Thất nghiệp, làm việc quá sức, giới trẻ Trung Quốc đổ ra phố bán rong

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Vào các buổi tối cuối tuần, Nabi tranh thủ bày thật nhanh những món đồ thủ công hand-made tự làm ra khu chợ đường phố ở thành phố Tây An, Tây Bắc. Mỗi khi có toán bạn trẻ hay nhân viên văn phòng đi qua, mắt cô lại sáng lên mong có ai đó dừng lại trước quầy hàng mình, hy vọng họ sẽ mua 1 cái gì đó.

Phong trào ra phố bán rong

Cô từng là 1 nhân viên văn phòng với vị trí kĩ sư kiểm thử phần mềm (hay còn gọi là tester), chuyên dò tìm lỗi phần mềm và báo cáo giải pháp khắc phục. Song, những tháng ngày dán mắt vào màn hình với các dòng code đó đã qua. Mới đây, cô kĩ sư đã quyết định nghỉ việc để theo đuổi kinh doanh cá nhân, trở thành 1 người bán hàng rong với các món đồ chế tác thủ công.
“Giờ thì tôi có thể làm ít hơn nếu tâm trạng không tốt. Hoặc có khi lao vào công việc kể cả khi đã nửa đêm nếu có 1 ý tưởng thiết kế nảy ra trong đầu” - cô gái nói với
Sixth Tones. Đây dường như là xu hướng khi ngày càng nhiều người chọn đi bán hàng rong giống Nabi.
Thất nghiệp, làm việc quá sức, giới trẻ Trung Quốc đổ ra phố bán rong
Kinh tế khó khăn, Trung Quốc bắt đầu nhìn nhận lại nền kinh tế hàng rong
Được coi là “huyết mạch của Trung Quốc” theo mô tả của Thủ tướng Lý Khắc Cường, những người bán hàng rong và kinh doanh chợ đêm đang dần trở lại thời gian gần đây. Trước kia, những công việc này vị coi là nghề có địa vị thấp và không được khuyến khích.
Nhưng các bạn trẻ thành thị sau nhiều năm theo đuổi triết lý “nắm bắt thời điểm” (carpe diem) hay “văn hóa 996”, đã kiệt quệ và vỡ mộng. Nay họ trở lại với tinh thần tự thân kinh doanh dù chỉ là quy mô nhỏ, cốt để thoát khỏi cái guồng làm việc quay cuồng của trước kia.
Tại Thượng Hải và các thành phố phát triển, nhiều bạn trẻ đang bán cà phê, phụ kiện, tranh vẽ, đồ thủ công,... dọc theo các con phố hoặc những quầy hàng di động dựng ngay trên 1 chiếc xe tải. Thành phố mới đây đã dỡ bỏ lệnh cấm bán hàng rong trên vỉa hè sau 20 năm, cho phép hoạt động kinh doanh bán hàng tại 1 số khu vực được chỉ định.

Thất nghiệp, làm việc quá sức, giới trẻ Trung Quốc đổ ra phố bán rong
Trong khi đó, Nam Kinh còn tiến 1 bước xa hơn là cấp giấy phép kinh doanh chính thức. Trong bối cảnh Trung Quốc gặp khó khăn vì chính sách chống COVID, kinh tế suy thoái, nhiều người rơi vào thất nghiệp, còn sinh viên ra trường lại khó tìm được công việc như ý,... Đây cũng có thể là nỗ lực nới lỏng của chính quyền nhằm cứu lấy tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Không chỉ lề đường và vỉa hè, những người bán hàng rong còn xuất hiện trên mạng xã hội. Rất nhiều bạn trẻ phát trực tuyến cảnh bán hàng, đăng tải video chia sẻ về động lực, động cơ, thành tích kinh doanh,... nhằm cổ vũ cho nhau. Tất cả bùng nổ như 1 phong trào làm sống lại giới trẻ Trung Quốc.
Một hashtag liên quan đã có gần 40 tỷ lượt xem trên Douyin (TikTok phiên bản Trung Quốc). Trên nền tảng Xiaohongshu, phiên bản nội địa của Instagram, hơn 1,5 triệu bài đăng xuất phát từ các chủ quầy hàng như vậy. Họ chia sẻ mọi thứ, từ thực phẩm, công thức nấu ăn tới định hướng kinh doanh,...
“Thật là 1 cộng đồng nhiệt tình. Tôi chưa bao giờ ở trong 1 cộng đồng nào tương tự trước đây” - Nabi nói.

