điện thoại Galaxy của mình đối với dòng Galaxy S22 ra mắt sắp tới. Exynos 2200 sẽ là đại diện cho gia đình Exynos năm nay, trong khi phía bên các biến thể Qualcomm Snapdragon lại là Snapdragon 8 Gen 1. Nhưng năm nay chắc chắn là thời điểm quan trọng nhất đối với sự cạnh tranh chipset giữa Qualcomm và Samsung trong một thời gian dài.
Cả Exynos 2200 của Samsung lẫn Snapdragon 8 Gen 1 của Qualcomm đều sử dụng cùng 1 cách thiết lập CPU, bao gồm 1 nhân siêu hiệu năng Cortex-X2 cho các tác vụ nặng nề, 3 nhân hiệu năng Cortex-A710 cùng 4 nhân tiết kiệm Cortex-A510 cho các tác vụ nặng. Hiện chưa có bất kỳ thông tin nào đề cập đến tốc độ xung nhịp CPU, dung lượng bộ nhớ đệm hoặc bất kỳ chi tiết khác liên quan đến CPU của Exynos 2200. Theo các dự đoán, sự khác biệt về CPU có lẽ sẽ không đáng kể, trừ khi có sự chênh lệch lớn đối với tốc độ xung nhịp, dung lượng bộ nhớ đệm, tối ưu hóa cũng như những yếu tố khác.
Tuy nhiên, GPU mới chính là thứ tạo ra khác biệt nhiều nhất. Đây là lần đầu tiên một con chip Exynos sử dụng GPU tùy biến. Cụ thể, Exynos 2200 sở hữu một GPU tùy biến được sản xuất dựa trên sự hợp tác giữa Samsung và AMD, sử dụng nhân đồ họa RDNA2 có nguồn gốc từ desktop và console.
Do đó, nhiều dự đoán tin rằng Exynos 2200 sẽ hoạt động tốt hơn Snapdragon 8 Gen 1 về mặt xử lý đồ họa, bởi về cơ bản, Samsung đang sử dụng công nghệ trong desktop và PlayStation 5/Xbox Series X bên trong chipset Exynos (dù giảm năng lượng, ít nhân hơn cũng như những tinh chỉnh khác). Nhưng đây là chỉ là nỗ lực đầu tiên, do đó, chúng ta không nên mong đợi quá nhiều. Hơn nữa, một nguồn tin rò rỉ đã gợi ý rằng tốc độ xung nhịp GPU trong Exynos đã bị giảm đi so với mục tiêu ban đầu.
Tại sao lúc nào người dùng cũng bị ám ảnh giữa Exynos và Snapdragon?
Tuy thế, có một thực tế là Qualcomm cũng đã quảng cáo rằng Snapdragon 8 Gen 1 được cải tiến GPU khá lớn. Cụ thể, Qualcomm tuyên bố, GPU của chipset mới mang đến hiệu năng tốt hơn 30% và sẽ tăng lên 60% với API Vulkan. Vì vậy, ngay cả khi GPU Exynos 2200 xuất sắc, chipset Snapdragon cũng sẽ tạo ra một bước tiến lớn trong thế hệ này.
Về lý thuyết, Snapdragon 8 Gen 1 và Exynos 2200 khá giống nhau, dù mỗi chipset đều có 1 hoặc 2 tính năng độc quyền đáng chú ý. Đầu tiên, SoC Snapdragon hỗ trợ quay video 8K HDR. Trong khi đó, Exynos 2200 lại hỗ trợ dò tia (ray tracing) bằng phần cứng để phản xạ và chiếu sáng tốt hơn.
Samsung đã từng cung cấp sự ngang hàng về tính năng, tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu chúng ta có thực sự thấy dòng Galaxy S22 sử dụng chipset Snapdragon có tính năng quay video 8K HDR hay không. Ngược lại, chúng ta cũng không rõ phiên bản Exynos có thực sự được bổ sung khả năng dò tia hay không.
Dù thế nào đi chăng nữa, vẫn còn hơi sớm để chúng ta khẳng định liệu phiên bản Exynos hay Snapdragon sẽ nắm giữ ngôi vương trong năm 2022, nhưng chắc chắn có một điều chúng ta phải thừa nhận: chipset nhà trồng của Samsung năm nay có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ “Đội Đỏ” AMD.
Nguồn: Android Authority
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top