Tại sao phải mất 35 năm con người mới có vắc xin phòng bệnh sốt rét?

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Cơ chế sinh học phức tạp của loại ký sinh trùng sốt rét đóng một vai trò trong việc trì hoãn, nhưng các chuyên gia cho rằng cũng thiếu sự cấp bách và thiếu kinh phí.
Khi tổ chức Y tế thế giới phê duyệt vắc-xin sốt rét lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2021, nó đã được ca ngợi rộng rãi như một cột mốc quan trọng của ngành y thế giới. Đó thực sự là một thời khắc lịch sử. Loại thuốc chủng ngừa sốt rét được đặt tên là RTS, S - hứa hẹn giảm 30% bệnh sốt rét ác tính ở trẻ em nếu được tiêm chủng đầy đủ. Vào năm 2020, một nhóm nghiên cứu ước tính rằng mỗi năm, vắc-xin này có thể ngăn ngừa từ 3 đến 10 triệu trường hợp mắc bệnh sốt rét và cứu sống 14.000 đến 51.000 trẻ nhỏ, tùy thuộc vào cách nó được thực hiện.

Nguyên nhân của sự chậm trễ vắc xin

Tuy vậy, điều mà những lời khen ngợi đó thường không được chú ý là do chúng ta đã phải mất gần 35 năm để có được thành phần này. Các nhà nghiên cứu đã biết rằng từ cuối những năm 1990 rằng công thức này có lẽ phần nào hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại bệnh sốt rét.
Vào thời điểm vắc-xin Covid-19 được phát triển và cho phép sử dụng trong vòng chưa đầy một năm, sự chậm trễ đối với bệnh sốt rét lại tiếp tục đặt ra một câu hỏi: Tại sao một loại vắc-xin dành cho "kẻ giết người hàng đầu" toàn cầu lại mất nhiều thời gian đến vậy?
Theo các nghiên cứu liên quan đến việc phát triển RTS, S, câu trả lời liên quan đến những thách thức trong việc phát triển vắc-xin chống lại một loại ký sinh trùng gây khó chịu, kết hợp với tình trạng thiếu cấp bách và kinh phí triền miên đằng sau nghiên cứu bệnh sốt rét, điều này đã cản trở quá trình hậu cần của các thử nghiệm nghiên cứu ở mọi bước sau đó.

Tại sao phải mất 35 năm con người mới có vắc xin phòng bệnh sốt rét?
Ashley Birkett, giám đốc Sáng kiến vắc xin sốt rét tại PATH, một tổ chức y tế toàn cầu phi lợi nhuận, cho rằng những người bị ảnh hưởng bởi sốt rét không phải là người châu Âu, cũng không phải người Úc mà là những đứa trẻ nghèo ở châu Phi. Có lẽ chúng ta nên chấp nhận rằng đó là một phần lý do của sự thiếu khẩn trương trong cộng đồng. Nói chính xác hơn việc con người đã đưa định kiến phân biệt chủng tộc đánh đồng với sự thiếu cấp bách của vắc xin.
Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm vắc xin phòng bệnh sốt rét từ cuối những năm 1960. Vào năm 1980, họ đã xác định được một loại protein có nhiều trên bề mặt ký sinh trùng, được gọi là protein vòng xoắn, và nhận ra rằng một loại vắc xin chống lại loại protein này có thể mang lại khả năng miễn dịch. Sau khi các nhà nghiên cứu ở Mỹ giải trình tự gen của protein này vào năm 1984, quân đội đã yêu cầu họ phát triển một loại vắc-xin sốt rét để bảo vệ quân đội ở nước ngoài. Các quan chức chính phủ Mỹ đã nhờ Smith, Kline & French, một công ty tiền thân của tập đoàn dược phẩm khổng lồ GlaxoSmithKline (GSK), giúp đỡ.
Theo các chuyên gia, công việc này cực kỳ khó khăn. Lode Schuerman, giám đốc khoa học của chương trình vắc xin sức khỏe toàn cầu của GSK cho biết, ký sinh trùng sốt rét có một vòng đời phức tạp với ít nhất ba giai đoạn khác nhau. Bất kỳ loại vắc xin nào được phát triển chống lại một giai đoạn cụ thể sẽ phải ngăn chặn sự lây nhiễm sau đó, sẽ không hoạt động nếu ký sinh trùng đã chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Hơn nữa, các công cụ cơ bản mà các nhà nghiên cứu sử dụng ngày nay nhằm tăng tốc độ phát triển vắc xin vẫn chưa tồn tại.

