Tham vọng bá chủ AI của Trung Quốc đang được lèo lái bởi cựu sinh viên Harvard

Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang bất đồng quan điểm trên mọi mặt, từ kinh tế đến nhân quyền, trí tuệ nhân tạo (AI) vẫn được xem là “chiến trường” đặc biệt khốc liệt. Với tiềm năng cách mạng hóa xã hội, từ khâu sản xuất thực phẩm và chăm sóc y tế cho đến thị trường tài chính và giám sát người dân, công nghệ này đã và đang làm bùng lên không ít sự lạc quan lẫn nghi ngờ.
Một trong những tên tuổi có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lĩnh vực AI là Andrew Chi-Chih Yao, người được giáo dục cũng như có sự nghiệp trải dài xuyên suốt hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sinh ra ở Trung Quốc, sau đó tốt nghiệp Đại học Harvard, Yao là người Trung Quốc duy nhất được nhận Giải thưởng Turing, tương đương với Giải Nobel về khoa học máy tính. Sau gần 40 năm sống tại Mỹ, ông đã trở về quê nhà vào năm 2004, và hiện phụ trách một lớp đại học danh tiếng nhưng ít người biết đến, nơi hình thành nên một vài trong số những start-up AI lớn nhất đất nước, đồng thời tư vấn chính sách quản lý AI cho chính phủ, và gây dựng một thế hệ học giả mới.
“Chúng ta có cơ hội rất tốt trong 10 hoặc 20 năm tới, khi AI dự kiến sẽ thay đổi thế giới” - Yao nói vào tháng 5/2019. Ông kêu gọi Trung Quốc “đi trước các nước khác, để bồi dưỡng các tài năng và tiến hành nghiên cứu của riêng mình”.
“Lớp học Yao” - một khóa khoa học máy tính dành cho sinh viên tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, ngôi trường từng đào tạo Chủ tịch Tập Cận Bình và nhiều lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc - đã tác động sâu sắc đến những nhà tiên phong trong lĩnh vực công nghệ cũng như năng lực khoa học ngày một hùng mạnh của đất nước này. Học viên đã tốt nghiệp từ khóa học hình thành nên một mạng lưới quyền lực trên toàn Trung Quốc, tham gia cố vấn cho các dự án của các thành viên mạng lưới, và hỗ trợ nguồn lực cho nhiều dự án khác.
Các “truyền nhân” của Yao đã sáng lập nên hàng loạt startup với giá trị vượt mốc 12 tỷ USD vào thời kỳ đỉnh cao, bao gồm gã khổng lồ nhận diện khuôn mặt do Alibaba chống lưng, Megvii Technology Ltd, và Pony.ai Inc trụ sở tại Quảng Châu. Những người khác hiện giảng dạy tại nhiều trường đại học hàng đầu nước Mỹ, bao gồm Stanford và Princeton.
Chỉ riêng sự sẵn lòng quay về Trung Quốc của ông ấy đã mang rất nhiều ý nghĩa rồi” - theo Hu Yuanming, một sinh viên của Yao từ 2013 - 2017 và là CEO của startup đồ họa máy tính Taichi Graphics Technology Inc. Công ty của anh được chống lưng bởi Sequoia China, Source Code Capital, GGV Capital và BAI Capital, đã hoàn thành vòng gọi vốn series A và thu về 50 triệu USD hồi tháng 2 năm nay.
Hu là một trong những cá nhân xuất sắc từ “lò nhân tài” của Yao. Lou Tiancheng của Pony.ai và Tang Wenbin của Megvii đã cố vấn cho Hu trong quá trình sáng lập ra công ty của anh, và anh cho biết việc tìm kiếm nhân lực cho Taichi dễ dàng hơn so với nhiều doanh nghiệp nhỏ khác. Các sinh viên hiện nay của Yao cũng được nhận vào vị trí thực tập sinh tại đây.
Tham vọng bá chủ AI của Trung Quốc đang được lèo lái bởi cựu sinh viên Harvard
Andrew Chi-Chih Yao

