Tại sao phụ nữ Trung quốc lại mê mệt tiểu thuyết và phim ảnh "đam mỹ"?

N
Giáp Lê
Phản hồi: 1

nhhgiap

Pearl
“Ôi trời! Thật ngọt ngào quá đi!”, hai tay bụm má, đôi mắt lấp lánh, đó là phản ứng của Claire Liu, 27 tuổi khi xem đoạn video tổng hợp cảnh quay của hai nam diễn viên Cung Tuấn và Trương Triết Hạn trong phim “Sơn Hà Lệnh” của Trung Quốc.
Tại sao phụ nữ Trung quốc lại mê mệt tiểu thuyết và phim ảnh đam mỹ?
Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Thiên Nhai Khách, lấy chủ đề đam mỹ (tình yêu nam nam). Liu đã tham gia một vài nhóm hâm mộ trên WeChat, và tất cả đều đòi hỏi vượt qua một bài kiểm tra kiến thức về bộ phim. “Tôi thích tính cách mạnh mẽ và thông minh của cả 2 nhân vật, họ đều là những võ sư Kung-Fu hàng đầu thời đó. Hai người phải vượt qua nhiều chông gai, sau đó cùng nhau cứu nhân loại”, Liu như một chuyên gia khi cô nói về bộ phim này nhưng cô lại không đề cập gì đến các bộ phim tình cảm nam nữ. “Những diễn viên nữ đều ngọt ngào, dễ thương nhưng lại không có tí logic nào. Trong thế giới thực, đặc biệt là sau khi tôi bắt đầu làm việc, mọi vấn đề đều phải tự mình giải quyết, bạn không phải là công chúa chờ ai đó đến cứu bạn. Những nhân vật nữ không giống tinh thần phụ nữ Trung Quốc hiện đại”, Liu nói. Tiểu thuyết đam mỹ trở nên cực kỳ phổ biến ở đại lục, nhiều bộ truyện thậm chí còn được chuyển thể thành web series (phim chiếu mạng) và rất thành công. Tình yêu giữa các nhân vật nam không bao giờ được hiển thị rõ ràng do vấn đề kiểm duyệt nhưng nhiều người hâm mộ vẫn hay gọi nó là “tình anh em chủ nghĩa xã hội”. Loạt phim có yếu tố đam mỹ nổi tiếng gần đây là “Trấn Hồn” năm 2018, “Trần Tình Lệnh” năm 2019, và năm nay có “Sơn Hà Lệnh”. Những bộ phim trên được các diễn viên ít tên tuổi như Tiêu Chiến, Vương Nhất Bác, Chu Nhất Long tham gia diễn xuất. Sự nổi lên của thể loại phim này cho thấy nữ giới Trung Quốc đang mê đắm tình yêu giữa các chàng trai hơn là câu chuyện tình giữa nam nữ.
Tại sao phụ nữ Trung quốc lại mê mệt tiểu thuyết và phim ảnh đam mỹ?
Một giáo sư nghiên cứu về giới và truyền thông người Trung Quốc cho biết: “Tôi nghĩ phim chuyển thể đam mỹ thực sự kết nối người hâm mộ tiểu thuyết và người hâm mộ diễn viên trong phim. Những nhà biên kịch thường bộc lộ yếu tố tình cảm một cách kín đáo, chính sự không rõ ràng đó đã thu hút người hâm mộ rất tốt, họ như một thám tử đi tìm manh mối tình yêu bị cấm. Bằng cách liên tục thảo luận vai trò nhân vật trong phim, họ bắt đầu tạo ra một thế giới hư cấu”. Giáo sư cũng nói thêm các bộ phim đam mỹ chịu sự kiểm soát gắt gao của chính phủ, nên người hâm mộ có xu hướng đầu tư nhiều vào sự nghiệp của diễn viên hơn là nhân vật mà họ đóng. Tuy nhiên, sự bùng nổ của thể loại phim trên khiến nhiều nhà kiểm duyệt Trung Quốc phải ra sức kìm hãm, họ đã hủy bỏ một số bộ phim dự kiến chiếu trong năm nay như “Hạo Y Hành” và “Sát Phá Lang”. Ngay cả “Sơn Hà Lệnh” cũng đã bị gỡ xuống khỏi một số nền tảng phát trực tuyến sau khi nhiều người xem trung lập báo cáo lên ban kiểm duyệt. Nhiều người thậm chí chỉ trích cả đời tư của những diễn viên trên. Trương Triết Hạn, một diễn viên nổi lên nhờ phim đam mỹ, đã gây tranh cãi khi anh đăng tải ảnh chụp bản thân ở đền Yasukuni. Ngôi đền được biết là nơi tưởng niệm người chết trong chiến tranh Nhật Bản, cả những người lính chết khi bị kết án chống lại Trung Quốc.
