VNR Content
Pearl
"THE F1RST TAKE" hay "The First Take" là chương trình âm nhạc do Sony Music Entertainment Japan sáng tạo và sản xuất, ra mắt lần đầu vào tháng 11/2019. Tại đây, ca sĩ được mời biểu diễn trong 1 lần duy nhất bằng 1 cú bấm máy từ đầu đến cuối. Sân khấu của họ tối giản hết mức có thể, chỉ gồm 1 studio màu trắng, hát thẳng vào micro, bên cạnh có thể là người đệm đàn hoặc trống, piano cùng 1 số thiết bị cơ bản nhất.
Mỗi lần biểu diễn sẽ chỉ hát đúng 1 lần duy nhất, không ngắt, không can thiệp, không chỉnh sửa. Không có auto-tone, overdubbing hay hiệu ứng chèn vào giọng ca. Đúng với khẩu hiệu "less filter, more music" hay "one take only, one life only". Đây chính là nơi lột tả rõ nét nhất kĩ năng thanh nhạc và tài năng ca hát của nghệ sĩ. Để họ giải phóng tất cả năng lượng âm nhạc và cảm xúc trong 1 màn biểu diễn duy nhất.
Theo Billboard Japan, TFT của Sony đã trở thành 1 trong những kênh truyền thông âm nhạc có ảnh hưởng nhất Nhật Bản. Nó cũng được nhiều khán giả trên thế giới theo dõi, nhiều người lần đầu chứng kiến cách biểu diễn kì lạ này. Với nhiều người, đây là chương trình đưa họ tiếp cận nhạc Nhật, lần đầu biết đến nghệ sĩ hay bài hát vừa biểu diễn.
Thứ khiến TFT khác biệt với các chương trình âm nhạc họ từng xem là nó không được quay lại, kể cả khi nghệ sĩ mắc lỗi hoặc có tai nạn bất ngờ xảy ra, mọi việc đều được ghi lại chỉ 1 lần duy nhất. Vì thế, TFT lưu giữ khoảnh khắc cống hiến hết mình cho khán giả. Các nghệ sĩ biết, họ chỉ được quay 1 lần duy nhất nên đều áp lực phải tạo ra ấn tượng thật xuất sắc.
Cũng chính vì sự đơn giản không màu mè đó, Buổi diễn được ghi lại ở chất lượng hình ảnh và âm thanh cao nhất, bảo toàn sự sống động của màn trình diễn. Nhiều nghệ sĩ đã thử nghiệm bản phối mới cho bài hát, đem lại luồng gió mới. Các góc quay cũng được giản lược ở góc nghiêng, quay cận, lột tả khuôn miệng nghệ sĩ, cách hít thở, ánh mắt nhìn,... Căn phòng yên lặng nghe rõ được cả tiếng bước chân, nuốt nước bọt hay vải cọ xát, dây va chạm. Bối cảnh và âm thanh đều được thiết kế chân thực nhất.
Một trong những chương trình âm nhạc ảnh hưởng nhất Nhất Bản
Với hơn 4 tỷ lượt xem, gần 800 video đã lên sóng, hơn 9 triệu lượt đăng ký, TFT trở thành sân khấu để nghệ sĩ thể hiện nội lực thực sự của mình. Không cần dàn dựng cầu kì, chỉ tập trung vào 1 mục đích duy nhất - cống hiến cho khán giả bằng tất cả tài năng âm nhạc và kĩ thuật ca hát chỉ trong 1 cú bấm máy.
Nghệ sĩ được mời chủ yếu đến từ hãng thu âm Sony, về sau, xuất hiện thêm 1 số nghệ sĩ từ công ty thu âm bên ngoài. Ban đầu, chương trình tập trung vào nghệ sĩ Nhật Bản, sau đó có thêm cả quốc tế, Hong Kong, Đài Loan hay Hàn Quốc. Tất nhiên phần lớn vẫn có hợp đồng với Sony như Harry Styles, Avril Lavigne, Jason Chan, Stray Kids. Với tầm ảnh hưởng ngày càng phổ biến và sự hậu thuẫn từ 1 trong những tập đoàn truyền thông hùng mạnh nhất thế giới, TFT có cơ hội trở thành chương trình âm nhạc hàng đầu trong ngành công nghiệp.
