Thực hư loại nấm dại gây ảo giác cực mạnh từng xuất hiện trong Như Ý truyện

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Những ai là fan của bộ phim cung đấu “Hậu cung Như Ý truyện” chắc hẳn vẫn còn nhớ loại nấm dại gây ảo giác mà Lệnh phi Vệ Yến Uyển đã cho Hoàng tử Vĩnh Cơ - con trai của Như Ý ăn, khiến Vĩnh Cơ hiểu nhầm mẹ mình có tư tình với Thị vệ Lăng Vân Triệt, góp phần dẫn đến kết cục đẫm nước mắt của bộ phim.
Tưởng rằng đó chỉ là một chi tiết do biên kịch sáng tạo ra nhằm tạo cao trào cho bộ phim, nhưng thực tế loại nấm như vậy hoàn toàn có thật ngoài đời, có tên là nấm “ma thuật” hay nấm psilocybin.
Thực hư loại nấm dại gây ảo giác cực mạnh từng xuất hiện trong Như Ý truyện
Loại nấm gây ảo giác từng xuất hiện trong tập 86 "Hậu cung Như Ý truyện" hóa ra lại có thật ở ngoài đời
Tại sao nấm psilocybin lại có tác dụng thần kỳ như vậy? Loại nấm này ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?
Chất gây ảo giác trong nấm ma thuật
Nấm psilocybin đã được một số nền văn hóa như Mexico và Mỹ bản địa sử dụng suốt nhiều thế kỷ ở dạng tươi, khô, nấu chín hoặc hun khói.
Thực hư loại nấm dại gây ảo giác cực mạnh từng xuất hiện trong Như Ý truyện
Nấm ma thuật psilocybin
Sở dĩ nấm ma thuật psilocybin có khả năng gây ảo giác là do chúng chứa 2 loại alkaloid tryptamine: psilocybine và psilocin.
Psilocybine là hợp chất chính gây ra ảo giác có trong nấm ma thuật. Ngoài tác dụng gây ảo giác, psilocybine còn là một “Serotonergic agonist”. “Serotonergic agonist” là các chất có tác dụng tương tự serotonin (một loại hormone giúp ổn định tâm trạng và tạo cảm giác hưng phấn). “Serotonergic agonist” do đó được sử dụng như một loại thuốc chống trầm cảm và lo âu.
Sau khi một người ăn phải nấm ma thuật, quá trình trao đổi chất ở người sẽ khiến psilocybine thay đổi về mặt hóa học, biến đổi thành một chất tên là psilocin. Psilocin vốn có trong nấm, nhưng chỉ ở dạng vi lượng. Cũng giống như psilocybine, psilocin có thể gây ảo giác và là một Serotonergic agonist.
Thực hư loại nấm dại gây ảo giác cực mạnh từng xuất hiện trong Như Ý truyện
Cấu tạo hóa học của psilocybine (trái) và psilocin (phải)
Lượng psilocybine trong nấm ma thuật dao động từ 0,1-0,35% và chủ yếu được tích trữ trong mũ nấm.
Nấm ma thuật ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?
Về cấu trúc hóa học, cả psilocybin và psilocin đều có cấu trúc tương tự như thụ thể serotonin 2A. Psilocin liên kết với serotonin gây ra ảo giác, cùng với tác dụng chống trầm cảm và lo âu trong não của chúng ta.
Thực hư loại nấm dại gây ảo giác cực mạnh từng xuất hiện trong Như Ý truyện
Nấm ma thuật có thể làm giảm hoạt động của não bộ
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, psilocybin làm giảm đáng kể hoạt động thần kinh trong vùng hạch nền (claustrum)- một mảng các tế bào thần kinh mỏng kết nối vỏ não với vùng dưới vỏ não. Tác dụng này khiến người ăn nấm rơi vào trạng thái thần bí, mơ hồ về cảm xúc và nảy sinh ảo giác.
Nghiên cứu trên cũng cho thấy, psilocybin làm thay đổi cách thức giao tiếp của vùng hạch nền với các vùng khác nhau của não như thính giác, chú ý, ghi nhớ và các bộ phận ra quyết định của não bộ.
Tình trạng “phê” nấm ma thuật
Mức độ ảnh hưởng của nấm ma thuật đối với một người phụ thuộc vào thể trạng và sức chịu đựng của họ đối với chất gây ảo giác. Ngoài ra, nồng độ và chủng loại nấm được tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến cảm giác “phê” nấm của mỗi người.
Với lượng psilocybin thấp đến trung bình (2-10g), mất khoảng 30-60 phút để một người rơi vào ảo giác. Tuy nhiên, tác dụng của nó có thể kéo dài khoảng 3 đến 6 giờ.
Tác dụng của nấm ma thuật có rất nhiều điểm chung với LSD (Lysergic acid diethylamide) - một loại ma túy gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Tác dụng hướng thần của nấm có nhiều mức độ, từ cảm giác thư giãn, hưng phấn và ảo giác đến trạng thái ảo tưởng, chóng mặt, thay đổi nhận thức về thời gian,...vv.
Thực hư loại nấm dại gây ảo giác cực mạnh từng xuất hiện trong Như Ý truyện
Hình vẽ minh họa hiệu ứng ảo giác của nấm ma thuật
Đối với một số người, những tác dụng trên có vẻ khá thú vị và hấp dẫn, nhưng đó không phải là tất cả những gì mà psilocybin có thể mang lại. Việc sử dụng psilocybin một cách thiếu kiểm soát có thể gây ra những tác hại như bồn chồn, mất nhận thức, sợ hãi, hoảng loạn, hồi tưởng đau thương, hoang tưởng, rối loạn tâm thần ngắn hạn và cảm giác ngứa ran. Không những thế, nhiều người còn bị buồn nôn, giãn đồng tử, đau đầu, ớn lạnh và uể oải.
Ở liều lượng cao, con người cũng có thể có những trải nghiệm “kiểu thần bí”, liên quan đến việc mất đi bản ngã, ý niệm về bản thân và mất cảm giác kết nối với vũ trụ. Những trải nghiệm như vậy có thể dẫn đến những thay đổi lâu dài trong nhân cách và cách nhìn nhận cuộc sống của một người.
Nấm ma thuật có nguy hiểm không?
Bất kỳ chất nào ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và can thiệp vào các chức năng của cơ thể đều mang lại một số rủi ro. Tuy nhiên, so với các loại thuốc gây ảo giác khác, nấm ma thuật có độc tính thấp và do đó tương đối vô hại.
Thực hư loại nấm dại gây ảo giác cực mạnh từng xuất hiện trong Như Ý truyện
Nấm ma thuật thực chất không quá nguy hiểm như trong phim
Mặc dù hiếm gặp, nhưng ngộ độc nấm ma thuật có thể dẫn đến bệnh tiêu hóa nhẹ, tăng huyết áp, suy gan, suy thận, nhịp tim chậm và nhịp tim nhanh.
Các nhà khoa học cho rằng, psilocybin trong nấm có thể hỗ trợ điều trị các loại bệnh về tâm thần. Theo Trung tâm Y tế John Hopkins, tiêm psilocybin cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư giúp giảm nhanh chứng trầm cảm và lo âu.
Tuy nhiên, các chuyên gia cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận hiệu quả của nấm psilocybin đối với nhiều loại bệnh khác nhau cũng như để đảm bảo loại nấm này có thể sử dụng lâu dài mà không có tác dụng phụ.
Theo Science ABC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top