Một quá trình thử nghiệm vắc xin đầy khó khăn

Hàng chục thử nghiệm vắc xin dựa trên protein trên khắp thế giới đã thất bại, tuy nhiên RTS, S là một ngoại lệ. Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, nhóm nghiên cứu đã tìm ra nhiều chi tiết kỹ thuật khác nhau, và một thử nghiệm năm 1998 ở Gambia, với sự tham gia của 250 nam giới, đã phát hiện ra rằng vắc xin này ngăn ngừa được 34% ca nhiễm trùng. Đó chính là bước khởi đầu của RTS, S. Tuy nhiên, Greenwood nhớ lại, sự chú ý đến vắc-xin được thúc đẩy nhiều hơn bởi sự quan tâm của trí tuệ hơn là cảm giác cấp bách về y tế - ít nhất là đối với công chúng rộng lớn hơn, ngoài quân đội Mỹ.
Tại sao phải mất 35 năm con người mới có vắc xin phòng bệnh sốt rét?
Brian Greenwood, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, cho rằng không có bất kỳ sự thúc đẩy nào cho việc sản xuất vắc xin, nó được thực hiện bởi những người có học thuật hơn và quan tâm đến miễn dịch học và nó không được coi là một vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Những người tham gia vào quá trình nghiên cứu vắc xin nói rằng, mũi tiêm đầy hứa hẹn sắp gặp phải một loạt vấn đề hoàn toàn mới: vô số khó khăn đi kèm với việc thử nghiệm một loại vắc-xin không có thị trường thương mại. Năm 1999, Ripley Ballou, một nhà tiêm chủng sau đó làm việc tại Viện Nghiên cứu Quân đội Walter Reed, đã bay đến Châu Âu để gặp gỡ các giám đốc điều hành của GSK để thảo luận, trình bày những phát hiện của họ từ thử nghiệm ở Gambia. Nhóm nghiên cứu đã có một tia hy vọng từ nghiên cứu này và họ cần thực hiện những bước tiếp theo, đó là thử nghiệm vắc-xin trong nhóm đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất: trẻ em.
GSK đồng ý tiếp tục — với điều kiện Ballou và các đồng nghiệp của ông có thể nhận thêm một số tài trợ từ một tổ chức đối tác. Và có nhiều rủi ro rằng dự án sẽ thất bại, ngay cả khi nó thành công thì GSK vẫn mong đợi những phần thưởng về mặt tài chính. Còn quân đội Mỹ thì không còn quan tâm đến RTS, S, không tin rằng hiệu quả sẽ đủ để bảo vệ quân đội. Thay vào đó, tổ chức đối tác tài trợ cho công việc này hóa ra là Sáng kiến Vắc xin Sốt rét tại PATH được thành lập chỉ một năm trước đó thông qua khoản tài trợ từ Quỹ Bill và Melinda Gates.
Khi các nhà sản xuất vắc xin bắt đầu triển khai thử nghiệm ở các nước châu Phi, họ sớm nhận ra rằng nhiệm vụ thử nghiệm vắc xin sẽ không còn dễ dàng, Ballou cho biết có rất nhiều vấn đề về hậu cần. Họ nói rằng họ phải biến một tòa nhà bỏ không thành một phòng thí nghiệm, điều đó rất mất thời gian và tiền bạc.
Các thử nghiệm này cũng nhằm vào đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các thử nghiệm Giai đoạn I và II, xem xét tính an toàn và hiệu quả của mũi tiêm, trước tiên phải được tiến hành ở người lớn, sau đó ở trẻ lớn hơn và cuối cùng là ở trẻ nhỏ. Đó là một quá trình nhằm tối ưu hóa liều lượng chống lại các tác dụng phụ cho từng lứa tuổi trước khi được tiến hành. Tất cả quá trình đó mất khoảng 10 năm.

