VNR Content
Pearl
Cảng công nghiệp Kwinana ở bờ biển phía tây nước Úc như một thế giới mô phỏng của ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu. Từ năm 1955, nơi đây đã là nhà của một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất trong vùng, thuộc sở hữu của British Petroleum khi công ty này vẫn còn mang tên Công ty Dầu mỏ Anh - Ba Tư. Vào thời vàng son, công ty từng cung cấp đến 70% lượng nhiên liệu của vùng tây Úc, và cho đến nay, những bồn kim loại khổng lồ cũ kỹ của họ vẫn đứng sừng sững dọc bờ biển, dần gỉ sét do không khí đậm đặc muối biển.
Nhà máy lọc dầu đóng cửa vào tháng 3/2021, nhưng dầu mỏ chỉ là một phần của câu chuyện: nước Úc còn là nơi sở hữu gần một nửa nguồn cung lithium của thế giới. Hàng đoàn xe tải và máy móc công nghiệp một lần nữa lăn bánh, nhưng nay chúng trở thành một phần trong cuộc chạy đua nhằm đảm bảo những nguồn năng lượng sạch cho tương lai - một cuộc chạy đua đang bị thống trị bởi Trung Quốc.
Trong 30 năm qua, lithium đã trở thành một loại tài nguyên vô cùng giá trị. Nó là thành phần tối quan trọng trong pin - cho chiếc điện thoại hay laptop mà bạn đang dùng để đọc bài viết này, và cho những chiếc ô tô điện sẽ sớm lăn bánh trên mọi con phố. Nhưng cho đến gần đây, lithium khai thác được ở Úc vẫn phải mang đi tinh luyện và xử lý ở nơi khác. Khi nói về xử lý lithium, Trung Quốc dường như không có đối thủ. Siêu cường này đảm đương khoảng 40% trong số 93.000 tấn lithium thô khai thác trên toàn cầu vào năm 2021. Hàng trăm siêu nhà máy (gigafactory) trên khắp cả nước đều đặn cho ra hàng triệu viên pin EV phục vụ thị trường nội địa lẫn các nhà sản xuất ô tô nước ngoài như BMW, Volkswagen, và Tesla.
Thị phần của Trung Quốc đối với pin lithium-ion là 80%, theo ước tính của BloombergNEF. 6 trong số 10 nhà sản xuất pin EV lớn nhất đặt tại Trung Quốc - và cứ 10 viên pin EV được sản xuất ra trên toàn cầu, có 3 viên pin thuộc về CATL, một trong 6 ông lớn đó. Sự thống trị của Trung Quốc còn mở rộng sang chuỗi cung ứng. Các công ty Trung Quốc đã ký kết nhiều thỏa thuận ưu tiên với các quốc gia giàu lithium và hưởng lợi từ những khoản đầu tư chính phủ khổng lồ nhằm xây dựng những khu phức hợp đóng vai trò mắt xích giữa khai thác và sản xuất. Điều này khiến phần còn lại của thế giới vô cùng quan ngại, và Mỹ cùng châu Âu hiện đang tìm mọi cách để thoát khỏi sự lệ thuộc vào lithium của Trung Quốc, trước khi quá muộn.
Một viên pin ô tô điện có chứa từ 30 - 60kg lithium. Theo ước tính, đến năm 2034, chỉ riêng Mỹ sẽ cần đến 500.000 tấn lithium thô mỗi năm để sản xuất EV. Con số này còn nhiều hơn cả nguồn cung toàn cầu vào năm 2020. Một số chuyên gia lo sợ rằng một cuộc khủng hoảng tương tự khủng hoảng dầu mỏ do cuộc chiến ở Ukraine gây ra có nguy cơ lặp lại, khi mà căng thẳng địa chính trị dẫn đến một cuộc chiến cấm vận, buộc Trung Quốc ngắt nguồn cung pin trong bối cảnh các nhà sản xuất ô tô phương Tây rất cần đến chúng để phục vụ cho công cuộc chuyển đổi sang ô tô điện.
“Nếu Trung Quốc quyết định ưu tiên cho thị trường nội địa, pin lithium-ion sẽ trở nên đắt đỏ hơn nhiều ở các thị trường nước ngoài” - theo Andrew Barron, giáo sư năng lượng và môi trường tại Đại học Swansea. Ông cho rằng điều này sẽ khiến những nỗ lực của phương Tây nhằm mở rộng năng lực sản xuất pin trở nên “cấp bách hơn bao giờ hết”.
