Thực vật có khả năng “nghe ” hay không?

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Chúng ta đang sống trong một thế giới của âm thanh. Trong quá trình tiến hóa, động vật đã phát triển nhiều cách khác nhau để cảm nhận được âm thanh, biến điều này thành một lợi thế để sinh tồn trong tự nhiên. Con người có đôi tai thính nhạy, dành riêng cho việc nghe, một số loài động vật khác như rắn, cảm nhận âm thanh qua bề mặt cơ thể của chúng.
Tuy nhiên, trong thế giới đầy ắp những âm thanh này còn có vô số thực vật tồn tại, liệu những loài này có thể nghe thấy âm thanh hay không?

Âm thanh là gì?

Âm thanh là sự rung động truyền qua môi trường, như không khí, nước hoặc chất rắn. Khi những rung động này truyền đến, các cơ quan có chức năng cảm nhận âm thanh trong cơ thể động vật sẽ khuếch đại chúng và chuyển chúng thành tín hiệu điện. Cơ quan khuếch đại âm thanh trong ở người là tai. Xương tai là những xương nhỏ nhất trong cơ thể con người.
Thực vật có khả năng “nghe ” hay không?
Âm thanh là một dạng rung động mà động vật và con người có thể cảm nhận được
Sau đó, các tín hiệu điện được chuyển đổi sẽ truyền đến não của chúng ta thông qua dây thần kinh thính giác và cuối cùng được xử lý trong vỏ não thính giác ở thùy thái dương.
Tần số âm thanh được đo bằng Hertz (Hz), độ lớn được đo bằng decibel (dB).

Thực vật có thể cảm nhận được âm thanh không?

Thực vật ************, nhưng điều đó không ngăn cản chúng tương tác với môi trường xung quanh, chẳng hạn như việc hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời, cây xấu hổ co lại khi tiếp xúc vật lý. Nếu thực vật có thể phản ứng với ánh sáng và xúc giác, liệu chúng có thể phản ứng với âm thanh hay không?
Các nghiên cứu về tác động của âm thanh đối với thực vật cho thấy, thực vật cũng có thể phản ứng với âm thanh.
Thực vật có khả năng “nghe ” hay không?
Thực vật không chỉ có thể cảm nhận được các rung động âm thanh mà còn phản ứng với chúng theo nhiều cách
Thực vật cảm nhận âm thanh theo hai cách:
• Cảm nhận trực tiếp. Ví dụ, khi một con sâu bướm đang nhai lá, thực vật có thể cảm nhận được kiểu nhai nhịp nhàng của sâu bướm.
• Cảm nhận qua môi trường, chẳng hạn như không khí hoặc đất. Thực vật có thể cảm thấy nước chảy nhỏ giọt trong lòng đất, cũng như tiếng vo ve của côn trùng.
Các nhà khoa học từ Đại học Missouri đã ghi lại tiếng nhai của sâu bướm khi chúng gặm lá. Sau đó, họ phát bản ghi âm gần cây Arabidopsis (một loại cây họ cải có hoa trắng). Khi tiếp xúc với tiếng nhai, thực vật tiết ra một số hóa chất, cụ thể là glucosinolate và anthocyanin. Những chất này bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của động vật ăn cỏ.
Thực vật có khả năng “nghe ” hay không?
Thực vật có phản ứng đặc biệt với âm thanh của côn trùng nhai lá
Điều thú vị là chỉ khi tiếp xúc với âm thanh nhai, thực vật mới sản sinh ra những chất hóa học này. Khi tiếp xúc với tiếng gió hoặc tiếng vo ve của côn trùng, hàm lượng các hóa chất trên trong thực vật rất ít. Như vậy, thực vật thể hiện phản ứng phòng vệ từ bên trong đối với âm thanh do động vật ăn cỏ phát ra.
Thực vật cũng có những phản ứng độc đáo với âm thanh từ côn trùng, chẳng hạn như tiếng ong vo ve. Côn trùng, đặc biệt là ong, rất quan trọng đối với quá trình thụ phấn cũng như sự sinh sôi của nhiều loài cây. Khi các nhà khoa học từ Đại học Tel-Aviv ở Israel phát tiếng ong vo ve gần những bông Anh thảo chiều, họ nhận thấy rằng những bông hoa này tạo ra mật hoa ngọt hơn trong vòng ba phút sau khi nghe thấy tiếng vo ve.
Thực vật có khả năng “nghe ” hay không?
Tiếng vo ve từ côn trùng khiến cây mật hoa ngọt hơn
Cây thậm chí có thể cảm nhận được âm thanh của nước nhỏ giọt. Các nhà sinh học tiến hóa từ Đại học Tây Úc phát hiện ra rằng, rễ của cây đậu mọc dài ra theo hướng có tiếng nước chảy. Rễ cây hoạt động như cảm biến đối với nước và chúng dựa vào độ ẩm để di chuyển trong đất. Vậy làm thế nào mà những cây này xác định đúng hướng có nguồn nước ngay từ ban đầu? Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng thực vật có thể cảm nhận được âm thanh của nước trong đất, điều này hướng chúng đến vị trí chính xác.
Thực vật có khả năng “nghe ” hay không?

