Thần đồng Vật lý 13 tuổi: 2 tuổi thuộc bảng chữ cái, 5 tuổi nói về máy gia tốc hạt, 13 tuổi đỗ Cử nhân Vật lý

Kể từ khi sinh ra, Elliott Tanner đã thể hiện tất cả những dấu hiệu rõ ràng của một thần đồng. Chỉ 4 tuần sau khi lọt lòng, cậu bé đã tự mình lăn lộn trên giường theo cách "không bình thường", 7 tháng đã nói những âm đầu tiên, lên 2 tuổi, Elliott có thể đọc thuộc lòng bảng chữ cái; đầu tiên bằng tiếng Anh và sau đó bằng tiếng Thụy Điển. Tất cả đã khiến bố cậu vô cùng ngạc nhiên và không hiểu chuyện gì xảy ra.
Tuy nhiên, điều đáng nói là ngay từ đầu, Elliott đã bị mê hoặc với những con số. Khi bạn bè cùng trang lứa thích thú mang theo đồ chơi thú nhồi bông đến trường thì cậu bé lại say mê những con số từ tính nhỏ và mang theo chúng mọi lúc mọi nơi. Michelle Tanner, mẹ của Elliott nói "***** bé đã nói về máy gia tốc hạt khi mới 5 tuổi trong khi những đứa trẻ khác đang giả làm Siêu nhân trên sân chơi".
Đó là câu chuyện của 8 năm trước. Còn hiện tại, cậu bé 13 tuổi này đã tốt nghiệp Đại học Minnesota với bằng Cử nhân Vật lý và một môn phụ Toán học. "Tôi cảm thấy ngây ngất. Đó là một trải nghiệm thực sự siêu thực."

Hoàn thành chương trình đại số bậc phổ thông trong vòng 1 tháng

Việc tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi là một thành tích đáng kinh ngạc, nhưng nó không phải là điều hiếm hoi trong lịch sử thần đồng nước Mỹ. Michael Kearney là người tốt nghiệp Đại học Nam Alabama với bằng cử nhân nhân chủng học năm 1992 khi mới 10 tuổi, nắm giữ danh hiệu là người trẻ nhất tốt nghiệp đại học.
Elliott đã được nhận vào chương trình tiến sĩ Vật lý của Đại học Minnesota, nhằm nghiên cứu sâu hơn về Vật lý lý thuyết năng lượng cao và dự định lấy bằng tiến sĩ nếu cha mẹ có thể gây quỹ cần thiết. Những người bạn bên cạnh cũng "vô cùng tự hào" về sự làm việc chăm chỉ và cống hiến để nhận được tấm bằng dù còn rất trẻ. "Mặc dù có khả năng học hỏi đáng kinh ngạc, nhưng cậu ấy cũng là một con người tốt bụng và vui tính. Cậu ấy truyền cảm hứng để chúng tôi trở thành những người tốt hơn mỗi ngày."
Khi Elliott bị "trượt" vào lớp mẫu giáo - do trí tuệ phi thường của cậu có lẽ không phù hợp để học mẫu giáo, cha mẹ của cậu quyết định nuôi dưỡng bản tính ham học hỏi và để cậu tự học ở nhà. Mẹ của Elliott nói "***** bé học giáo trình nhanh đến nỗi tôi không thể mua kịp cho nó. Cu cậu đã hoàn thành chương trình đại số trong một tháng và hình học trong hai tuần." Mặc dù phải vật lộn để theo kịp con mình, họ vẫn rất ủng hộ và ghi danh cho Elliott vào trường Cao đẳng Cộng đồng Normandale, khi đó chỉ mới 9 tuổi.

Thần đồng Vật lý 13 tuổi: 2 tuổi thuộc bảng chữ cái, 5 tuổi nói về máy gia tốc hạt, 13 tuổi đỗ Cử nhân Vật lý
Bên trái: Elliott mải mê chơi cờ, và bên phải: hóa trang thành Albert Einstein cho Halloween