Trên thực tế, phương Tây đang hướng đến mục tiêu đó, nhưng với tốc độ khá ì ạch. Nếu mọi thứ đúng như kế hoạch, sẽ có 13 siêu nhà máy mới được xây dựng tại Mỹ vào năm 2025, cùng với 35 nhà máy khác tại châu Âu vào năm 2035.
Nhưng những siêu nhà máy này sẽ cần đến lithium - rất nhiều là đằng khác. Vào tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tận dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động khai thác lithium và các vật liệu quan trọng khác cần cho sản xuất pin. Bên kia Đại Tây Dương, EU cũng thiết lập các cơ chế nhằm tạo nên một chuỗi cung ứng pin thân thiện môi trường trong khu vực, với trọng tâm là tái chế lithium.
Nhưng có một mảnh ghép quan trọng còn thiếu giữa khâu khai thác và sản xuất. Biến quặng lithium thành lithium carbonate hay lithium hydroxide tinh khiết là một công đoạn đắt đỏ và phức tạp. Cần nhiều năm để xây dựng hoàn chỉnh một nhà máy hay siêu nhà máy xử lý lithium, và có thể mất thêm hàng thập kỷ cùng xấp xỉ 175 tỷ USD để Mỹ có thể bắt kịp Trung Quốc. Trung Quốc kiểm soát ít nhất 2/3 năng lực xử lý lithium của thế giới, và chỉ riêng điều này cũng đủ xây dựng nên cho Trung Quốc một thành lũy vững chắc trên thị trường pin trong nhiều năm sắp tới.
Thiếu đầu tư nghiêm túc vào quy trình ở giữa này, lithium khai thác được từ các mỏ mới mở tại Mỹ và châu Âu vẫn sẽ cần được chuyển sang châu Á và chuyển ngược lại một khi đã tinh luyện, trước khi có thể được dùng trong ô tô điện - tất cả đều góp phần làm tăng lượng khí thải, xói mòn khả năng độc lập năng lượng của một quốc gia, và vô tình trao cho Trung Quốc một con át chủ bài.
Thoạt nhìn, Kwinana có vẻ là một bước đi đúng đắn. Một nhà máy xử lý lithium mới đã được xây dựng ở phía bắc nhà máy lọc dầu cũ, và vào tháng 5 vừa qua, nó đã lần đầu thành công trong việc biến một quặng lithium gọi là spodumene thành lithium hydroxide sẵn sàng sử dụng trong pin. Nhưng ngay cả điều đó cũng không mang lại cho nước Úc khả năng tinh luyện và tự do bán lithium của chính mình. Nhà máy nói trên thực ra là một liên doanh, với cổ đông lớn là Tianqi Lithium, một công ty khai thác và sản xuất Trung Quốc đang kiểm soát gần một nửa sản lượng lithium toàn thế giới.
Trong chuỗi cung ứng pin toàn cầu, Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi. Tianqi Lithium còn sở hữu cổ phần trong SQM, công ty khai khoáng lớn nhất Chile, và Greenbushes, mỏ lithium lớn nhất nước Úc. Cả Tianqi Lithium và đối thủ trong nước của họ là Ganfeng Lithium đều đã ký kết những thỏa thuận với các quốc gia trong khu vực “tam giác lithium” ở Nam Mỹ, nằm trong một khu vực giàu khoáng sản thuộc dãy Andes, nơi giao giữa Argentina, Bolivia, và Chile. Điều tương tự cũng diễn ra đối với các vật liệu đất hiếm khác vốn cần để sản xuất pin: Trung Quốc kiểm soát 70% ngành công nghiệp khai khoáng ở Cộng hòa Congo, quốc gia nắm giữ gần như toàn bộ lượng cobalt của thế giới, cũng là một thành phần tối quan trọng của pin lithium-ion.
Bên cạnh việc thâu tóm nguồn cung lithium toàn cầu, Trung Quốc còn bắt đầu mở rộng hoạt động sản xuất nội địa - nước này hiện là nhà sản xuất lithium lớn thứ 3 thế giới sau Úc và Chile, dù chỉ nắm giữ chưa đến 10% nguồn cung thế giới.