Nhiều lần gián đoạn

Tại sao phải mất 35 năm con người mới có vắc xin phòng bệnh sốt rét?
Kết quả đầy hứa hẹn từ các thử nghiệm giai đoạn 2, trong đó trẻ sơ sinh giảm 65,9% tỷ lệ nhiễm trùng so với nhóm chứng trong những tháng sau liều thứ ba - dẫn đến thử nghiệm Giai đoạn III quy mô lớn, kéo dài đến năm 2009 mới bắt đầu. Đó thực sự là cuộc thử nghiệm chưa từng có. Các thử nghiệm Giai đoạn III diễn ra từ năm 2009 đến năm 2014 ở bảy quốc gia châu Phi cận Sahara. Họ đã ghi danh hơn 15.000 trẻ em, những kết quả tiếp theo cũng đầy hứa hẹn - đến nỗi GSK đã bắt đầu chuẩn bị một cơ sở sản xuất.
Nhưng vào tháng 10 năm 2015, một đánh giá của WHO về dữ liệu thử nghiệm giai đoạn III cho thấy tỷ lệ viêm màng não ở nhóm được tiêm chủng cao hơn đối chứng và tử vong cao hơn ở các bé gái đã được tiêm vắc xin, mặc dù không có bằng chứng rằng nó có liên quan đến vắc xin sốt rét hay không. Để giải quyết những vấn đề này và thử nghiệm vắc xin trong môi trường thực tế rộng rãi hơn, WHO đã yêu cầu một cuộc thử nghiệm lớn hơn nữa.
Nhiều nhà khoa học cho biết rằng họ thực sự bất ngờ trước thông báo này. Rất nhiều người đã phải đóng cửa và đình chỉ toàn bộ mảng sản xuất, nhưng một lần nữa, nhóm vắc xin được giao nhiệm vụ chậm chạp trong việc thiết lập các thử nghiệm lâm sàng: tìm kiếm nguồn vốn, lựa chọn quốc gia để thực hiện và thuê người tiến hành thử nghiệm.
Hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng nghiên cứu bổ sung về tính an toàn của vắc xin đã được đảm bảo. Wongani Nyangulu, một bác sĩ đứng đầu một địa điểm nghiên cứu giai đoạn IV ở Nam Malawi cho rằng với thái độ dành cho vắc xin trên toàn cầu, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng chúng tôi loại trừ mọi vấn đề an toàn tiềm ẩn.
Phải mất 4 năm nữa để bắt đầu những cuộc thử nghiệm tiếp theo. Kết quả cuối cùng, 900.000 trẻ em ở Ghana, Malawi và Kenya đã được chủng ngừa. Sau khi xem xét các kết quả này, WHO đã khuyến nghị sử dụng vắc xin này rộng rãi ở các khu vực có mức độ lây truyền sốt rét vừa đến cao vào tháng 10 năm 2021. Vào tháng 12 năm ngoài, GAVI, cơ quan toàn cầu tài trợ và phân phối vắc xin ở các nước nghèo, thông báo sẽ đầu tư 155,7 triệu đô la vào một Triển khai RTS, S.

Tại sao phải mất 35 năm con người mới có vắc xin phòng bệnh sốt rét?