Niềm yêu thích vật lý khi còn rất nhỏ

Tình yêu của Elliott dành cho Vật lý bắt đầu "nảy nở" khi cậu bắt đầu học đại học "Niềm đam mê vật lý của tôi bắt nguồn từ cách mà chủ đề này hoạt động như một công cụ vận chuyển cho toán học mà chủ thể không bị sa lầy bởi cách thức chính thức hóa của nó (tức là phải xem xét các trạng thái phi vật lý). Vật lý dựa trên trực giác nhiều hơn và kết quả là truyền cảm hứng cho tôi quan tâm đến việc theo học trình độ sau đại học về vật lý."
Hai năm sau, khi 11 tuổi, thiên tài nhí chuyển đến Đại học Minnesota để bắt đầu học Vật lý và Toán, quá trình chuyển đổi này gần như diễn ra rất dễ dàng. Bà Tanner nói rằng "việc được tiếp xúc với những người có cùng niềm đam mê vật lý giống mình là một điều vô cùng ý nghĩa đối với ***** bé, đó là cơ hội để ***** bé đi sâu tìm hiểu với những người khác ở trình độ của mình và học hỏi từ các nhà khoa học tuyệt vời."
Bên cạnh đó, Elliott và gia đình đã phải đối mặt với chỉ trích từ những người không hiểu hoàn cảnh của họ. Một số cho rằng việc ép trẻ làm thêm bài tập về nhà hoặc đọc những đoạn văn khó hiểu có thể khiến trẻ trở thành thiên tài, nhưng lại ngăn cản chúng sống như một đứa trẻ thực sự.
Tuy vậy, chuyên gia Lyn Kendall cho rằng yếu tố "thiên tài" vốn không nằm trong tay ai cả. Lyn Kendall là tư vấn viên về những đứa trẻ "có năng khiếu" tại Mensa (gồm những đứa trẻ có chỉ số IQ cực cao có dấu hiệu của khả năng phi thường ngay cả khi còn nhỏ, trước khi việc nuôi dạy con cái bắt đầu có tác động. Mẹ của cậu nói rằng "Mọi người dường như có định kiến rằng tuổi thơ của Elliott đã bị đánh cắp. Mọi người cũng cho rằng ***** bé chắc chắn thiếu các kỹ năng xã hội." Nhưng điều này không đúng sự thật. Elliott vẫn thích chơi với những đứa trẻ cùng độ tuổi, vẫn dành thời gian cùng bạn bè chơi game Minecraft, Oculus, Dungeons and Dragons; nghe các bản nhạc từ một số nghệ sĩ yêu thích như Steely DanThe Beatles.

Điều gì được kỳ vọng tiếp theo cho những thiên tài?



Có rất nhiều trường hợp những thiên tài nhí đã mất dần hứng thú với lĩnh vực sở trường của mình và sau đó chẳng đi đến đâu. Trong khi một số người trở thành chuyên gia trong lĩnh vực họ quan tâm, chỉ một số nhỏ trở thành thiên tài trưởng thành đúng nghĩa.
Thần đồng luôn được kỳ vọng là những thiên tài trong suốt sự nghiệp và quãng đời về sau của họ. Điều này cùng với áp lực cộng thêm từ các bậc cha mẹ thúc ép, có thể khiến họ tin rằng trở nên phi thường là một lời nguyền. Ellen Winner, Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Boston cho rằng những bậc cha mẹ cần xác định rõ ràng rằng trở thành thần đồng không phải là mục tiêu cuối cùng.
Về trường hợp của Elliott, cậu dự định sẽ bắt đầu học tiến sĩ trong năm học tới nhưng việc chấp nhận tham gia chương trình này không đi kèm với sự hỗ trợ tài chính mà sinh viên thường nhận được. Trường đại học thường chỉ cung cấp cho sinh viên một khoản trợ cấp, bảo hiểm y tế và miễn học phí. Riêng ngành vật lý mà cậu theo học không cung cấp điều tương tự cho Elliott vì họ không chắc chắn về việc giao trách nhiệm giảng dạy cho Elliott, đây là một phần quan trọng của chương trình.
Cha mẹ của Elliott đã rất ngạc nhiên về điều đó vì họ không có thời gian để xây dựng quỹ đại học cho con mình. “Chúng tôi chưa bao giờ tưởng tượng sẽ gửi một đứa trẻ 9 tuổi vào đại học, chứ chưa nói đến một đứa trẻ 13 tuổi đi học cao học, vì vậy chúng tôi chắc chắn sẽ không có thời gian để xây dựng quỹ đại học cho con mình." Và đối với cô ấy, lựa chọn duy nhất còn lại là bắt đầu một chiến dịch GoFundMe.
Ước tính rằng toàn bộ chương trình tiến sĩ sẽ tốn khoảng 90.000 đô la để hoàn thành. Cho đến ngày 4 tháng 5, trang GoFundMe của Elliott đã huy động được hơn 40.000 đô la. "Chúng tôi rất biết ơn vì bạn bè, gia đình, cộng đồng và công chúng đã ủng hộ Elliott. ***** bé sẽ không thể tiếp tục việc học của mình nếu không có sự hỗ trợ."
Còn bản thân Elliott hy vọng rằng câu chuyện của mình sẽ khơi dậy niềm yêu thích vật lý cho nhiều người khác. "Tôi rất muốn có thể lan tỏa niềm vui này đối với vật lý và sự nhiệt tình dành cho nó."


>>> Phụ huynh chạy đua cho con học tiền tiểu học.
Nguồn interestingengineering
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top