Tại sao phụ nữ Trung quốc lại mê mệt tiểu thuyết và phim ảnh đam mỹ?
Văn hóa đam mỹ trở thành mục tiêu cần kiểm soát của chính phủ Trung Quốc. Nhật báo Quảng Minh gần đây đã buộc tội hàng loạt phim là "gây hiểu lầm" và "khó hiểu" cho người trẻ. Tờ báo này cũng gọi kiểu phim trên là đi ngược lại thuần phong mỹ tục. Mặc dù chưa có lệnh cấm chính thức từ chính phủ đất nước tỷ dân, nhiều nền tảng chiếu phim trực tuyến vẫn quyết định gỡ bỏ nhiều bộ phim xoay quanh các chàng trai sau khi phương tiện truyền thông đăng bài chỉ trích. Nhưng các nhà kiểm duyệt Trung Quốc vẫn chưa thể vén hoàn toàn bức màn bí mật của thể loại phim này. Đó không chỉ là tài lăng xê của các đạo diễn phim hay lòng tò mò của các cô gái mà còn là sự thất vọng đối với cách nhìn cổ thủ về giới của chính phủ Trung Quốc. Đam mỹ có nguồn gốc từ văn hóa truyện tranh Nhật Bản những năm 1970. Nó được tạo ra bởi các nữ họa sĩ truyện tranh nhằm chống lại nền công nghiệp do nam giới cầm quyền. Phong trào đã lan tỏa khắp nơi và hình thành một cộng đồng quốc tế - thành viên trong đây tự nhận mình là phụ nữ hư hỏng. Không được xem là văn hóa của LGBTQ, tiểu thuyết đam mỹ thường được viết bởi nhà văn nữ thẳng cho độc giả nữ thẳng. Tiểu thuyết đam mỹ được xem là một dạng thức tỉnh chủ nghĩa nữ quyền ở châu Á. “Nhiều nữ nhà văn bất mãn với chế độ xã hội Nhật Bản xây dựng theo nền đạo Khổng Tử”, Suzuki Kazuko, giáo sư xã hội học tại Đại học Texas A&M cho biết. “Họ không thể thay đổi trong thế giới thực vì vậy họ chạy trốn đến một nơi giả tưởng. Ở đó họ có thể tái cấu trúc lại các quy luật về giới, một nơi không còn sự phân biệt giới tính. Họ muốn truyền đạt thông điệp giới tính không phải thứ gì quan trọng, một con người có thể tồn tại tính nữ và tính nam. Đó còn là cách thức phản đối hiểu biết thông thường về nhị phân giới”, giáo sư cho biết. Do đó, đam mỹ sinh ra như một lãnh địa riêng mà ở đó không có ranh giới về giới tính hay cấm kỵ xã hội.
Tại sao phụ nữ Trung quốc lại mê mệt tiểu thuyết và phim ảnh đam mỹ?
