dadieu008
Pearl
Trung Quốc chiều 3/5/2024 đã phóng thành công tàu vũ trụ thăm dò Mặt Trăng, Hằng Nga 6 từ bãi phóng Văn Xương ở duyên hải đảo Hải Nam, miền Nam nước này.
Đây là một phần của sứ mệnh mang tên Chang'e 6 (Hằng Nga 6), với mục tiêu thu thập mẫu vật ở nửa tối của Mặt Trăng, rồi quay trở lại Trái Đất. Nếu Hằng Nga 6 thành công, Trung Quốc sẽ vượt qua cả Nga và Mỹ để thiết lập cột mốc mới trong lịch sử khám phá vũ trụ.
Theo nhà khoa học Ngô Vĩ Nhân (Wu Weiren), Trưởng nhóm thiết kế chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc, hiện nay con người có rất ít hiểu biết về vùng tối của Mặt trăng. Nếu Hằng Nga 6 hoàn thành sứ mệnh, các nhà khoa học sẽ có được những vật chứng trực tiếp đầu tiên để hiểu hơn về môi trường và cấu tạo vật chất của khu vực này, những hiểu biết có vai trò cực kỳ quan trọng.
Cũng bởi lý do này, những người quan sát trên Trái Đất chỉ nhìn thấy một mặt của Mặt Trăng - được gọi là nửa gần.
Ngoài việc quen thuộc hơn so với nửa xa (hay nửa tối), nửa gần của Mặt Trăng còn dễ khám phá hơn, do các trạm quan sát từ Trái Đất và Trạm vũ trụ Quốc tế đều dễ dàng theo dõi những diễn biến xảy ra trên nửa này.
Điều này giải thích tại sao mọi sứ mệnh Mặt Trăng từ trước Hằng Nga 4 - bao gồm cả sứ mệnh Apollo của NASA vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 - đều nhắm mục tiêu là khu vực này.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự quan tâm đặc biệt dành cho nửa tối, hay cụ thể hơn là cực nam Mặt Trăng, chủ yếu là bởi các nhà khoa học cho rằng khu vực này chứa rất nhiều nước ở dạng băng lỏng.
Như chúng ta đã biết, chỉ những đỉnh núi cao mới được Mặt Trời chiếu sáng tại cực nam của Mặt Trăng, do ảnh hưởng từ độ nghiêng và quỹ đạo của nó. Điều này sinh ra nhiều khu vực trũng, thấp hơn bị che phủ vĩnh viễn trong bóng tối và được gọi theo đúng nghĩa đen là các vùng bị che khuất (PSR).
Theo các dữ liệu đo được trên Mặt Trăng, nhiệt độ ở PSR có thể giảm xuống thấp tới -250 độ C, tức lạnh hơn cả một số hành tinh như Sao Diêm Vương. Nhiệt độ thấp biến đây trở thành nơi lý tưởng để duy trì băng đá, khi bất kỳ phân tử nước nào đi vào đều ngay lập tức bị đóng băng.
Quá trình đó dẫn đến sự phát triển của các "túi nước" tại cực nam của Mặt Trăng, chỉ chờ được khai phá.
Theo ước tính của Hiệp hội Hành tinh, hai cực Mặt Trăng chứa hơn 600 triệu tấn nước đá. Lượng nước này đủ để lấp đầy khoảng 240.000 bể bơi cỡ Olympic.
Đầu tiên là khâu thiết lập vị trí hạ cánh. Do nửa tối không thể quan sát thấy từ Trái Đất, nên chúng ta đơn giản là không thể biết tàu sẽ hạ xuống đâu.
Ngoài ra, việc chuyển tiếp các thông điệp đến và đi từ bộ phận điều khiển nhiệm vụ trong các vùng tối cũng là một thách thức đáng kể.
Tàu Luna-25 của Nga gặp sự cố khi hạ cánh ở cực nam Mặt Trăng, khiến sứ mệnh đổ bể (Ảnh: Roscosmos)
Không những thế, tàu hạ cánh trên cực nam phải có khả năng chịu được nhiệt độ cực kỳ khắc nghiệt, cũng như phương án bổ sung năng lượng do thiếu ánh sáng Mặt Trời do đặc trưng của khu vực này.
Điều này sẽ khiến một sứ mệnh Mặt Trăng vốn dĩ đã phức tạp, sẽ càng phức tạp hơn, vì những biến số ngẫu nhiên có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Sứ mệnh Hằng Nga 6 bao gồm 4 thành phần chính, gồm: tàu quỹ đạo, tàu đổ bộ, tên lửa đẩy xuất phát từ Mặt Trăng và mô-đun đưa mẫu vật quay trở lại Trái Đất.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu đổ bộ (mang theo các thiết bị khoa học), sẽ chạm xuống bên trong miệng núi lửa Apollo rộng 2.500km tại cực nam Mặt Trăng.