Sự thống trị của Trung Quốc không phải diễn ra trong một sớm một chiều. Năm 2015, Trung Quốc đưa lithium vào danh sách ưu tiên của nhà nước trong khuôn khổ chiến lược công nghiệp “Made in 2025”. Khoản đầu tư ước tính 60 tỷ USD cho ngành công nghiệp ô tô điện đã giúp nước này mở ra một thị trường màu mỡ cùng chuỗi cung ứng pin đi kèm với nó. Các công ty pin đã và đang đầu tư hàng tỷ USD vào các nguồn lithium nội địa theo cách mà không nơi đâu trên thế giới có thể làm được.
Các dự án lithium bên ngoài Trung Quốc luôn có sự biến động theo thị trường, với tốc độ nhanh hay chậm tùy thuộc giá lithium giảm hay tăng. Nhưng đầu tư nội địa thì gần như luôn được duy trì đều đặn. Kết quả, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có thể biến lithium từ vật liệu thô thành pin hoàn chỉnh mà không lệ thuộc vào các nguồn hóa chất hay linh kiện nhập khẩu. Điều này thành hiện thực chủ yếu nhờ một môi trường chính trị ưu tiên giảm giá lithium thay vì tối đa hóa giá trị mang về cho các cổ đông.
Mỏ khai thác lithium ở Trung Quốc
Nhưng Trung Quốc hiện không sản xuất đủ lithium để phục vụ nhu cầu trong nước - và ngoài ra, chỉ 10% vật liệu cấu thành pin là lithium. Quốc gia này vẫn phụ thuộc vào cobalt, nickel, đồng, và graphite nhập khẩu, gián tiếp giúp họ duy trì những mối quan hệ hợp tác ở một mức độ nhất định. “Đó là một hệ thống đan xen” - theo Lukasz Bednarski, một nhà phân tích vật liệu pin. “Các nước phương Tây và Trung Quốc đang lệ thuộc lẫn nhau”
Cả hai bên đều không muốn bắt đầu một cuộc thương chiến tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến thế đối đầu không mấy dễ chịu, Barron nói. “Nếu Trung Quốc quyết định không xuất khẩu pin EV, các quốc gia phương Tây có thể quyết định không xuất khẩu nickel sang Trung Quốc. Trung Quốc không có các lò tinh luyện để sản xuất nickel tinh khiết nhất”
Cán cân sức mạnh có thể dịch chuyển khi cả hai bên đầu tư vào một tương lai độc lập về năng lượng. Trong khi phương Tây chạy đua để xây dựng các hầm mỏ và nhà máy, Trung Quốc bắt đầu khai thác những nguồn lithium nguyên sơ ở Tân Cương và các hồ muối ở Tây Tạng. Muốn như vậy, Trung Quốc cần một lượng lớn nhân lực: một bản tin của tờ The New York Times đã cho thấy bằng chứng về lao động cưỡng ép tại các hầm mở ở Tân Cương. Nghịch lý ở đây là, nếu các lệnh cấm vận được áp đặt lên Trung Quốc nhằm bảo vệ người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ, thì nó cũng sẽ khiến các công ty phương Tây không thể nhập khẩu hóa chất khai thác được tại khu vực này.
Suy cho cùng, lithium không hẳn là loại vật liệu quá khan hiếm. Trong tình hình giá cả tăng cao, một số loại công nghệ mới có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn - ví dụ, kỹ thuật trích xuất lithium từ nước biển, hay một loại pin hóa học hoàn toàn mới không cần lithium nữa. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sự đứt gãy nguồn cung có thể khiến quá trình chuyển đổi sang EV bị trì hoãn. “Sẽ có những thời điểm khó khăn - khi mà giá vật liệu thô tăng cao và thị trường rơi vào thiếu hụt tạm thời”, Bednarski nói.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sẽ có một lợi thế to lớn nếu điều đó xảy ra. Một số nhãn hiệu Trung Quốc như Nio và các nhãn hiệu châu Âu thuộc sở hữu Trung Quốc như MG đang tung ra các mẫu EV với giá thuộc hàng rẻ nhất thị trường phương Tây. “Các công ty phương Tây thuộc sở hữu Trung Quốc sẽ có ưu thế đặc biệt so với các đối thủ phương Tây hay Mỹ” - Barron nói.
