Thủ phạm khiến bạn ăn kiêng thất bại, mất sạch ý chí ăn kiêng

Một số nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về chất hóa học trong não, thúc đẩy cảm giác thèm ăn các loại thức ăn chứa chất béo không tốt cho sức khỏe. Mục đích nhằm tìm hiểu xem, liệu vòng eo ngày càng to ra của nhiều người có liên quan đến cách mà não điều khiển để chọn thức ăn.

Béo phì là vấn đề rất phức tạp

Đây là một nghiên cứu mới để tìm hiểu mạch não có thể là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng béo phì. Cụ thể, các nhà khoa học đang xem xét hệ thống dây dẫn trong não, giục giã chúng ta ăn thật nhiều thực phẩm giàu chất bé. Tiến sĩ Sora Shin, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết hy vọng công trình này sẽ giải thích lý do chính khiến nhiều người ăn kiêng thất bại. Các phát hiện cũng có thể làm rõ lý do tại sao cắt giảm những món ăn ngon yêu thích ra khỏi chế độ ăn uống lại khiến bạn càng thèm ăn chúng hơn. Đồng thời, tìm ra những cách tiếp cận mới để kiềm chế việc ăn quá nhiều đồ có chất béo.
Nhà nghiên cứu Fralin tại Virginia Tech cho biết, nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm ngon miệng như bánh ngọt, khoai tây chiên, kẹo, kem,... là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn dẫn đến béo phì. Mặc dù nhiều chiến lược kiểm soát sự thèm ăn đã được đề xuất để điều trị béo phì, hầu hết những người đạt được chế độ ăn kiêng thành công đều cho thấy tỷ lệ tái phát bệnh HFD (chế độ ăn nhiều chất béo) quá mức nhất định.

Thủ phạm khiến bạn ăn kiêng thất bại, mất sạch ý chí ăn kiêng
Bà cũng nói thêm, việc hiểu cơ chế mạch não thần kinh dẫn đến tiêu thụ quá mức HFD sau khi kiêng khem được cho là vấn đề cốt lõi, trong việc phát triển các chiến lược điều trị để điều trị lâu dài bệnh béo phì. Nhóm nghiên cứu cho thấy rằng một số hormone nhất định, chẳng hạn như leptin, có tác động sâu sắc đến sự thèm ăn và ăn quá nhiều.
Nghiên cứu này sẽ tập trung vào “mạch phản ứng leptin” trong não, “hy vọng tăng tốc độ phát triển các chiến lược điều trị mới để điều trị chứng rối loạn ăn uống không tốt và bệnh béo phì". Về lâu dài, các chuyên gia cho rằng nghiên cứu này có thể dẫn đến loại thuốc có thể "thay đổi cuộc chơi", giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng béo phì.
Dipali Sharma, chuyên gia Y học về béo phì và ung thư, cho rằng những nghiên cứu như thế này rất quan trọng vì khi nhìn thấy một người béo phì, bạn có thể đổ lỗi rằng họ không có đủ hành động quyết đoán và kiên trì để giảm cân. Tuy nhiên trong các thử nghiệm, họ thấy một số người thực sự có khuynh hướng tăng cân, ngay cả khi đang tuân theo các thói quen tập thể dục và chế độ ăn uống được khuyến nghị cho mọi người.
Rõ ràng chỉ ý chí thôi thì không đủ để chấm dứt cơn thèm ăn.