Một trong những màn biểu diễn viral đầu tiên là ca sĩ LiSA trình bày bài hát Gurenge, bài hát chủ đề trong Demon Slayer (Thanh gươm diệt quỷ) do công ty con Sony là Aniplex sản xuất. Lượt xem thậm chí còn cao hơn cả MV gốc và thu hút sự quan tâm khổng lồ của người hâm mộ.
Sau đó, LiSA tiếp tục quay lại với màn trình diễn Homura thuộc movie anime Mugen Train (Chuyến tàu vô tận), bộ phim ăn khách nhất năm 2020 và lập vô số kỷ lục phòng vé. Chính màn biểu diễn đầy cảm xúc của cô trên nền nhạc piano đã khiến người xem cảm nhận sâu sắc hơn bài hát cho dù không có mặt ở đó.
Sau đó, nam ca sĩ Dish// biểu diễn bài hát Neko (“con mèo” trong tiếng Nhật) đã cho thấy sức ảnh hưởng của TFT. Bài hát ban đầu phát hành từ năm 2017 nhưng không thành công. Phải tới khi lên sóng chương trình vào tháng 3 năm 2020, Takumi Kitamura thực hiện bản phối acoustic mới trên nền nhạc phát sẵn, bộc lộ chất giọng mượt mà đã chinh phục khán giả. Nó khiến bài hát bùng nổ trên BXH Billboard Japan Hot 100 và đứng thứ 28 trên bảng tổng sắp cả năm. Đây cũng trở thành video đầu tiên của chương trình cán mốc 100 triệu view, video đầu tiên và duy nhất vượt 200 triệu view.
Yoru ni Kakeru của Yoasobi là 1 trong các bản hit đình đám nhất năm 2020. Phiên bản The Home Take lên sóng đại dịch COVID-19 đang bùng phát, sau 6 tháng bài hát ra mắt, càng khiến ca khúc trở nên phổ biến và góp phần quan trọng trong thành công năm đó.
Hoặc Dear My Friend do Little Glee Monster biểu diễn cùng Pentatonix đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu. Bài hát hợp tác giữa nhóm vocal Little Glee Monster và nhóm a cappella nổi tiếng thế giới Pentatonix. Cả 2 nhóm đều là nghệ sĩ dưới trướng Sony. Điểm đặc biệt là nó được quay đúng 1 lần và lại không cùng 1 địa điểm. Little Glee Monster biểu diễn ở Tokyo và Pentatonix biểu diễn ở Los Angeles, sau đó ghép lại thành 1 video biểu diễn chung. Nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của khán giả vì tính mới lạ độc đáo.
Nhóm nhạc nam Hàn Quốc Stray Kids có hợp đồng tại Nhật với Sony là nghệ sĩ quốc tế lẫn Hàn Quốc đầu tiên biểu diễn tại TFT, bài hát Slump. Sau đó, họ biểu diễn Mixtape: Oh vào năm 2021, trở thành bài hát không phải tiếng Nhật đầu tiên xuất hiện trên TFT.
Họ cũng đưa cả nhân vật không phải người lên biểu diễn khi những con rối Sesame Street biểu diễn Ue Muite Aruko cùng các thành viên Hinatazaka46, 1 nhóm idol nữ thuộc Sony. Ca sĩ Tô Nhuế Kỳ là nghệ sĩ solo Trung Quốc đầu tiên biểu diễn trên kênh, cô cũng thuộc hãng thu âm Sony.