Nếu so với vắc xin Covid-19, rõ ràng là một sự thiếu công bằng

Như vậy, hơn 20 năm sau những thử nghiệm đầy hứa hẹn đầu tiên, RTS,S đã sẵn sàng để sử dụng rộng rãi. Vào thời điểm RTS,S được phê duyệt, vắc-xin cho một kẻ giết người toàn cầu khác, Covid-19, đã được phát triển và ủy quyền trên khắp thế giới - chưa đầy hai năm sau khi virus xuất hiện. Rõ ràng những ai quan tâm sẽ có một sự so sánh. Đặc biệt là các nhà nghiên cứu ở châu Phi, họ đã rất thất vọng. Chẳng hạn như Deus Ishengoma, một chuyên gia về bệnh sốt rét tại Viện Nghiên cứu Y khoa Quốc gia ở Tanzania, lưu ý rằng nếu xét đến Covid, sẽ là “thực sự tồi tệ nếu giờ đây thế giới nhắm mắt vì những căn bệnh như sốt rét”. Ông cũng nói thêm, tốc độ phát triển của vắc-xin Covid-19 có nghĩa là “chúng ta sẽ không bao giờ có lời biện minh hay bào chữa cho việc không sản xuất vắc-xin phòng bệnh sốt rét trong 10 năm tới”.
Các chuyên gia khác thì cảnh báo rằng việc so sánh giữa các loại vắc xin là thiếu công bằng. Chẳng hạn Birkett, giám đốc điều hành PATH cho rằng Covid là một mục tiêu dễ dàng hơn nhiều đối với vắc-xin, còn sốt rét có lẽ là một thứ tự cấp độ khó hơn. Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho biết hiệu quả của RTS, S cũng có thể làm chậm quá trình, họ nói rằng thuốc chống sốt rét và các công cụ khác từ lâu đã giúp bù đắp gánh nặng của bệnh sốt rét, do đó vắc-xin không phải là ưu tiên theo cùng nghĩa so với Covid-19.
Tuy vậy, các chuyên gia cho biết, sự chênh lệch này phản ánh những mô hình lâu nay trong đó có những căn bệnh chết người nhận được sự quan tâm của toàn nhân loại - nhưng có những căn bệnh thì không. Về cơ bản, đây là vấn đề mà bạn phải đối mặt khi cố gắng phát triển một loại vắc-xin mà không ai muốn bỏ tiền ra mua.

Tại sao phải mất 35 năm con người mới có vắc xin phòng bệnh sốt rét?

Tương lai cho những thế hệ vắc xin sốt rét tiếp theo

Một số nhà nghiên cứu cho biết những rắc rối về kinh phí đã cản trở từng bước phát triển của vắc xin. Họ nói rằng phải thực hiện rất tuần tự, từng bước một, tạo ra dữ liệu, đi và huy động tiền, thiết kế giao thức. Một số khác lo lắng rằng việc thiếu hụt nguồn vốn cũng sẽ cản trở việc triển khai RTS,S, đây sẽ là rủi ro lớn nhất mà chương trình vắc xin phải đối mặt ngay bây giờ. Quỹ cho vắc xin sốt rét R & D - đặc biệt là cho phát triển lâm sàng - đã có xu hướng giảm kể từ năm 2017 và vào năm 2020 đã giảm 21 triệu đô la, giảm 15% so với năm trước đó.
Tuy nhiên, sự phát triển của RTS,S đã mở đường cho vắc xin sốt rét thế hệ tiếp theo. Chẳng hạn vắc xin R21 của Đại học Oxford, cho thấy hiệu quả đầy hứa hẹn là 77% trong các thử nghiệm Giai đoạn II. Họ cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ hệ thống phân phối và các cơ quan quản lý. Tuy nhiên R21 có thể không phải là một công cụ thay đổi trò chơi, vì nó dựa trên cùng một công thức cơ bản như RTS, S, và “tất cả các dữ liệu cho thấy, cho đến nay, nó sẽ rất giống nhau.
Vào tháng 7/2021, BioNTech, một hãng công nghệ sinh học của Đức, đồng tạo ra vắc xin mRNA Covid-19 đầu tiên, cũng đã công bố kế hoạch sử dụng công nghệ tương tự để phát triển vắc xin sốt rét, với các thử nghiệm lâm sàng được lên kế hoạch vào năm 2022. Vòng vắc xin tiếp theo nếu được chứng minh là an toàn và hiệu quả hơn, sẽ mất ít hơn 35 năm để đưa ra thị trường.


>>> Ăn ít thịt đỏ và đồ ăn nhanh thôi, rút ngắn tuổi thọ đấy!
Nguồn popsci
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top