Rễ cây mọc về phía phát ra tiếng nước

Thực vật không có tai, vậy làm sao chúng có thể "nghe" được?

Như đã đề cập trước đó, âm thanh thực chất chỉ là một dạng rung động. Con người cần đến tai để nghe được âm thanh vì bộ não của chúng ta cần chuyển đổi những rung động này thành tín hiệu điện. Tuy nhiên, một con rắn cảm nhận âm thanh theo một cách hoàn toàn khác, đó là những rung động qua bề mặt da của chúng, giống như việc ai đó vỗ liên tục vào da bạn.
Thực vật cũng có những bộ phận hình thái nhất định giúp chúng cảm thụ âm thanh tốt hơn. Ví dụ, hoa Anh thảo chiều có dạng loa giúp khuếch đại tần số âm thanh từ cánh của côn trùng thụ phấn.
Thực vật có khả năng “nghe ” hay không?
Hình dạng của hoa Anh thảo chiều cho phép chúng khuếch đại tiếng đập cánh của côn trùng
Một số loài thực vật thậm chí có thể dội lại âm thanh cho động vật. Ví dụ, dơi sử dụng khả năng định vị bằng tiếng vang để điều hướng môi trường xung quanh. Tại rừng nhiệt đới Trung Mỹ, hai loài cây dây leo thụ phấn nhờ dơi sở hữu những chiếc lá khổng lồ hình đĩa.
Những lá này về cơ bản hoạt động giống như tấm phản xạ âm thanh, dội lại âm thanh do dơi tạo ra, giúp dơi tìm thấy những cây dây leo đặc biệt này giữa những tán lá rậm rạp của khu rừng.
Thực vật có khả năng “nghe ” hay không?
Dơi sử dụng khả năng định vị bằng tiếng vang để xác định vị trí của một số cây nhất định

Kết luận

Giống như mọi sinh vật, thực vật đã phát triển khả năng cảm nhận âm thanh, giúp chúng tồn tại và phát triển trong tự nhiên. Thực vật tiếp xúc với nhiều âm thanh khác nhau như tiếng động từ côn trùng, tiếng nước ngầm đang chảy, tiếng gặm nhấm hung hãn của động vật ăn cỏ, tiếng xào xạc của lá cây,...vv.
Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng thực vật chuyển đổi những âm thanh này thành tín hiệu cơ học (như việc rễ mọc về phía nguồn nước) hoặc tín hiệu chuyển hóa (như việc cây tiết ra hóa chất hoặc mật hoa). Điều này hoàn toàn khác với sự chuyển hóa âm thanh thành tín hiệu điện ở người và nhiều động vật khác.
Các tần số âm thanh đặc biệt còn có thể được sử dụng để mang lại năng suất cây trồng tốt hơn. Tiêu biểu như tần số âm thanh trong khoảng từ 1 đến 2,5 kHz, với độ lớn 90 dB giúp tăng tỷ lệ nảy mầm ở hạt đậu xanh.
Theo Science ABC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top