Đặc biệt, ngoài việc quảng bá dàn nghệ sĩ "gà nhà" thì tập đoàn Nhật Bản cũng tranh thủ đưa vào 1 số sản phẩm điện tử, tai nghe mặc định là huyền thoại studio V6/CD900ST; hoặc trong 1 số lần phát sóng, nghệ sĩ sử dụng micro huyền thoại studio C-800G; hay các chiến dịch hợp tác với TV Bravia và tai nghe 1000X.
>>> Sony C-800G: chiếc micro được Dr. Dre tin tưởng tuyệt đối, "huyền thoại studio" sau 30 năm vẫn là ********* ngành công nghiệp thu âm
Mỗi lần biểu diễn sẽ chỉ hát đúng 1 lần duy nhất, không ngắt, không can thiệp, không chỉnh sửa. Không có auto-tone, overdubbing hay hiệu ứng chèn vào giọng ca. Đúng với khẩu hiệu "less filter, more music" hay "one take only, one life only". Đây chính là nơi lột tả rõ nét nhất kĩ năng thanh nhạc và tài năng ca hát của nghệ sĩ. Để họ giải phóng tất cả năng lượng âm nhạc và cảm xúc trong 1 màn biểu diễn duy nhất.
Thứ khiến TFT khác biệt với các chương trình âm nhạc họ từng xem là nó không được quay lại, kể cả khi nghệ sĩ mắc lỗi hoặc có tai nạn bất ngờ xảy ra, mọi việc đều được ghi lại chỉ 1 lần duy nhất. Vì thế, TFT lưu giữ khoảnh khắc cống hiến hết mình cho khán giả. Các nghệ sĩ biết, họ chỉ được quay 1 lần duy nhất nên đều áp lực phải tạo ra ấn tượng thật xuất sắc.
Cũng chính vì sự đơn giản không màu mè đó, Buổi diễn được ghi lại ở chất lượng hình ảnh và âm thanh cao nhất, bảo toàn sự sống động của màn trình diễn. Nhiều nghệ sĩ đã thử nghiệm bản phối mới cho bài hát, đem lại luồng gió mới. Các góc quay cũng được giản lược ở góc nghiêng, quay cận, lột tả khuôn miệng nghệ sĩ, cách hít thở, ánh mắt nhìn,... Căn phòng yên lặng nghe rõ được cả tiếng bước chân, nuốt nước bọt hay vải cọ xát, dây va chạm. Bối cảnh và âm thanh đều được thiết kế chân thực nhất.
Với hơn 4 tỷ lượt xem, gần 800 video đã lên sóng, hơn 9 triệu lượt đăng ký, TFT trở thành sân khấu để nghệ sĩ thể hiện nội lực thực sự của mình. Không cần dàn dựng cầu kì, chỉ tập trung vào 1 mục đích duy nhất - cống hiến cho khán giả bằng tất cả tài năng âm nhạc và kĩ thuật ca hát chỉ trong 1 cú bấm máy.
Nghệ sĩ được mời chủ yếu đến từ hãng thu âm Sony, về sau, xuất hiện thêm 1 số nghệ sĩ từ công ty thu âm bên ngoài. Ban đầu, chương trình tập trung vào nghệ sĩ Nhật Bản, sau đó có thêm cả quốc tế, Hong Kong, Đài Loan hay Hàn Quốc. Tất nhiên phần lớn vẫn có hợp đồng với Sony như Harry Styles, Avril Lavigne, Jason Chan, Stray Kids. Với tầm ảnh hưởng ngày càng phổ biến và sự hậu thuẫn từ 1 trong những tập đoàn truyền thông hùng mạnh nhất thế giới, TFT có cơ hội trở thành chương trình âm nhạc hàng đầu trong ngành công nghiệp.
Một trong những màn biểu diễn viral đầu tiên là ca sĩ LiSA trình bày bài hát Gurenge, bài hát chủ đề trong Demon Slayer (Thanh gươm diệt quỷ) do công ty con Sony là Aniplex sản xuất. Lượt xem thậm chí còn cao hơn cả MV gốc và thu hút sự quan tâm khổng lồ của người hâm mộ.