Động lực thúc đẩy

Một điều mà Mỹ và Trung Quốc cùng đồng ý là tiềm lực to lớn của AI - một lĩnh vực có tầm ảnh hưởng vô cùng bao quát, sẽ định nghĩa phần lớn công nghệ của tương lai, và hiện là chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh nhằm chiếm thế thượng phong về công nghệ giữa hai nước. Xét khả năng ứng dụng AI để tạo ra những loại vũ khí thông minh hơn, AI hoàn toàn có thể gây ra những nguy cơ lớn đối với an ninh quốc gia.
Ủy ban An ninh Quốc gia về vấn đề AI (NSCAI) của Mỹ, đứng đầu bởi cựu CEO Google Eric Schmidt, từng cảnh báo vào năm ngoái về những nguy cơ hiện hữu trước sự lớn mạnh của Trung Quốc. “Nếu Mỹ không hành động, họ nhiều khả năng sẽ đánh mất vị thế lãnh đạo về AI vào tay Trung Quốc trong thập kỷ tới và dễ trở thành nạn nhân của hàng loạt mối đe dọa liên quan AI” - báo cáo của NSCAI nêu rõ.
Trong khi đó, Trung Quốc đã quyết định rằng AI là “động lực cốt lõi” trong quá trình chuyển đổi công nghiệp, và là “một trọng tập mới trong cạnh tranh quốc tế”, đặc biệt giữa lúc quốc gia này quyết tâm đạt được tự chủ công nghệ. Năm 2017, Trung Quốc đặt mục tiêu các ngành công nghiệp liên quan AI phải đạt mốc 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (148,2 tỷ USD) vào năm 2030.
Với lượng người dùng internet lớn nhất thế giới và lượng dữ liệu chưa từng có tiền lệ, Trung Quốc đã đạt được thành công đáng kể - và đầy tranh cãi - trong ngành AI, đặc biệt là các lĩnh vực như nhận diện khuôn mặt. Các công ty như SenseTime Group Inc và CloudWalk Technology Co được xếp vào hàng tiên tiến bậc nhất toàn cầu ở lĩnh vực này. Năm 2021, số lượng bằng sáng chế liên quan AI của Trung Quốc chiếm đến 52% toàn cầu, tăng từ mức 12% trong năm 2010.
Một số chuyên gia nhận định sức mạnh AI của Trung Quốc có những hạn chế về mặt quy mô, và chủ yếu tập trung vào các hệ thống giám sát trong nước thay vì mở rộng ra thế giới. Nhưng dù Trung Quốc có thống trị ngành AI, hay chỉ duy trì vị thế một trong những quốc gia hàng đầu về AI, thì Yao vẫn là một nhân tố quan trọng trong “kho vũ khí” của quốc gia này.
Sinh năm 1946, Yao di cư sang Đài Loan từ nhỏ. Ông miêu tả quãng thời gian được nuôi nấng và dạy dỗ cùng hai người em là những năm tháng hạnh phúc và khá giả, trong đó bản thân được chú trọng bồi dưỡng các giá trị truyền thống của Trung Quốc, bao gồm nền giáo dục. Ông là một sinh viên xuất sắc, và từng xem các nhà khoa học Galileo và Newton là các anh hùng lý tưởng của bản thân. Ông cũng nhận thấy vật lý thú vị hơn nhiều so với những bí ẩn mà thám tử Sherlock Holmes phải giải quyết.
Yao sang Mỹ vào năm 1967 để học Vật lý tại Đại học Harvard, và nói rằng vợ ông, Frances Yao, chính là người giới thiệu ông đến với thuật toán. Là một cựu nghiên cứu sinh tiến sỹ tại MIT, bà còn nổi tiếng là một giáo sư khoa học máy tính tại đại học Thanh Hoa.
Yao đã giảng dạy tại Mỹ trong gần 3 thập kỷ, chủ yếu ở Stanford và Princeton, trước khi quay về Trung Quốc vào năm 2004. Nhiều học giả Trung Quốc khác cũng về nước cùng thời gian này, bao gồm nhà vật lý học đạt giải Nobel Yang Chen-Ning và nhà vật lý sinh học Shi Yigong.
Yao nói rằng cơ hội để giảng dạy cho các sinh viên trẻ tuổi tại Trung Quốc là điều ông luôn mong ước, do đó quyết định về nước thực sự không phải quá khó để đưa ra.