“Khi tôi còn nhỏ, tôi có ước mơ, nếu tôi được sinh ra là một người đàn ông thì sẽ như thế nào? Tôi có thể có nhiều tự do hơn và nhiều cơ hội hơn. Đó là mong muốn của chúng tôi về sự thay đổi. Đặc trưng của đam mỹ đều có nội dung liên quan đến vấn đề khiêu ***, dù ít hay nhiều nhưng điểm chung là cấm tuyệt đối phơi bày cơ thể phụ nữ. Việc sử dụng cơ thể nam giới sẽ như một tấm bình phong che giấu phần nào cảm giác xấu hổ hay tội lỗi của độc giả và họa sĩ khi tiếp xúc với các thể loại khiêu ***”, Kazumi Nagaike, giáo sư nghiên cứu văn hóa tại Đại học Oita cho biết. Tình trạng tương tự đang xảy ra ở Trung Quốc, bằng chứng là những tác phẩm đam mỹ ngày một gia tăng nhanh chóng. Nơi đây ngày xưa phụ nữ thường được nhắc đến với các tính từ như “xanh xao, trẻ và gầy” gắn liền với tính cách nhu mì, ngoan ngoãn. Họ phải có đặc điểm như vậy nếu muốn lấy được một tấm chồng tốt. Nhiều người thậm chí vẫn còn giữ nét tính cách đó đến khi trưởng thành hay có tuổi. Nhưng mọi sự đã thay đổi rất nhiều với nữ giới ngày nay. Họ không còn bị gò bó trong những quy chuẩn về cơ thể hay tính cách nữa. Họ chấp nhận vẻ đẹp tự nhiên, các giá trị nữ quyền. Đây là tín điều đề cao vẻ đẹp muôn hình vạn trạng, bất kể bạn là ai, bạn luôn xinh đẹp theo cách của bạn. Mong muốn trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ, tự tin, độc lập và có định hướng sự nghiệp là ước mong chung, cảm hứng cho nữ giới Trung Quốc ngày nay. Bộ phim Mỹ "Why Women Kill" (Khi phụ nữ ra tay) xoay quanh những nữ chính mạnh mẽ, độc lập và tài giỏi. Phim đã cực kỳ thành công ở đất nước tỷ dân với mùa đầu tiên đạt 9,4 /10 điểm đánh giá trên nền tảng xếp hạng Douban của Trung Quốc. Nhưng những bộ phim như vậy vẫn còn quá hiếm hoi trên thế giới. Yanqing, một thể loại tiểu thuyết lãng mạn của Trung Quốc miêu tả nam chính theo đuổi chủ nghĩa chính trực, dũng cảm, phụ nữ trong đây được miêu tả luôn phụ thuộc vào đàn ông và có tính cách ngây thơ. Nhân vật nam lúc nào cũng mạnh mẽ, quyết đoán, còn nhân vật nữ thì mềm mỏng và dễ xúc động. Sự đối lập ấy như một cái khuôn cố định qua bao nhiêu năm, chính điều đó khiến bộ phận người xem là nữ cảm thấy bức xúc và ngán ngẩm.
Tại sao phụ nữ Trung quốc lại mê mệt tiểu thuyết và phim ảnh đam mỹ?
“Tôi không thích vai nữ phụ trong yanqing, họ dễ phục tùng, tận tụy với một mối quan hệ khác giới, họ không độc lập. Sau đó khi tìm kiếm trên mạng tôi phát hiện có nhiều cộng đồng người cũng giống tôi. Ban đầu chỉ là tiểu thuyết người hâm mộ viết nhưng sau đó tôi tìm ra tiểu thuyết đam mỹ gốc”, Liu nói. “Với thể loại đam mỹ, các cặp đôi đối xử với nhau bình đẳng hơn, cùng nhau phiêu lưu, điều mà các cặp đôi khác giới không thể do định kiến về các nhân vật nữ phải là "nhạt, ngọt ngào và ngây thơ. Nhân vật nam thì lại có thể sửa chữa lỗi lầm, chiến đấu để có danh dự lần nữa. Điều đó có nghĩa là nhân vật trong đó được quyền phát triển”, giáo sư truyền thông Trung Quốc cho biết. Các cặp đôi trong thể loại đam mỹ cũng đa dạng hơn so với những cặp đôi trong thể loại yanqing. “Bạn có thể sáng tạo một nhân vật mạnh mẽ còn đối tác của anh ta thì nhẹ nhàng, yếu đuối như một tình yêu nam nữ, hoặc bạn có thể cho hai nhân vật đều