thuha19051234
Pearl
Có nhiều người cho rằng máu giàu oxy sẽ có màu đỏ, trong khi máu nghèo oxy có màu xanh lam. Nhưng đây có thực sự là sự thật không? Hoàn toàn không phải. Máu thì luôn có màu đỏ, mỗi phân tử hemoglobin trong máu - một loại protein trong tế bào hồng cầu vận chuyển oxy - có chứa 4 nguyên tử sắt, phản xạ ánh sáng đỏ và do đó tạo cho máu của chúng ta có màu đỏ
Tuy nhiên, màu đỏ sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ oxy trong máu. Khi hemoglobin lấy oxy trong phổi, màu sẽ mang sắc đỏ tươi anh đào, khi nó đi vào các động mạch và ra các mô xung quanh cơ thể bạn. Nhưng trong chuyến "trở về" phổi, sau khi các tế bào máu cung cấp oxy đến các mô khắp cơ thể, máu đã khử oxy chảy qua các tĩnh mạch nên có màu đỏ sẫm hơn nhiều.
Vì vậy, máu mang nhiều biến thể khác nhau của màu đỏ, nhưng chưa bao giờ có màu xanh lam. Còn màu xanh lam hoặc xanh lục của tĩnh mạch gần giống như một ảo ảnh gây ra bởi thực tế là tĩnh mạch nằm dưới lớp da nhỏ quyết định màu sắc mà chúng ta nhìn thấy. Màu sắc bạn thấy dựa trên bước sóng mà võng mạc của chúng ta cảm nhận được. Các lớp da khác nhau làm cho các bước sóng phân tán theo những cách khác nhau.
Dưới lớp da sẫm màu thường xuất hiện các tĩnh mạch màu xanh lục, chúng chúng có thể xuất hiện màu xanh lam hoặc đỏ tía dưới tông màu da sáng hơn. Đó là bởi vì bước sóng ánh sáng xanh lục và xanh lam ngắn hơn bước sóng đỏ và ánh sáng đỏ xuyên qua mô người tốt hơn ánh sáng xanh. Vì thế, trong khi các bước sóng màu đỏ được da của chúng ta hấp thụ, thì màu xanh lá cây và xanh lam được phản xạ và phân tán trở lại mắt của chúng ta.
Còn các mạch máu khác, như mao mạch nhỏ gần bề mặt hơn, không bị ảnh hưởng nhiều bởi những ảo ảnh này. Chẳng hạn như Đầu ngón tay có màu hồng vì các mạch gần bề mặt hơn nhiều so với tĩnh mạch.
Bạn hãy hình dung những điều này tương tự như những gì xảy ra trong giai đoạn đầu của một vết bầm, thực sự chỉ là máu bên ngoài mạch. Nếu vết thương gần bề mặt, vết bầm sẽ có màu đỏ hoặc đỏ tía, nhưng nếu sâu hơn, nó sẽ có màu xanh tím. Cơ bản thì màu sắc của máu không thay đổi, vấn đề là ở chỗ chúng ta thấy nó như thế nào
Trên thực tế thì máu xanh cũng có tồn tại, như trong các loài cua, tôm hùm, bạch tuộc và nhện. Những sinh vật này có đồng trong máu thay vì sắt, khiến máu có màu xanh lam.
>>>Cách đơn giản đến không ngờ để biết mình bị cao huyết áp hay không?
>>>Tập thể dục mỗi ngày bao lâu là đủ? Hay cứ tập hùng hục là khỏe?
Nguồn livescience
Tuy nhiên, màu đỏ sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ oxy trong máu. Khi hemoglobin lấy oxy trong phổi, màu sẽ mang sắc đỏ tươi anh đào, khi nó đi vào các động mạch và ra các mô xung quanh cơ thể bạn. Nhưng trong chuyến "trở về" phổi, sau khi các tế bào máu cung cấp oxy đến các mô khắp cơ thể, máu đã khử oxy chảy qua các tĩnh mạch nên có màu đỏ sẫm hơn nhiều.
Vì vậy, máu mang nhiều biến thể khác nhau của màu đỏ, nhưng chưa bao giờ có màu xanh lam. Còn màu xanh lam hoặc xanh lục của tĩnh mạch gần giống như một ảo ảnh gây ra bởi thực tế là tĩnh mạch nằm dưới lớp da nhỏ quyết định màu sắc mà chúng ta nhìn thấy. Màu sắc bạn thấy dựa trên bước sóng mà võng mạc của chúng ta cảm nhận được. Các lớp da khác nhau làm cho các bước sóng phân tán theo những cách khác nhau.
Dưới lớp da sẫm màu thường xuất hiện các tĩnh mạch màu xanh lục, chúng chúng có thể xuất hiện màu xanh lam hoặc đỏ tía dưới tông màu da sáng hơn. Đó là bởi vì bước sóng ánh sáng xanh lục và xanh lam ngắn hơn bước sóng đỏ và ánh sáng đỏ xuyên qua mô người tốt hơn ánh sáng xanh. Vì thế, trong khi các bước sóng màu đỏ được da của chúng ta hấp thụ, thì màu xanh lá cây và xanh lam được phản xạ và phân tán trở lại mắt của chúng ta.
Còn các mạch máu khác, như mao mạch nhỏ gần bề mặt hơn, không bị ảnh hưởng nhiều bởi những ảo ảnh này. Chẳng hạn như Đầu ngón tay có màu hồng vì các mạch gần bề mặt hơn nhiều so với tĩnh mạch.
Bạn hãy hình dung những điều này tương tự như những gì xảy ra trong giai đoạn đầu của một vết bầm, thực sự chỉ là máu bên ngoài mạch. Nếu vết thương gần bề mặt, vết bầm sẽ có màu đỏ hoặc đỏ tía, nhưng nếu sâu hơn, nó sẽ có màu xanh tím. Cơ bản thì màu sắc của máu không thay đổi, vấn đề là ở chỗ chúng ta thấy nó như thế nào
Trên thực tế thì máu xanh cũng có tồn tại, như trong các loài cua, tôm hùm, bạch tuộc và nhện. Những sinh vật này có đồng trong máu thay vì sắt, khiến máu có màu xanh lam.
>>>Cách đơn giản đến không ngờ để biết mình bị cao huyết áp hay không?
>>>Tập thể dục mỗi ngày bao lâu là đủ? Hay cứ tập hùng hục là khỏe?
Nguồn livescience