Một khi đi vào hoạt động, nhà máy lithium ở Kwinana sẽ cho ra 24.000 tấn lithium hydroxide mỗi năm. Nhưng số lithium đó, vốn được khai thác ở Úc để phục vụ dây chuyền sản xuất pin ở Hàn Quốc và Thụy Điển, dành cho ô tô điện bán ở châu Âu và Mỹ, lại lệ thuộc vào Trung Quốc trên suốt hành trình của mình. Cuộc chạy đua nhiên liệu hóa thạch tái định hình thế giới kéo dài cả thế kỷ đã chấm dứt. Một cuộc đua mới đang diễn ra - và Trung Quốc là người cầm lái.
Tham khảo: ArsTechnica
Nhà máy lọc dầu đóng cửa vào tháng 3/2021, nhưng dầu mỏ chỉ là một phần của câu chuyện: nước Úc còn là nơi sở hữu gần một nửa nguồn cung lithium của thế giới. Hàng đoàn xe tải và máy móc công nghiệp một lần nữa lăn bánh, nhưng nay chúng trở thành một phần trong cuộc chạy đua nhằm đảm bảo những nguồn năng lượng sạch cho tương lai - một cuộc chạy đua đang bị thống trị bởi Trung Quốc.
Trong 30 năm qua, lithium đã trở thành một loại tài nguyên vô cùng giá trị. Nó là thành phần tối quan trọng trong pin - cho chiếc điện thoại hay laptop mà bạn đang dùng để đọc bài viết này, và cho những chiếc ô tô điện sẽ sớm lăn bánh trên mọi con phố. Nhưng cho đến gần đây, lithium khai thác được ở Úc vẫn phải mang đi tinh luyện và xử lý ở nơi khác. Khi nói về xử lý lithium, Trung Quốc dường như không có đối thủ. Siêu cường này đảm đương khoảng 40% trong số 93.000 tấn lithium thô khai thác trên toàn cầu vào năm 2021. Hàng trăm siêu nhà máy (gigafactory) trên khắp cả nước đều đặn cho ra hàng triệu viên pin EV phục vụ thị trường nội địa lẫn các nhà sản xuất ô tô nước ngoài như BMW, Volkswagen, và Tesla.
Thị phần của Trung Quốc đối với pin lithium-ion là 80%, theo ước tính của BloombergNEF. 6 trong số 10 nhà sản xuất pin EV lớn nhất đặt tại Trung Quốc - và cứ 10 viên pin EV được sản xuất ra trên toàn cầu, có 3 viên pin thuộc về CATL, một trong 6 ông lớn đó. Sự thống trị của Trung Quốc còn mở rộng sang chuỗi cung ứng. Các công ty Trung Quốc đã ký kết nhiều thỏa thuận ưu tiên với các quốc gia giàu lithium và hưởng lợi từ những khoản đầu tư chính phủ khổng lồ nhằm xây dựng những khu phức hợp đóng vai trò mắt xích giữa khai thác và sản xuất. Điều này khiến phần còn lại của thế giới vô cùng quan ngại, và Mỹ cùng châu Âu hiện đang tìm mọi cách để thoát khỏi sự lệ thuộc vào lithium của Trung Quốc, trước khi quá muộn.
“Nếu Trung Quốc quyết định ưu tiên cho thị trường nội địa, pin lithium-ion sẽ trở nên đắt đỏ hơn nhiều ở các thị trường nước ngoài” - theo Andrew Barron, giáo sư năng lượng và môi trường tại Đại học Swansea. Ông cho rằng điều này sẽ khiến những nỗ lực của phương Tây nhằm mở rộng năng lực sản xuất pin trở nên “cấp bách hơn bao giờ hết”.
Trên thực tế, phương Tây đang hướng đến mục tiêu đó, nhưng với tốc độ khá ì ạch. Nếu mọi thứ đúng như kế hoạch, sẽ có 13 siêu nhà máy mới được xây dựng tại Mỹ vào năm 2025, cùng với 35 nhà máy khác tại châu Âu vào năm 2035.