Tàu sẽ thu thập dự kiến khoảng 2kg đất đá. Trong đó, một số sẽ được khoan từ độ sâu tới 2 mét bên dưới lòng đất.
Những mẫu vật này sau đó được đưa vào bên trong một viên nang, rồi phóng lên khỏi bề mặt Mặt Trăng, trước khi được thu thập bởi tàu quỹ đạo.
Nếu như mọi bước đều diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu quỹ đạo sẽ quay trở lại Trái Đất sau hành trình kéo dài 53 ngày kể từ ngày phóng.
Năm 2018, sự kiện tàu thám hiểm Hằng Nga 4 hạ cánh thành công xuống nửa tối Mặt Trăng đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử tiến hành một cuộc hạ cánh ở nửa tối bí ẩn này.
Mặc dù cả Mỹ và Liên Xô cũ đều nỗ lực chinh phục Mặt Trăng rất nhiều lần, nhưng tính đến nay, cả hai cường quốc trên đều đã chậm chân hơn Trung Quốc một bước trong việc khám phá nửa tối.
Ngày 10/8/2023, Nga thực hiện chuyến thăm Mặt Trăng đầu tiên kể từ năm 1976 bằng sứ mệnh Luna-25, với nửa tối được chọn là điểm đến.
Nga nêu rõ mục tiêu, rằng hạ cánh ở cực nam của Mặt Trăng là cách duy nhất để chứng minh những giả thuyết khoa học về nước có thể tồn tại nơi đây dưới dạng băng lỏng.
Tuy nhiên, một tai nạn đáng tiếc đã xảy ra với tàu Luna-25, khi nó đâm vào Mặt Trăng trong quá trình hạ cánh, khiến toàn bộ sứ mệnh đổ bể.
Trong khi Mỹ còn đang bận bịu với các sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng, còn Nga chưa kịp vực dậy sau thất bại cùng Luna-25, thì Trung Quốc một lần nữa nhanh chân, và triển khai sứ mệnh Hằng Nga 6.
Động thái này như một lời khẳng định đanh thép, rằng quốc gia tỷ dân này đã sẵn sàng để vượt qua cả Mỹ và Trung Quốc trong "cuộc đua mới", được cả nhân loại hướng đến.
Theo Cục vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA), Hằng Nga 6 là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng, với việc đưa phi hành đoàn hạ cánh xuống "người hàng xóm" của Trái Đất vào năm 2030.
Mỹ cũng đang thúc đẩy một sứ mệnh tương tự, mang tên Artemis, và được xem là đối trọng số 1 của Trung Quốc trong chiến dịch đổ bộ này.
>> Trung Quốc bỗng dưng tỏ thái độ lạnh nhạt, hờ hững với Nga trước đám đông, muốn tự mình chinh phục Mặt Trăng
Theo nhà khoa học Ngô Vĩ Nhân (Wu Weiren), Trưởng nhóm thiết kế chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc, hiện nay con người có rất ít hiểu biết về vùng tối của Mặt trăng. Nếu Hằng Nga 6 hoàn thành sứ mệnh, các nhà khoa học sẽ có được những vật chứng trực tiếp đầu tiên để hiểu hơn về môi trường và cấu tạo vật chất của khu vực này, những hiểu biết có vai trò cực kỳ quan trọng.
Vì sao là nửa tối của Mặt Trăng?
Như đã biết, Mặt Trăng bị khóa thủy triều với Trái Đất, nên hoàn thành một vòng quay trong cùng khoảng thời gian cần thiết để quay quanh hành tinh của chúng ta.Cũng bởi lý do này, những người quan sát trên Trái Đất chỉ nhìn thấy một mặt của Mặt Trăng - được gọi là nửa gần.
Ngoài việc quen thuộc hơn so với nửa xa (hay nửa tối), nửa gần của Mặt Trăng còn dễ khám phá hơn, do các trạm quan sát từ Trái Đất và Trạm vũ trụ Quốc tế đều dễ dàng theo dõi những diễn biến xảy ra trên nửa này.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự quan tâm đặc biệt dành cho nửa tối, hay cụ thể hơn là cực nam Mặt Trăng, chủ yếu là bởi các nhà khoa học cho rằng khu vực này chứa rất nhiều nước ở dạng băng lỏng.
Như chúng ta đã biết, chỉ những đỉnh núi cao mới được Mặt Trời chiếu sáng tại cực nam của Mặt Trăng, do ảnh hưởng từ độ nghiêng và quỹ đạo của nó. Điều này sinh ra nhiều khu vực trũng, thấp hơn bị che phủ vĩnh viễn trong bóng tối và được gọi theo đúng nghĩa đen là các vùng bị che khuất (PSR).
Theo các dữ liệu đo được trên Mặt Trăng, nhiệt độ ở PSR có thể giảm xuống thấp tới -250 độ C, tức lạnh hơn cả một số hành tinh như Sao Diêm Vương. Nhiệt độ thấp biến đây trở thành nơi lý tưởng để duy trì băng đá, khi bất kỳ phân tử nước nào đi vào đều ngay lập tức bị đóng băng.
