Tạo lối vào “cổng địa ngục” để dập tắt miệng núi lửa đang bốc cháy

nhhgiap

Pearl
Một nhóm các nhà khoa học gợi ý rằng chính quyền địa phương ở quốc gia Trung Á Turkmenistan cần tiến hành khoan vào vị trí có tên gọi "Cổng vào địa ngục" để dập tắt miệng núi lửa đang hoạt động tại đây.
Ngọn núi lửa được nhắc đến là Darvaza, nằm ở sa mạc Karakum, có chiều ngang khoảng 200 feet. Darvaza đặc biệt vì nó chưa từng dừng hoạt động trong ít nhất 5 thập kỷ. Sâu bên dưới miệng núi lửa là một lượng lớn khí metan từ những hồ chứa trong lòng đất, lượng khí này giữ cho các ngọn lửa cháy trong nhiều năm.

Tạo lối vào “cổng địa ngục” để dập tắt miệng núi lửa đang bốc cháy
Miệng núi lửa Darvaza được mệnh danh là cổng vào địa ngục vì các đám cháy luôn hoạt động
Theo một giả thuyết phổ biến, ngọn lửa đã cháy liên tục kể từ năm 1971 khi một hoạt động khoan dầu của Liên Xô gặp sự cố. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, những nhà khoa học Liên Xô có lẽ đã quyết định đốt cháy các hồ chứa metan để ngăn chúng lan rộng.
Đầu năm nay, tổng thống của Turkmenistan, Gurbanguly Berdymukhamedov, đã ra lệnh cho các chuyên gia tìm cách dập tắt đám cháy vì lo ngại nó có thể ảnh hưởng đến kinh tế và môi trường.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Berdymukhamedov cho biết miệng núi lửa "ảnh hưởng tiêu cực đến cả môi trường và sức khỏe của những người sống gần đó", tờ Agence France-Presse đưa tin.
Kể từ sau đó, nhiều nhà khoa học Turkmen đã liên tục đề xuất giải pháp cho vấn đề này. Theo hãng tin Orient của Turkmen, một số nhà nghiên cứu hiện đã đề xuất khoan một giếng nghiêng vào bể chứa khí cung cấp cho miệng núi lửa. Nhóm tin rằng việc cưỡng bức khai thác khí từ giếng sẽ kiểm soát sự thấm metan đồng thời giảm dần lượng khí thải không kiểm soát vào bầu khí quyển.
Tại một diễn đàn đầu tư quốc tế gần đây ở thủ đô Ashgabat, Bayrammyrat Pirniyazov, người đứng đầu Viện Khí đốt tự nhiên của Turkmenistan, cho biết chính quyền tại đây đang lên kế hoạch phong tỏa miệng núi lửa.
Mặc dù chính phủ Turkmenistan bày tỏ lo ngại miệng núi lửa gây ảnh hưởng đến môi trường, một số nhà khoa học giữ quan điểm ngược lại. "Nó không làm ai bị thương", Guillermo Rein, một nhà khoa học về lửa tại Đại học Hoàng gia London, nói với Gizmodo.
Mặc dù khí metan thuộc loại khí nhà kính mạnh nhưng Mark Tingay, một chuyên gia địa cơ dầu khí tại Đại học Adelaide, cho biết lượng khí metan từ núi lửa Darvaza chỉ đóng góp một phần nhỏ vào lượng carbon của Turkmenistan.
Nguồn: Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top