Nhưng những siêu nhà máy này sẽ cần đến lithium - rất nhiều là đằng khác. Vào tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tận dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động khai thác lithium và các vật liệu quan trọng khác cần cho sản xuất pin. Bên kia Đại Tây Dương, EU cũng thiết lập các cơ chế nhằm tạo nên một chuỗi cung ứng pin thân thiện môi trường trong khu vực, với trọng tâm là tái chế lithium.
Nhưng có một mảnh ghép quan trọng còn thiếu giữa khâu khai thác và sản xuất. Biến quặng lithium thành lithium carbonate hay lithium hydroxide tinh khiết là một công đoạn đắt đỏ và phức tạp. Cần nhiều năm để xây dựng hoàn chỉnh một nhà máy hay siêu nhà máy xử lý lithium, và có thể mất thêm hàng thập kỷ cùng xấp xỉ 175 tỷ USD để Mỹ có thể bắt kịp Trung Quốc. Trung Quốc kiểm soát ít nhất 2/3 năng lực xử lý lithium của thế giới, và chỉ riêng điều này cũng đủ xây dựng nên cho Trung Quốc một thành lũy vững chắc trên thị trường pin trong nhiều năm sắp tới.
Thiếu đầu tư nghiêm túc vào quy trình ở giữa này, lithium khai thác được từ các mỏ mới mở tại Mỹ và châu Âu vẫn sẽ cần được chuyển sang châu Á và chuyển ngược lại một khi đã tinh luyện, trước khi có thể được dùng trong ô tô điện - tất cả đều góp phần làm tăng lượng khí thải, xói mòn khả năng độc lập năng lượng của một quốc gia, và vô tình trao cho Trung Quốc một con át chủ bài.
Thoạt nhìn, Kwinana có vẻ là một bước đi đúng đắn. Một nhà máy xử lý lithium mới đã được xây dựng ở phía bắc nhà máy lọc dầu cũ, và vào tháng 5 vừa qua, nó đã lần đầu thành công trong việc biến một quặng lithium gọi là spodumene thành lithium hydroxide sẵn sàng sử dụng trong pin. Nhưng ngay cả điều đó cũng không mang lại cho nước Úc khả năng tinh luyện và tự do bán lithium của chính mình. Nhà máy nói trên thực ra là một liên doanh, với cổ đông lớn là Tianqi Lithium, một công ty khai thác và sản xuất Trung Quốc đang kiểm soát gần một nửa sản lượng lithium toàn thế giới.
Trong chuỗi cung ứng pin toàn cầu, Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi. Tianqi Lithium còn sở hữu cổ phần trong SQM, công ty khai khoáng lớn nhất Chile, và Greenbushes, mỏ lithium lớn nhất nước Úc. Cả Tianqi Lithium và đối thủ trong nước của họ là Ganfeng Lithium đều đã ký kết những thỏa thuận với các quốc gia trong khu vực “tam giác lithium” ở Nam Mỹ, nằm trong một khu vực giàu khoáng sản thuộc dãy Andes, nơi giao giữa Argentina, Bolivia, và Chile. Điều tương tự cũng diễn ra đối với các vật liệu đất hiếm khác vốn cần để sản xuất pin: Trung Quốc kiểm soát 70% ngành công nghiệp khai khoáng ở Cộng hòa Congo, quốc gia nắm giữ gần như toàn bộ lượng cobalt của thế giới, cũng là một thành phần tối quan trọng của pin lithium-ion.
Bên cạnh việc thâu tóm nguồn cung lithium toàn cầu, Trung Quốc còn bắt đầu mở rộng hoạt động sản xuất nội địa - nước này hiện là nhà sản xuất lithium lớn thứ 3 thế giới sau Úc và Chile, dù chỉ nắm giữ chưa đến 10% nguồn cung thế giới.
Sự thống trị của Trung Quốc không phải diễn ra trong một sớm một chiều. Năm 2015, Trung Quốc đưa lithium vào danh sách ưu tiên của nhà nước trong khuôn khổ chiến lược công nghiệp “Made in 2025”. Khoản đầu tư ước tính 60 tỷ USD cho ngành công nghiệp ô tô điện đã giúp nước này mở ra một thị trường màu mỡ cùng chuỗi cung ứng pin đi kèm với nó. Các công ty pin đã và đang đầu tư hàng tỷ USD vào các nguồn lithium nội địa theo cách mà không nơi đâu trên thế giới có thể làm được.