mạnh mẽ”, Daisy, một tác giả cho biết. “Qua các tác phẩm đam mỹ, độc giả nữ không cần phải tưởng tượng bản thân trong chiếc giày phái yếu do định kiến giới, họ có thể sắm vai phái mạnh. Vài người phụ nữ “hư hỏng” nói với tôi họ thích kiểu nhân vật bạo ***. Nhân vật trong đó trừng phạt lẫn nhau, họ coi đó là cách để thoát khỏi thực tại”, Daisy nói. Đối với nhiều phụ nữ, thật khó để phá vỡ các cấp bậc trong xã hội gia trưởng đã bám rễ sâu trong tư tưởng nhiều đàn ông, họ coi đam mỹ như một cánh cửa để tạm thoát khỏi cái nhìn của nam giới, khỏi vai trò trong hôn nhân và làm mẹ. Mặc dù chuyện tình cảm nam nam được xem là cấm kỵ, thì các nhân vật nam vẫn có nhiều không gian để phát triển hơn các nhân vật nữ. Nhiều phim chuyển thể đã bị cắt giảm khá nhiều để được công chiếu, ngay cả tiểu thuyết cũng mất dần bản chất do chịu áp lực từ nhà kiểm duyệt. “Khi lượng người hâm mộ mở rộng, các giá trị đam mỹ bị phai nhạt dần bởi vì bạn không thể viết về quan điểm tình dục hay chính trị thẳng thắn. Các tác phẩm đam mỹ đầu tiên, có rất nhiều bài viết về diễn ngôn công cộng và chính trị từ quan điểm của phụ nữ”, Daisy nói.
Tại sao phụ nữ Trung quốc lại mê mệt tiểu thuyết và phim ảnh đam mỹ?
Khi văn hóa đam mỹ bắt đầu thâm nhập vào Trung Quốc năm 2000, có một diễn đàn trực tuyến kín tên Luxifu được thành lập. Đây là nơi mà người quan tâm có thể thảo luận các chủ đề cấm kỵ lúc bấy giờ, thoải mái nhận sự ủng hộ. “Mọi người có thể chia sẻ vấn đề họ gặp trong xã hội hay công việc, cũng có thể bày tỏ quan điểm nữ quyền, vốn được coi là cấm kỵ thời điểm đó. Cộng đồng được xây dựng để gắn kết những người có cùng quan điểm, thậm chí có nhiều người đã trở thành bạn ngoài đời thực”, Daisy nói. Có lẽ quy định kiểm duyệt gắt gao vô tình khiến cho nữ giới Trung Quốc cảm thấy sự thiếu tôn trọng và áp bức từ chính phủ nước họ. Theo Daisy, “Mọi người trong cộng đồng hiện rất bối rối. Có rất nhiều suy nghĩ, năng lượng mà nữ giới không thể bộc lộ ra bên ngoài hay sử dụng trong cuộc sống cá nhân. Mặc dỳ nhìn bề ngoài xã hội rộng lớn, đa dạng nhưng thực tế luôn tồn tại quy chuẩn ngầm, gay gắt. Một nơi như thế chỉ cho phép bạn chọn đi một đường, một vai trò duy nhất”. Dù chủ nghĩa nữ quyền vẫn được xem là cấm kỵ ở xã hội Trung Quốc, còn người theo đuổi chủ nghĩa này thì bị gán cho là "tác nhân nước ngoài". Nhiều phụ nữ ngày càng nhận thức rõ về bất bình đẳng giới, việc các cuộc thảo luận liên quan đến giới tràn ngập nền tảng mạng xã hội khiến hẹn hò và hôn nhân trở thành chủ đề nghiêm trọng. Một vài phong trào tiêu biểu cho chủ nghĩa này đã nổi lên và thu hút nhiều người quan tâm đó là #MeToo và bạo lực gia đình. Khi số phận của ngành giải trí đam mỹ vẫn chưa chắc chắn thì người xem đặc biệt là khán giả nữ sẽ không còn phương tiện để giải tỏa bức xúc cá nhân hay thất vọng về chính phủ đất nước. “Nhu cầu về cảm xúc, giải trí và năng lượng của nữ giới đang không được quan tâm, chú ý. Các nhà chức trách chỉ biết chống lại chủ nghĩa tư bản nhưng lại không thể bảo tồn sự đa dạng văn hóa, giải trí mà vẫn giữ nó trong khuôn khổ”, vị Giáo sư Trung Quốc giấu tên nhấn mạnh. Theo Nikkei Asia
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top