Thiếu 1 số công cụ độc quyền từ Mỹ, dây chuyền bán dẫn của Trung Quốc không thể vận hành

Đầu tháng 10, Mỹ chính thức tung đòn “sát thủ” đối với ngành bán dẫn Trung Quốc. Hàng loạt các lệnh hạn chế được đưa ra ảnh hưởng tới bán dẫn Trung Quốc trên nhiều khía cạnh. Trong ngắn hạn, các hạn chế này sẽ ảnh hưởng tới năng lực chế tạo của Trung Quốc đối với nhiều sản phẩm hiện đại. Về lâu dài, đây sẽ là động lực cho Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực tự cung tự cấp.
Các chính sách mới cũng làm chao đảo cả ngành bán dẫn. Trung Quốc là thị trường lớn nhất của 3 ông lớn ngành bán dẫn, chiếm 33% doanh thu Applied Materials, 35% của Lam Research và 26% của KLA. Đây là 3 đại diện của Mỹ trên bản đồ thế giới, thuộc nhóm 5 công ty thiết bị bán dẫn lớn nhất cùng 1 công ty của Hà Lan và 1 công ty Nhật Bản.
Trước đó, tháng 9 vừa qua, AMD và NVIDIA đã nhận được yêu cầu cấm xuất khẩu sang Trung Quốc các con chip tiên tiến, ứng dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và siêu máy tính.

Thiếu 1 số công cụ độc quyền từ Mỹ, dây chuyền bán dẫn của Trung Quốc không thể vận hành
Chip AMD và NVIDIA nằm trong diện kiểm soát xuất khẩu

Quản lí nhân tài

Mỹ yêu cầu bất cứ công dân nào muốn làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cho Trung Quốc phải xin giấy phép. Đây là yêu cầu không khác gì các nhân tài tham gia lĩnh vực vũ khí hạt nhân, sinh học và tên lửa bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi trong các hãng công nghệ Trung Quốc, không thiếu những kĩ sư hay nhà khoa học có quốc tịch Mỹ đang làm việc.
Giờ đây, lệnh cấm làm việc tự do đẩy họ đến lựa chọn - bỏ việc ở Trung Quốc hoặc từ bỏ quốc tịch Mỹ. Và rõ ràng khi làn sóng những con người này rời đi, Trung Quốc sẽ thiệt hại đáng kể. Có một số người Mỹ gốc Hoa nắm giữ vị trí kỹ thuật quan trọng trong công ty chip. Không dễ để bù lấp khoảng trống mà những người này để lại.

Giám sát cả công nghệ

Theo các quy định mới, bất kì con chip nào vượt quá tiêu chuẩn do 1 cơ quan giám sát công nghệ Mỹ đặt ra, đều phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt, không cần biết nó được ứng dụng trong ngành nghề hay mục đích sử dụng là gì. Những ứng dụng hàng đầu bị quản lí gồm có chip điện toán, GPU, bộ nhớ và một số kiểu chip điện toán mới. Chip cho smartphone và xe tự lái không phức tạp đến mức bị quản lí, nhưng trung tâm dữ liệu, siêu máy tính hay máy chủ thì có.
Thiếu 1 số công cụ độc quyền từ Mỹ, dây chuyền bán dẫn của Trung Quốc không thể vận hành
Một hệ thống máy chủ của Huawei
Không chỉ vậy, Mỹ còn cấm hàng chục doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ. Ví dụ như Huawei, họ bị trừng phạt không thể giao dịch các mặt hàng có xuất xứ từ Mỹ, hoặc hàm lượng công nghệ từ Mỹ vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hậu quả khủng khiếp khiến cho TSMC phải dừng bán chip cho HiSlicon, nhánh bán dẫn của Huawei, đẩy bộ phận smartphone vào con đường suy thoái không thể vực dậy.
Nhiều công ty Trung Quốc bị rơi vào tình thế khó xử. Nếu tiếp nhận điều tra của cơ quan chức năng Mỹ, không khác gì phơi bày những tài liệu bí mật kinh doanh, bị kiểm tra tới từng ngóc ngách trong doanh nghiệp. Nhưng nếu không hợp tác, họ có nguy cơ bị đưa vào danh sách thực thể.