Các dự án lithium bên ngoài Trung Quốc luôn có sự biến động theo thị trường, với tốc độ nhanh hay chậm tùy thuộc giá lithium giảm hay tăng. Nhưng đầu tư nội địa thì gần như luôn được duy trì đều đặn. Kết quả, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có thể biến lithium từ vật liệu thô thành pin hoàn chỉnh mà không lệ thuộc vào các nguồn hóa chất hay linh kiện nhập khẩu. Điều này thành hiện thực chủ yếu nhờ một môi trường chính trị ưu tiên giảm giá lithium thay vì tối đa hóa giá trị mang về cho các cổ đông.
Nhưng Trung Quốc hiện không sản xuất đủ lithium để phục vụ nhu cầu trong nước - và ngoài ra, chỉ 10% vật liệu cấu thành pin là lithium. Quốc gia này vẫn phụ thuộc vào cobalt, nickel, đồng, và graphite nhập khẩu, gián tiếp giúp họ duy trì những mối quan hệ hợp tác ở một mức độ nhất định. “Đó là một hệ thống đan xen” - theo Lukasz Bednarski, một nhà phân tích vật liệu pin. “Các nước phương Tây và Trung Quốc đang lệ thuộc lẫn nhau”
Cả hai bên đều không muốn bắt đầu một cuộc thương chiến tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến thế đối đầu không mấy dễ chịu, Barron nói. “Nếu Trung Quốc quyết định không xuất khẩu pin EV, các quốc gia phương Tây có thể quyết định không xuất khẩu nickel sang Trung Quốc. Trung Quốc không có các lò tinh luyện để sản xuất nickel tinh khiết nhất”
Cán cân sức mạnh có thể dịch chuyển khi cả hai bên đầu tư vào một tương lai độc lập về năng lượng. Trong khi phương Tây chạy đua để xây dựng các hầm mỏ và nhà máy, Trung Quốc bắt đầu khai thác những nguồn lithium nguyên sơ ở Tân Cương và các hồ muối ở Tây Tạng. Muốn như vậy, Trung Quốc cần một lượng lớn nhân lực: một bản tin của tờ The New York Times đã cho thấy bằng chứng về lao động cưỡng ép tại các hầm mở ở Tân Cương. Nghịch lý ở đây là, nếu các lệnh cấm vận được áp đặt lên Trung Quốc nhằm bảo vệ người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ, thì nó cũng sẽ khiến các công ty phương Tây không thể nhập khẩu hóa chất khai thác được tại khu vực này.
Suy cho cùng, lithium không hẳn là loại vật liệu quá khan hiếm. Trong tình hình giá cả tăng cao, một số loại công nghệ mới có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn - ví dụ, kỹ thuật trích xuất lithium từ nước biển, hay một loại pin hóa học hoàn toàn mới không cần lithium nữa. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sự đứt gãy nguồn cung có thể khiến quá trình chuyển đổi sang EV bị trì hoãn. “Sẽ có những thời điểm khó khăn - khi mà giá vật liệu thô tăng cao và thị trường rơi vào thiếu hụt tạm thời”, Bednarski nói.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc sẽ có một lợi thế to lớn nếu điều đó xảy ra. Một số nhãn hiệu Trung Quốc như Nio và các nhãn hiệu châu Âu thuộc sở hữu Trung Quốc như MG đang tung ra các mẫu EV với giá thuộc hàng rẻ nhất thị trường phương Tây. “Các công ty phương Tây thuộc sở hữu Trung Quốc sẽ có ưu thế đặc biệt so với các đối thủ phương Tây hay Mỹ” - Barron nói.
Một khi đi vào hoạt động, nhà máy lithium ở Kwinana sẽ cho ra 24.000 tấn lithium hydroxide mỗi năm. Nhưng số lithium đó, vốn được khai thác ở Úc để phục vụ dây chuyền sản xuất pin ở Hàn Quốc và Thụy Điển, dành cho ô tô điện bán ở châu Âu và Mỹ, lại lệ thuộc vào Trung Quốc trên suốt hành trình của mình. Cuộc chạy đua nhiên liệu hóa thạch tái định hình thế giới kéo dài cả thế kỷ đã chấm dứt. Một cuộc đua mới đang diễn ra - và Trung Quốc là người cầm lái.
Tham khảo: ArsTechnica