Hiểu biết mới

Các cựu sinh viên nói rằng phong cách giảng dạy cởi mở và đề cao hợp tác của Yao giúp mở khóa những ý tưởng phức tạp, trừu tượng ẩn sâu trong mỗi bài học. Ông từng đề cập đến Phù thủy xứ Oz hay Alice lạc vào xứ thần tiên khi thảo luận về hành trình khám phá khoa học máy tính của mình. Các sinh viên được khuyến khích trả lời những câu hỏi liên quan và đặt câu hỏi ngược lại giảng viên của họ, và có thể được khao KFC hoặc Pizza Hut nếu một thành viên trong lớp giải quyết được một vấn đề đặc biệt khó nào đó.
Và khi nói “khó”, thì có nghĩa là vấn đề đó thực sự “khó”. Ví dụ, “Bài toán Triệu phú” của Yao đặt ra câu hỏi làm sao để hai người có thể xác định ai giàu hơn ai, nếu không đề cập đến số tiền họ có được. Trả lời những câu hỏi như vậy thông qua mật mã - bộ môn nghiên cứu các kỹ thuật liên lạc bảo mật - có thể giúp ứng dụng vào thế giới thực, cụ thể là ngành thương mại điện tử, khai thác dữ liệu, và nhiều góc khác của internet vốn cần mật mã.
Trong phạm vi lĩnh vực nghiên cứu của minh, Yao có lẽ nổi tiếng nhất vì Nguyên lý Min-Max, một quy tắc đưa ra quyết định vốn cực kỳ quan trọng đối với lý thuyết trò chơi và điện toán nói chung.
Những công trình của Giáo sư Yao đã mang đến cho chúng tôi những cách mới để hiểu về thuật toán” - theo Aleks Kissinger, phó giáo sư ngành máy tính lượng tử tại Đại học Oxford.
Bên cạnh lớp khoa học máy tính tại Đại học Thanh Hoa, Yao còn mở những lớp chuyên biệt hơn về AI và thông tin lượng tử. Ông còn là tổng biên tập sách giáo khoa AI dành cho trung học tại Trung Quốc, vốn được ra mắt vào năm 2020.
Trung Quốc đã bỏ lỡ cuộc cách mạng vi điện tử 70 hoặc 80 năm về trước, do đó ngày nay rất khó để bắt kịp với trình độ tiên tiến của ngành công nghiệp bán dẫn quốc tế” - Yao nói trong một bài phòng vấn vào năm ngoái. “Nhưng trong những lĩnh vực đang lên như công nghệ lượng tử và AI, Trung Quốc sẽ trở thành một tên tuổi quan trọng”
Zou Hao, một cựu sinh viên của Yao, đang phát triển startup Tsimage Medical Technology - chuyên cung cấp các dịch vụ chẩn đoán bằng AI - tin rằng các sinh viên từ đại học Thanh Hoa sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của công nghệ. “Dần dần, sẽ có thêm nhiều nhân tài từ Yao Class, những người tạo nên sự khác biệt và đạt được những thành tựu vĩ đại” - ông nói.
Các doanh nhân khác xuất thân từ Yao Class, bao gồm Li Chengtao, nhà sáng lập kiêm CEO công ty khám phá thuốc dựa trên AI Galixir; Qi Zichao, đồng sáng lập kiêm kiến trúc sư trưởng của startup metaverse Deep Mirror, và Long Fan, nhà sáng lập kiêm chủ tịch startup blockchain Conflux. Trong giới học thuật, các cựu sinh của Yao góp mặt trong đội ngũ nhân sự của Đại học Duke, Princeton, và Stanford, cũng như Đại học Tsinghua và Renmin của Trung Quốc.
Dù là trong đơn đi học nước ngoài hay xin việc tại các trường đại học, việc là một sinh viên của Yao Class thực sự mang lại nhiều lợi ích cho tôi” - theo Huang Zhiyi, phó giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Hong Kong.
Gần như mọi khía cạnh trong cuộc đời và công việc của tôi đều có ảnh hưởng từ trải nghiệm của tôi tại lớp học đó”
Tham khảo:
SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top