Sau đó, LiSA tiếp tục quay lại với màn trình diễn Homura thuộc movie anime Mugen Train (Chuyến tàu vô tận), bộ phim ăn khách nhất năm 2020 và lập vô số kỷ lục phòng vé. Chính màn biểu diễn đầy cảm xúc của cô trên nền nhạc piano đã khiến người xem cảm nhận sâu sắc hơn bài hát cho dù không có mặt ở đó.
Sau đó, nam ca sĩ Dish// biểu diễn bài hát Neko (“con mèo” trong tiếng Nhật) đã cho thấy sức ảnh hưởng của TFT. Bài hát ban đầu phát hành từ năm 2017 nhưng không thành công. Phải tới khi lên sóng chương trình vào tháng 3 năm 2020, Takumi Kitamura thực hiện bản phối acoustic mới trên nền nhạc phát sẵn, bộc lộ chất giọng mượt mà đã chinh phục khán giả. Nó khiến bài hát bùng nổ trên BXH Billboard Japan Hot 100 và đứng thứ 28 trên bảng tổng sắp cả năm. Đây cũng trở thành video đầu tiên của chương trình cán mốc 100 triệu view, video đầu tiên và duy nhất vượt 200 triệu view.
Yoru ni Kakeru của Yoasobi là 1 trong các bản hit đình đám nhất năm 2020. Phiên bản The Home Take lên sóng đại dịch COVID-19 đang bùng phát, sau 6 tháng bài hát ra mắt, càng khiến ca khúc trở nên phổ biến và góp phần quan trọng trong thành công năm đó.
Hoặc Dear My Friend do Little Glee Monster biểu diễn cùng Pentatonix đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu. Bài hát hợp tác giữa nhóm vocal Little Glee Monster và nhóm a cappella nổi tiếng thế giới Pentatonix. Cả 2 nhóm đều là nghệ sĩ dưới trướng Sony. Điểm đặc biệt là nó được quay đúng 1 lần và lại không cùng 1 địa điểm. Little Glee Monster biểu diễn ở Tokyo và Pentatonix biểu diễn ở Los Angeles, sau đó ghép lại thành 1 video biểu diễn chung. Nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của khán giả vì tính mới lạ độc đáo.
Nhóm nhạc nam Hàn Quốc Stray Kids có hợp đồng tại Nhật với Sony là nghệ sĩ quốc tế lẫn Hàn Quốc đầu tiên biểu diễn tại TFT, bài hát Slump. Sau đó, họ biểu diễn Mixtape: Oh vào năm 2021, trở thành bài hát không phải tiếng Nhật đầu tiên xuất hiện trên TFT.
Họ cũng đưa cả nhân vật không phải người lên biểu diễn khi những con rối Sesame Street biểu diễn Ue Muite Aruko cùng các thành viên Hinatazaka46, 1 nhóm idol nữ thuộc Sony. Ca sĩ Tô Nhuế Kỳ là nghệ sĩ solo Trung Quốc đầu tiên biểu diễn trên kênh, cô cũng thuộc hãng thu âm Sony.
Đặc biệt, ngoài việc quảng bá dàn nghệ sĩ "gà nhà" thì tập đoàn Nhật Bản cũng tranh thủ đưa vào 1 số sản phẩm điện tử, tai nghe mặc định là huyền thoại studio V6/CD900ST; hoặc trong 1 số lần phát sóng, nghệ sĩ sử dụng micro huyền thoại studio C-800G; hay các chiến dịch hợp tác với TV Bravia và tai nghe 1000X.
>>> Sony C-800G: chiếc micro được Dr. Dre tin tưởng tuyệt đối, "huyền thoại studio" sau 30 năm vẫn là ********* ngành công nghiệp thu âm