Leptin: Chìa khóa của bệnh béo phì

Theo Tổ chức Y tế Thế giới , hơn một tỷ người trên thế giới bị béo phì, điều này còn làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh về tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, một số bệnh ung thư và các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu khác có thể phòng ngừa được. Chỉ riêng ở Mỹ, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn 4 người bị béo phì về mặt lâm sàng. Và những con số này đang tăng lên khoảng 30,5% trong 2 thập kỷ qua.
Thủ phạm khiến bạn ăn kiêng thất bại, mất sạch ý chí ăn kiêng
Các chuyên gia cho biết, "thủ phạm" chính là việc tiếp cận với rất nhiều món ăn ngon với chi phí thấp, giàu calo và giàu chất béo, đến nỗi não bộ của chúng ta luôn thèm muốn. Những một yếu tố quan trọng khác đã là chủ đề của rất nhiều nghiên cứu khoa học: leptin, hay còn gọi là “hormone đói".
Leptin là một trong số các hormone được tạo ra bởi các tế bào chất béo có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn bằng cách truyền tín hiệu cho não bộ rằng bạn đã “no” sau khi ăn, cơ thể đã có đủ năng lượng dự trữ. Một số cũng được tạo ra bởi dạ dày của bạn khi săn, nó lưu thông trong máu của bạn và đi đến não của bạn. Leptin giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh trong thời gian dài thông qua sự tương tác của nó với thân não và vùng não dưới chịu trách nhiệm về các quá trình tự điều chỉnh, chẳng hạn như nhiệt độ cơ thể, khát và đói.
Leptin dường như ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, điều hòa hệ nội tiết, hệ miễn dịch và sự phát triển của ung thư. Nhìn chung, nồng độ hormone này trong máu thấp hơn ở những người gầy, tất nhiên lại cao hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì. Nhưng mức độ leptin có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều thứ, bao gồm cả thời điểm ăn lần cuối và thói quen ngủ.
Leptin có ảnh hưởng sâu sắc hơn khi bạn giảm cân. Khi bạn giảm được chất bép trong cơ thể, lượng leptin của bạn giảm xuống, điều này báo hiệu cho não của bạn nghĩ rằng bạn đang đói. Tránh thực phẩm giàu chất béo có thể giúp giảm bớt cảm giác thèm ăn bằng cách gây ảnh hưởng đến mức leptin. Tuy nhiên, việc ăn thực phẩm béo có thể làm tăng lượng calo, tăng cân và tích trữ chất béo - tất cả đều góp phần gây béo phì.

Thủ phạm khiến bạn ăn kiêng thất bại, mất sạch ý chí ăn kiêng
Hơn nữa, nhiều người béo phì không phản ứng tốt với các tín hiệu ngăn chặn sự thèm ăn của leptin, mặc dù họ có mức leptin cao hơn. Một số nghiên cứu cho thấy béo phì có thể dẫn đến một loại kháng lại tác dụng ức chế sự thèm ăn của leptin, khiến những người bị béo phì khó cưỡng lại cảm giác thèm ăn đồ béo hơn, và vì thế, đã béo lại càng béo.
Nếu bạn bị bị kháng leptin, não của bạn không phản ứng tốt với leptin, vì vậy bạn không có cảm giác no và ăn càng nhiều hơn mặc dù cơ thể bạn đã tích trữ đủ chất béo. Hiện tượng kháng leptin cũng khiến cơ thể bạn rơi vào trạng thái đói, do đó não của bạn giảm mức năng lượng và khiến bạn sử dụng ít calo hơn để bảo toàn chất béo dự trữ.

Kiểm soát "hormone đói"

Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã làm việc để phát triển các liệu pháp có thể kiểm soát các hormone đói như leptin để chống lại bệnh béo phì và kháng leptin. Kết quả ban đầu của nghiên cứu đầy hứa hẹn với rất nhiều phát hiện có giá trị:
- Các nhà khoa học phát hiện ra, việc tiêm một loại hormone ngăn chặn cơn đói vào chuột đã ngăn chặn tăng cân sau khi ăn kiêng, giúp ngăn ngừa bệnh béo phì trở lại. Các chuyên gia nghĩ rằng cách tiếp cận kết hợp giảm calo và hormone có thể là chiến lược rất thành công để kiểm soát cân nặng lâu dài. Trước cuộc khủng hoảng béo phì ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, những phát hiện này đang được nỗ lực xác nhận để can thiệp y tế.
- Khởi động nghiên cứu tìm ra cách não và mô mỡ “giao tiếp” để kiểm soát. sự giải phóng leptin và các kích thích tố khác. Nghiên cứu cũng cho biết, mô mỡ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Nghiên cứu này có thể dẫn đến các liệu pháp điều trị mới, nó lưu trữ và phân hủy chất béo nhưng cũng tiết ra các hormone như leptin để tác động đến việc tiêu thụ năng lượng, lượng thức ăn và lượng đường trong máu.
- Các nhà khoa học của Đại học Y Baylor đã phát hiện ra rằng leptin có thể chỉ là một phần của mối liên hệ giữa ruột và não đối với béo phì. Còn trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều tra Lâm sàng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng sản xuất một loại hormone đường ruột (được gọi là GIP), ngăn chặn tác dụng của leptin. Các chuyên gia vẫn chưa rõ liệu chế độ ăn nhiều chất béo dẫn đến kháng leptin như thế nào, nguyên nhân gây ra tình trạng kháng leptin trong não khi ăn thức giàu chất béo.