Thất nghiệp, làm việc quá sức, giới trẻ Trung Quốc đổ ra phố bán rong
Yang Wen và quầy hàng bán đồ tráng miệng
Yang Wen đến từ Quý Châu thì khác. Anh không phải trốn chạy công việc văn phòng tẻ nhạt, hay rời bỏ guồng quay tăng ca và làm thêm đến kiệt sức. Năm nay 28 tuổi, anh từng là chủ 1 nhà hàng lẩu và 1 cửa hàng ăn uống, nhưng COVID-19 đã xóa sạch tất cả. Sau khi mất trắng, người đàn ông quyết định xuống phố và bán đồ ăn tráng miệng nhằm tạo nguồn thu nhập mới.

Những khó khăn khi bán hàng rong

Lâu nay, thái độ của mọi người thường là miệt thị và khinh rẻ công việc bán hàng rong, 1 nghề bị coi là thấp kém. Rõ ràng các bậc phụ huynh luôn kì vọng con cái trở thành bác sĩ, luật sư, kĩ sư hay gia nhập ngành giải trí để hoạt động nghệ thuật, hơn là ngồi ở vỉa hè chào hàng mọi người qua lại.
Song, một số chuyên gia cho rằng các quan chức đã bắt đầu thừa nhận đóng góp kinh tế của nhóm ngành nghề này cho xã hội. Huang Gengzhi, giáo sư tại Trường Địa lý và Quy hoạch thuộc Đại học Tôn Trung Sơn, nhận định: “Các quầy hàng rong không chỉ có lợi cho người dân ở cấp độ cá nhân, mà còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đô thị hiện đại”.

Thất nghiệp, làm việc quá sức, giới trẻ Trung Quốc đổ ra phố bán rong
Trung Quốc kì vọng nền kinh tế về đêm sẽ giúp kéo lại tăng trưởng
Theo ông, tái khởi động nền kinh tế bắt đầu từ việc phát triển nền kinh tế hàng rong không nên chỉ dừng lại là biện pháp nhất thời, mà phải là 1 chiến lược lâu dài, có bài bản của quốc gia. Ông đánh giá cao xu hướng ra phố bán rong của giới trẻ.
Sau 4 tháng, quầy hàng của Yang dần đi vào quỹ đạo, hòa nhập vào nhịp sống đô thị. Anh thường đỗ xe vào 8 giờ tối, tạo ra bầu không khí ấm cúng với ánh đèncổ tích lung linh, biển hiệu, bàn ghế nhã nhặn. Mỗi ngày, có khoảng 200 khách lui tới đây, chủ yếu là các bạn trẻ. Nơi đây dần trở thành 1 điểm tụ tập của họ.
Mỗi tháng, quầy hàng của Yang có thể kiếm tới hơn 4,200 USD. Anh cũng thường sử dụng nền tảng mạng xã hội để lan tỏa công việc kinh doanh đến nhiều người hơn, dần xây dựng nhóm khách hàng trung thành. Yang từ chối tiết lộ lợi nhuận kiếm được, song nêu ra 1 số khó khăn ảnh hưởng tới kinh doanh.

Thất nghiệp, làm việc quá sức, giới trẻ Trung Quốc đổ ra phố bán rong
Kinh doanh đường phố gặp nhiều thách thức như chi phí đầu vào, giấy phép kinh doanh hay sức tiêu thụ của khách hàng
Anh không có giấy phép chính thức, giá cả biến động có thể làm tăng chi phí nguyên liệu đầu vào. Trong khi đó, nhu cầu của khách hàng cũng không ổn định mãi. Nabi cũng tương tự. Trong 4 tháng kể từ khi mở sạp bán đồ thủ công, cô chỉ kiếm được khoảng 2.000 tệ (hơn 6 triệu đồng). Cô phải dừng kinh doanh 1 thời gian do đại dịch tái bùng phát.
Cuối cùng, Nabi bắt đầu tìm việc trở lại và gửi đi các bản CV. Mặc dù vậy, Nabi không hề hối hận. Cô thừa nhận nó khó hơn mình tưởng tượng ban đầu vì không thể làm toàn thời gian. Song, cô coi đó là 1 trải nghiệm cho bản thân hơn là thất bại.


>>> Tốt nghiệp rồi thất nghiệp, giới trẻ Trung Quốc lo sợ tương lai đen tối như tiền đồ chị Dậu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top