Doanh nghiệp Mỹ cũng không thoát

NVIDIA từ lâu đã phụ thuộc vào Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 về đóng góp doanh thu. Năm 2022, dự kiến Trung Quốc chiếm hơn 26% trong tổng doanh thu của công ty chip đồ họa. Theo dự báo, việc hạn chế xuất khẩu có thể gây thiệt hại doanh thu tới 400 triệu USD cho NVIDIA trong quý hiện tại.
Thiếu 1 số công cụ độc quyền từ Mỹ, dây chuyền bán dẫn của Trung Quốc không thể vận hành
Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của các công ty thiết bị bán dẫn
Theo 1 ước tính từ năm 2020, nếu Mỹ cấm cửa hoàn toàn các doanh nghiệp Trung Quốc, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể bị mất tới 37% doanh thu bán hàng. Còn theo người trong cuộc tức các doanh nghiệp Mỹ, thiệt hại nhãn tiền là hàng tỷ USD bị hụt trong năm sau.
LAM Research nói sẽ mất 2,5 tỷ USD trong năm 2023 vì lệnh cấm mới. Còn Applied Materials thừa nhận có thể mất tới hơn nửa tỷ USD doanh thu trong quý vừa qua.

Cắt đứt tiếp cận chip tiên tiến

Chip tiên tiến ở đây là các loại chip logic tính toán có kiến trúc từ 16 đến 14 nm trở xuống, tiến trình bán dẫn càng thấp thì con chip càng phức tạp và đem lại hiệu năng cao, tiết kiệm điện. Ngoài ra, chip nhớ DRAM từ 18nm trở xuống và chip NAND flash từ 128 lớp trở lên. Đây là những công nghệ chip tiên tiến nhất hiện nay.
Áp đặt mới sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ kế hoạch phát triển sản phẩm mới của các công ty bán dẫn lớn nhất, bao gồm SMIC, YMTC, ChangXin. Một nguồn tin trong ngành, họ sẽ gặp khó khăn ở trình độ công nghệ hiện tại và khi tiến lên các loại chip tiên tiến hơn, sẽ rất chật vật vì thiếu hụt công nghệ Mỹ.

Thiếu 1 số công cụ độc quyền từ Mỹ, dây chuyền bán dẫn của Trung Quốc không thể vận hành
SMIC đang tìm cách sản xuất chip 7nm mà không phụ thuộc vào công nghệ Mỹ
Hiện tại, SMIC đang sản xuất chip trên tiến trình 14nm dù chưa phổ biến. Họ cũng đang phát triển 10nm và 7nm. YMTC đã sản xuất hàng loạt chip NAND flash 128 lớp năm 2021. Còn ChangXin đang sản xuất DRAM trên tiến trình 19 nm từ năm 2020, công nghệ 17nm đang được phát triển

Nguy cơ dừng vận hành

Nhiều kĩ sư của các công ty thiết bị bán dẫn Mỹ đã rời khỏi Trung Quốc. Điều này có nghĩa, họ không nhận được hỗ trợ từ nhà sản xuất khi thiết bị bị lỗi, cần bảo trì,... Điều này gây khó khăn trong việc duy trì dây chuyền bán dẫn hiện có. Kể cả Trung Quốc tự mình cung cấp các dịch vụ cơ bản, nhưng về lâu dài nếu chất lượng và chi phí thay thế không giải quyết được, vẫn sẽ ảnh hưởng đến dây chuyện hiện có.
Không có nguồn cung thiết bị mới, các nhà sản xuất chip Trung Quốc cũng không thể mở rộng dây chuyền sản xuất, dẫn đến bị mắc kẹt với trình độ kỹ thuật hiện có. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài, cũng khó theo kịp yêu cầu của khách hàng.

Thiếu 1 số công cụ độc quyền từ Mỹ, dây chuyền bán dẫn của Trung Quốc không thể vận hành
Mỹ đang cách ly Trung Quốc khỏi các công nghệ bán dẫn tiên tiến
Lấy ví dụ với dây chuyền bán dẫn wafer 12 inch của ChangXin ở Hợp Phì, vận hành từ tháng 9/2019 với công suất thiết kế 120.000 tấm mỗi tháng. Ban đầu, ChangXin dự định xây dựng thêm 2 dây chuyền wafer 12 inch mới. YMTC cũng đang có kế hoạch thí điểm sản phẩm chip nhớ 232 lớp. Song, các kế hoạch đó giờ sẽ rất khó thực hiện vì lệnh cấm mới của Mỹ.
Cả 3 hãng bán dẫn hiện đang đối mặt với 1 vấn đề chung: Một số thiết bị được cung ứng độc quyền bởi các công ty Mỹ, nếu không có thì dây chuyền bán dẫn của họ có nguy cơ dừng hoạt động.


>>> Chip nhớ Samsung tụt hậu hơn hãng Trung Quốc ở 1 tiêu chí này.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top