Quá trình đó dẫn đến sự phát triển của các "túi nước" tại cực nam của Mặt Trăng, chỉ chờ được khai phá.
Theo ước tính của Hiệp hội Hành tinh, hai cực Mặt Trăng chứa hơn 600 triệu tấn nước đá. Lượng nước này đủ để lấp đầy khoảng 240.000 bể bơi cỡ Olympic.
Nhiệm vụ phức tạp, rủi ro cao
Mặc dù nửa tối của Mặt Trăng là điểm đến hấp dẫn, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng các sứ mệnh hướng đến khu vực này đều mang những thử thách nhất định.Đầu tiên là khâu thiết lập vị trí hạ cánh. Do nửa tối không thể quan sát thấy từ Trái Đất, nên chúng ta đơn giản là không thể biết tàu sẽ hạ xuống đâu.
Ngoài ra, việc chuyển tiếp các thông điệp đến và đi từ bộ phận điều khiển nhiệm vụ trong các vùng tối cũng là một thách thức đáng kể.
Không những thế, tàu hạ cánh trên cực nam phải có khả năng chịu được nhiệt độ cực kỳ khắc nghiệt, cũng như phương án bổ sung năng lượng do thiếu ánh sáng Mặt Trời do đặc trưng của khu vực này.
Điều này sẽ khiến một sứ mệnh Mặt Trăng vốn dĩ đã phức tạp, sẽ càng phức tạp hơn, vì những biến số ngẫu nhiên có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Sứ mệnh Hằng Nga 6 bao gồm 4 thành phần chính, gồm: tàu quỹ đạo, tàu đổ bộ, tên lửa đẩy xuất phát từ Mặt Trăng và mô-đun đưa mẫu vật quay trở lại Trái Đất.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu đổ bộ (mang theo các thiết bị khoa học), sẽ chạm xuống bên trong miệng núi lửa Apollo rộng 2.500km tại cực nam Mặt Trăng.
Tàu sẽ thu thập dự kiến khoảng 2kg đất đá. Trong đó, một số sẽ được khoan từ độ sâu tới 2 mét bên dưới lòng đất.
Những mẫu vật này sau đó được đưa vào bên trong một viên nang, rồi phóng lên khỏi bề mặt Mặt Trăng, trước khi được thu thập bởi tàu quỹ đạo.
Nếu như mọi bước đều diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu quỹ đạo sẽ quay trở lại Trái Đất sau hành trình kéo dài 53 ngày kể từ ngày phóng.
Trung Quốc và tham vọng đánh bại Nga, Mỹ
Mặc dù chưa từng thành công đưa người lên Mặt Trăng, nhưng Trung Quốc vẫn biết tạo ra dấu ấn của riêng mình trong lịch sử khám phá vũ trụ.Năm 2018, sự kiện tàu thám hiểm Hằng Nga 4 hạ cánh thành công xuống nửa tối Mặt Trăng đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử tiến hành một cuộc hạ cánh ở nửa tối bí ẩn này.
Mặc dù cả Mỹ và Liên Xô cũ đều nỗ lực chinh phục Mặt Trăng rất nhiều lần, nhưng tính đến nay, cả hai cường quốc trên đều đã chậm chân hơn Trung Quốc một bước trong việc khám phá nửa tối.
Nga nêu rõ mục tiêu, rằng hạ cánh ở cực nam của Mặt Trăng là cách duy nhất để chứng minh những giả thuyết khoa học về nước có thể tồn tại nơi đây dưới dạng băng lỏng.
Tuy nhiên, một tai nạn đáng tiếc đã xảy ra với tàu Luna-25, khi nó đâm vào Mặt Trăng trong quá trình hạ cánh, khiến toàn bộ sứ mệnh đổ bể.
Trong khi Mỹ còn đang bận bịu với các sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng, còn Nga chưa kịp vực dậy sau thất bại cùng Luna-25, thì Trung Quốc một lần nữa nhanh chân, và triển khai sứ mệnh Hằng Nga 6.
Động thái này như một lời khẳng định đanh thép, rằng quốc gia tỷ dân này đã sẵn sàng để vượt qua cả Mỹ và Trung Quốc trong "cuộc đua mới", được cả nhân loại hướng đến.
Theo Cục vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA), Hằng Nga 6 là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng, với việc đưa phi hành đoàn hạ cánh xuống "người hàng xóm" của Trái Đất vào năm 2030.
Mỹ cũng đang thúc đẩy một sứ mệnh tương tự, mang tên Artemis, và được xem là đối trọng số 1 của Trung Quốc trong chiến dịch đổ bộ này.
>> Trung Quốc bỗng dưng tỏ thái độ lạnh nhạt, hờ hững với Nga trước đám đông, muốn tự mình chinh phục Mặt Trăng