thoabao181818
Pearl
Tesla vừa tiết lộ một con chip tùy biến đặc biệt dùng để đào tạo mạng trí tuệ nhân tạo trong các trung tâm dữ liệu.
Con chip được trình chiếu tại Ngày AI (AI Day), sự kiện được nhà sản xuất ô tô phát trực tiếp. Điều đó thể hiện một tham vọng kinh doanh mới của công ty.
Ganesh Venkataramanan, Giám đốc cấp cao mảng phần cứng Autopilot, cho biết chip D1, một phần của hệ thống siêu máy tính Tesla Dojo, sử dụng quy trình sản xuất 7 nanomet, với 362 teraflop sức mạnh xử lý. Cứ một “ô đào tạo” (training tile), Tesla lại đặt 25 con chip này vào. 120 “ô đào tạo” kết hợp với nhau tạo ra đến hơn một exaflop sức mạnh xử lý.
Ganesh Venkataramanan, giám đốc cấp cao mảng phần cứng Autopilot của Tesla
Venkataramanan, từng làm việc tại nhà sản xuất chip AMD, cho biết công nghệ Tesla sẽ là máy tính đào tạo AI nhanh nhất. Hiện tại, hãng sản xuất chip Intel, nhà sản xuất card đồ họa Nvidia và công ty khởi nghiệp Graphcore nằm trong số những công ty sản xuất chip mà các công ty khác có thể sử dụng để đào tạo các mô hình AI.
Các con chip này có thể giúp đào tạo các mô hình nhận dạng nhiều loại vật phẩm từ nguồn cấp dữ liệu video do camera bên trong xe Tesla thu thập. Giám đốc điều hành Elon Musk nói sẽ đưa siêu máy tính Dojo vào hoạt động trong năm tới.
Chip đào tạo AI ra đời hai năm sau khi Tesla bắt đầu sản xuất các loại xe có chứa chip AI hãng tự chế tạo. Những con chip đó giúp phần mềm trên ô tô đưa ra quyết định rất nhanh chóng để phản ứng với những gì đang xảy ra trên đường.
Tesla hiện đang cung cấp tiện ích “Khả năng tự lái hoàn toàn” cho các mẫu xe mới. Với gói tự lái 10.000 USD, chủ sở hữu sẽ được hưởng thụ tính năng chiếc xe tự động chuyển làn, điều hướng trên đường cao tốc, di chuyển vào điểm đỗ xe và xuất phát từ điểm đỗ xe ra chỗ người lái xe. Trang web của Tesla cho biết vào cuối năm nay, gói này cũng sẽ có cả khả năng cho một chiếc Tesla tự động lái trên đường thành phố, mặc dù trước đó Tesla đã hứa tính năng này ra mắt vào năm 2019.
Bên cạnh đó, trên website, Tesla cho biết các yếu tố tự lái hoàn toàn “cần có sự giám sát tích cực của người lái xe và không biến xe ô tô thành phương tiện tự lái”. Đầu năm nay, Tesla đã giới thiệu gói đăng ký hàng tháng trị giá 199 USD cho các chủ sở hữu Tesla muốn sử dụng chế độ tự lái hoàn toàn.
Các nhà phê bình cho rằng cách gọi tên “Khả năng tự lái hoàn toàn” của Tesla gây hiểu nhầm, vì đó chỉ là các tính năng hỗ trợ người lái. Phần mềm của Tesla chưa cung cấp quyền tự chủ Cấp độ 5, là khi chiếc xe hoàn toàn có thể tự lái trong mọi trường hợp mà không cần sự can thiệp của con người.
Năm ngoái, một tòa án ở Đức đã ra phán quyết Tesla đánh lừa người tiêu dùng về khả năng tự hành của ô tô. Tuần này, Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ đã tiến hành cuộc điều tra về phần mềm lái, tăng tốc và phanh tự động Autopilot của Tesla, sau khi một loạt các vụ tai nạn xảy ra.
Theo: CNBC
Con chip được trình chiếu tại Ngày AI (AI Day), sự kiện được nhà sản xuất ô tô phát trực tiếp. Điều đó thể hiện một tham vọng kinh doanh mới của công ty.
Ganesh Venkataramanan, Giám đốc cấp cao mảng phần cứng Autopilot, cho biết chip D1, một phần của hệ thống siêu máy tính Tesla Dojo, sử dụng quy trình sản xuất 7 nanomet, với 362 teraflop sức mạnh xử lý. Cứ một “ô đào tạo” (training tile), Tesla lại đặt 25 con chip này vào. 120 “ô đào tạo” kết hợp với nhau tạo ra đến hơn một exaflop sức mạnh xử lý.
Venkataramanan, từng làm việc tại nhà sản xuất chip AMD, cho biết công nghệ Tesla sẽ là máy tính đào tạo AI nhanh nhất. Hiện tại, hãng sản xuất chip Intel, nhà sản xuất card đồ họa Nvidia và công ty khởi nghiệp Graphcore nằm trong số những công ty sản xuất chip mà các công ty khác có thể sử dụng để đào tạo các mô hình AI.
Các con chip này có thể giúp đào tạo các mô hình nhận dạng nhiều loại vật phẩm từ nguồn cấp dữ liệu video do camera bên trong xe Tesla thu thập. Giám đốc điều hành Elon Musk nói sẽ đưa siêu máy tính Dojo vào hoạt động trong năm tới.
Chip đào tạo AI ra đời hai năm sau khi Tesla bắt đầu sản xuất các loại xe có chứa chip AI hãng tự chế tạo. Những con chip đó giúp phần mềm trên ô tô đưa ra quyết định rất nhanh chóng để phản ứng với những gì đang xảy ra trên đường.
Tesla hiện đang cung cấp tiện ích “Khả năng tự lái hoàn toàn” cho các mẫu xe mới. Với gói tự lái 10.000 USD, chủ sở hữu sẽ được hưởng thụ tính năng chiếc xe tự động chuyển làn, điều hướng trên đường cao tốc, di chuyển vào điểm đỗ xe và xuất phát từ điểm đỗ xe ra chỗ người lái xe. Trang web của Tesla cho biết vào cuối năm nay, gói này cũng sẽ có cả khả năng cho một chiếc Tesla tự động lái trên đường thành phố, mặc dù trước đó Tesla đã hứa tính năng này ra mắt vào năm 2019.
Bên cạnh đó, trên website, Tesla cho biết các yếu tố tự lái hoàn toàn “cần có sự giám sát tích cực của người lái xe và không biến xe ô tô thành phương tiện tự lái”. Đầu năm nay, Tesla đã giới thiệu gói đăng ký hàng tháng trị giá 199 USD cho các chủ sở hữu Tesla muốn sử dụng chế độ tự lái hoàn toàn.
Năm ngoái, một tòa án ở Đức đã ra phán quyết Tesla đánh lừa người tiêu dùng về khả năng tự hành của ô tô. Tuần này, Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ đã tiến hành cuộc điều tra về phần mềm lái, tăng tốc và phanh tự động Autopilot của Tesla, sau khi một loạt các vụ tai nạn xảy ra.
Theo: CNBC