Thủ phạm khiến bạn ăn kiêng thất bại, mất sạch ý chí ăn kiêng

Giải mã kết nối trục não - ruột

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về leptin kể từ khi nó được phát hiện vào năm 1994, song không hoàn toàn chắc chắn về cách thức và lý do tại sao sự tương tác phức tạp giữa chất béo, hormone và mạch não lại gây ra béo phì. Khi leptin được phát hiện, mọi người đều nghĩ đây có thể là viên đạn thần kỳ cho bệnh béo phì. Nhưng thực tế nó phức tạp hơn nhiều, hiện giờ chúng ta đã biết, leptin không hoạt động một mình. Leptin tạo ra rất nhiều mạch trong tế bào của chúng ta và trong rất nhiều con đường kích hoạt rất nhiều phản ứng, không chỉ trong não, mà còn trong các loại tế bào khác nhau, bao gồm cả tế bào ung thư.
Đó cũng là vấn đề mà nhóm nghiên cứu Virginia Tech nói trên đã xác định để hiểu các mạch não-ruột phức tạp nhưng khó nắm bắt mà leptin tác động. Hiện nhóm đang nhắm vào khoảng trống này trong kiến thức khoa học để xác định các con đường não chịu trách nhiệm cho việc tái phát chế độ ăn nhiều chất béo.
Trong một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhóm phát hiện những con chuột tiếp xúc với chế độ ăn nhiều chất béo có xu hướng chọn thực phẩm giàu chất béo khi được lựa chọn, thay vì chế độ ăn bình thường. Nhưng họ cũng nhận thấy loài gặm nhấm đã ăn quá nhiều sau một thời gian không có thức ăn béo.
Không chỉ có loài chuột mới có xu hướng này. Bất cứ ai đã từng ăn kiêng hạn chế chất béo đều biết rằng ban đầu bạn có thể giảm cân nhưng lại cảm thấy thèm ăn những thực phẩm như vậy. Cuối cùng, hầu hết những người ăn kiêng đều tái phát cảm giác này, trở lại thói quen ăn nhiều chất béo trước đây, giống như chuột, thậm chí còn ăn quá nhiều. Nhóm nghiên cứu nói rằng hiện tượng này có vẻ liên quan nhiều hơn đến phản ứng của não với leptin.
Nghiên cứu có ý nghĩa lớn, bởi đây là lần đầu tiên các nhà khoa học sẽ có một khuôn khổ quan trọng để làm rõ cách mà mạch não đáp ứng với leptin, phản ứng với việc tiếp xúc thực phẩm giàu chất béo. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên xem xét kỹ hơn các vùng não khác nhau được cho là đóng vai trò trung tâm trong việc điều chỉnh lượng thức ăn và trọng lượng cơ thể, cải thiện những gì đã biết về các hormone liên quan đến béo phì.

Thủ phạm khiến bạn ăn kiêng thất bại, mất sạch ý chí ăn kiêng
Về một bức tranh lớn hơn, cho chúng ta thấy béo phì là kết quả của "vấn đề rối loạn chức năng mạch não ở cấp độ phân tử và tế bào thần kinh, thay vì một vấn đề về ý chí cá nhân." Vậy thông điệp thiết thực nhất về khoa học liên quan đến leptin, hormone béo phì và tăng cân là gì?
Một số cách thử kiềm chế cơn thèm ăn:
- Ăn các bữa ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng và hạn chế thức ăn nhiều chất béo và đồ ăn vặt.
- Tập thể dục thường xuyên - đặt mục tiêu khoảng 30 phút hầu hết các ngày trong tuần.
- Quản lý mức độ căng thẳng và đặt mục tiêu ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm.
Và cũng cần nhấn mạnh có một điểm lớn khác từ khoa học mới nổi về leptin và béo phì. Loại nghiên cứu này sẽ thực sự khám phá ra rất nhiều mạch mới, vì vậy có thể trong tương lai, chúng ta có thể có một số công cụ mới để giúp những người béo phì. Hoặc ít nhất, nghiên cứu sẽ dẫn đến những hiểu biết tốt hơn, giải thích vì sao từ bỏ kế hoạch ăn kiêng của họ, bởi vì đó là một vấn đề rất lớn, và chúng ta không nên đổ lỗi cho họ vì đã không có ý chí, mà chính bộ não đã điều khiển họ phải làm như thế.


>>> Bạn biết gì về sữa mẹ công thức?
Nguồn webmd
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top