Tăng thuế xe bán tải cabin kép: Gánh nặng chồng gánh nặng?

Thanh Nam

Editor
Thành viên BQT
Hội thảo "Dự thảo Quy định sửa đổi về thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xe ô tô: Tác động và kiến nghị" diễn ra vào ngày 1/8/2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ dư luận, đặc biệt là những nội dung xoay quanh việc điều chỉnh thuế TTĐB đối với xe bán tải (pickup) cabin kép.
1722591374280.png

Theo Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), xe bán tải cabin kép với ưu điểm đa dụng, phù hợp với nhiều loại địa hình, đang là lựa chọn phổ biến của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 5% thị phần ô tô cả nước, nhưng dòng xe này lại đang phải chịu mức thuế TTĐB cao hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN.
Theo đó, tại Việt Nam xe bán tải cabin kép tại Việt Nam hiện chịu mức thuế 15% - 24% tùy dung tích xi lanh, trong khi con số này tại Malaysia và Philippines là 0%, Indonesia là 15% (dưới 3.000cc) và Thái Lan là 12%.
Qua đó, có thể thấy mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại hình xe bán tải cabin kép ở Việt Nam đang chịu mức thuế cao hơn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, điều này khiến cho ảnh hưởng tới sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Tăng thuế lợi ít, hại nhiều?
1722591397646.png

Trước bối cảnh đó, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế TTĐB cho xe bán tải cabin kép lên bằng 60% so với xe con cùng dung tích xi lanh, dự kiến áp dụng từ năm 2026. Điều này đồng nghĩa với việc mức thuế mới sẽ dao động từ 24% - 36% tùy dung tích. Nếu đề xuất trên được chính thức áp dụng điều này sẽ tác động tiêu cực đến thị trường xe bán tải cabin kép, khiến doanh số bán giảm 36% (tương đương 51.000 xe) trong giai đoạn 2026-2030. Không những không thể tăng thu cho ngân sách (dự kiến giảm 21% - tương đương 7.700 tỷ đồng), chính sách này còn có thể ảnh hưởng đến việc làm của người lao động trong ngành ô tô.
Bên cạnh đó, giá xe bán tải cabin kép dự kiến sẽ tăng thêm 60-70 triệu đồng/chiếc do tăng thuế, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Làm tăng chi phí đầu tư và phát triển tại các khu vực vùng sâu vùng xa. Không chỉ ảnh hưởng tới người tiêu dùng cá nhân mà còn ảnh hưởng tới tăng chi ngân sách Nhà nước, bởi xe pick-up chở hàng cabin kép cũng được nhiều cơ quan ban ngành như: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…sử dụng trong hoạt động hàng ngày.
Đại diện VAMA và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đều cho rằng, cần cân nhắc kỹ lưỡng các tác động trước khi điều chỉnh thuế TTĐB đối với dòng xe này. Việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đánh giá chi tiết và toàn diện tác động kinh tế - xã hội là vô cùng quan trọng, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top