VNR Content
Pearl
Tên lửa đẩy Trường Chinh 2F cất cánh theo lịch trình lúc 9:31 sáng giờ Bắc Kinh (0131 sáng GMT). Sau khi phóng lên không trung khoảng 10 phút thì tàu vũ trụ Thần Châu 16 đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy, tiến vào quỹ đạo định sẵn, các thành viên phi hành đoàn ở trạng thái tốt.
Thần Châu 16 đã tiến hành kết nối tự động nhanh chóng với trạm vũ trụ và ghép nối với module lõi Thiên Hà của trạm Thiên Cung ở độ cao 400 km phía trên Trái Đất, vào lúc 12h49 chiều 30/5 (theo giờ Bắc Kinh - tức 13h49 theo giờ Hà Nội).
Theo báo cáo, tàu vũ trụ đã đưa phi hành đoàn gồm ba người đến trạm vũ trụ Thiên Cung. Trong nhóm 3 phi hành gia trên tàu Thần Châu 16, lần đầu tiên có sự tham gia của 1 phi hành gia dân sự.
Đây là chuyến bay đầu tiên của thế hệ phi hành gia thứ 3 của Trung Quốc và là lần đầu tiên phi hành gia dân sự tham gia sứ mệnh trên tàu vũ trụ..
Tàu vũ trụ Thần Châu 16 sẽ tiến hành nghiên cứu chuyên sâu kéo dài 5 tháng trên trạm Thiên Cung.
Các phi hành gia trên tàu được kỳ vọng sẽ đạt được những thành tựu khoa học trong việc nghiên cứu các hiện tượng lượng tử mới lạ, các hệ tần số không thời gian có độ chính xác cao và nguồn gốc của sự sống.
Sau khi Thần Châu 16 được phóng, số người đồng thời trên quỹ đạo Trái đất đã lên tới 17 người, phá vỡ kỷ lục 14 người trước đó được thiết lập vào năm 2021.
Ba phi hành gia đang bay đến trạm vũ trụ Thiên Cung, nơi ba người khác đang làm việc. Mười một người, bao gồm các phi hành gia người Nga và phi hành gia Hoa Kỳ, hiện đang làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Trung Quốc cho biết trạm vũ trụ Thiên Cung sẽ là trạm vũ trụ đầu tiên mở cửa cho tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và cho biết các thí nghiệm khoa học từ 11 quốc gia khác nhau sẽ được tiến hành trên đó.
Theo báo cáo, tàu vũ trụ đã đưa phi hành đoàn gồm ba người đến trạm vũ trụ Thiên Cung. Trong nhóm 3 phi hành gia trên tàu Thần Châu 16, lần đầu tiên có sự tham gia của 1 phi hành gia dân sự.
Đây là chuyến bay đầu tiên của thế hệ phi hành gia thứ 3 của Trung Quốc và là lần đầu tiên phi hành gia dân sự tham gia sứ mệnh trên tàu vũ trụ..
Tàu vũ trụ Thần Châu 16 sẽ tiến hành nghiên cứu chuyên sâu kéo dài 5 tháng trên trạm Thiên Cung.
Các phi hành gia trên tàu được kỳ vọng sẽ đạt được những thành tựu khoa học trong việc nghiên cứu các hiện tượng lượng tử mới lạ, các hệ tần số không thời gian có độ chính xác cao và nguồn gốc của sự sống.
Sau khi Thần Châu 16 được phóng, số người đồng thời trên quỹ đạo Trái đất đã lên tới 17 người, phá vỡ kỷ lục 14 người trước đó được thiết lập vào năm 2021.
Ba phi hành gia đang bay đến trạm vũ trụ Thiên Cung, nơi ba người khác đang làm việc. Mười một người, bao gồm các phi hành gia người Nga và phi hành gia Hoa Kỳ, hiện đang làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Trung Quốc cho biết trạm vũ trụ Thiên Cung sẽ là trạm vũ trụ đầu tiên mở cửa cho tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và cho biết các thí nghiệm khoa học từ 11 quốc gia khác nhau sẽ được tiến hành trên đó.