Tiềm năng khai thác tài sản sở hữu trí tuệ ngành sản xuất nội dung

T
Thanh Phong
Phản hồi: 0

TienCM

Pearl
Từ một thương hiệu tài sản sở hữu trí tuệ thành công, doanh nghiệp sản xuất nội dung có thể kinh doanh nhiều sản phẩm gắn với tài sản sở hữu trí tuệ của mình.
Workshop “Chiến lược định vị sản phẩm” có sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội dung trên nền tảng số, đặc biệt là các đơn vị sản xuất nội dung hoạt hình đã diễn hôm 19/5 tại Hà Nội. Đây là diễn đàn để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về quá trình phát triển sản phẩm cho đến hành trình tìm ra chỗ đứng trong lòng khán giả.
Tiềm năng khai thác tài sản sở hữu trí tuệ ngành sản xuất nội dung
Ông Tạ Mạnh Hoàng, CEO công ty Sconnect chia sẻ Workshop “Chiến lược định vị sản phẩm”.
Sau một số buổi workshop chia sẻ về các mô hình kinh doanh trong lĩnh vực MMO trước đây, đây là lần đầu tiên ông Tạ Mạnh Hoàng, CEO công ty Sconnect chia sẻ về chiến lược định vị thương hiệu và con đường phát triển lâu dài cho sản phẩm trí tuệ.

Tiềm năng kinh doanh tài sản sở hữu trí tuệ

Ông Tạ Mạnh Hoàng đã giới thiệu những mô hình kinh doanh thành công trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam chính là kinh doanh dựa trên tài sản sở hữu trí tuệ (SHTT).
Theo ông Tạ Mạnh Hoàng, một sản phẩm được coi là tài sản SHTT không đơn thuần là các bộ phim phát sóng trên nhiều nền tảng. Tài sản SHTT là hệ thống nhân vật, hình ảnh, kịch bản có giá trị cốt lõi và được phát triển thành thương hiệu sản phẩm. Từ thương hiệu thành công của bộ nhân vật, doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều sản phẩm gắn với tài sản SHTT như game, phim, khu vui chơi và hàng loạt các sản phẩm kinh doanh thương mại hay nhượng quyền SHTT.
Nhận thấy tiềm năng rất lớn của mô hình này, Sconnect đã từng bước ứng dụng và đạt được những bước phát triển nhất định. Tài sản SHTT nổi trội nhất của Sconnect được biết tới là Wolfoo, nhân vật hoạt hình tạo được tiếng vang tại nhiều quốc gia. Bộ phim được phát sóng trên các nền tảng trực tuyến, hệ thống truyền hình và OTT/IPTV, được dịch ra 17 thứ tiếng khác nhau như Tây Ban Nha, Pháp, Nga, Indonesia, Trung Quốc, Nhật, Hindi, Bồ Đào Nha…
Tiềm năng khai thác tài sản sở hữu trí tuệ ngành sản xuất nội dung
Phim về sói Wolfoo của Sconnect có hơn 2 tỷ lượt xem mỗi tháng.
Với hơn 2 tỷ lượt xem mỗi tháng và hơn 100 triệu người theo dõi trên YouTube, Wolfoo đã mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp và có thể mở ra hướng kinh doanh đa ngành. Với thành công của chú sói Wolfoo, công ty đã phát triển hệ sinh thái đa dạng sản phẩm như: Wolfoo Game, khu vui chơi giáo trí Wolfoo City hay Woa Universal (đơn vị cấp nhượng quyền thương hiệu của Wolfoo).

Khát khao sản xuất phim hoạt hình “bom tấn”

“Sconnect đã có định hướng sản xuất các bộ phim hoạt hình đạt tiêu chuẩn quốc tế, công chiếu màn ảnh rộng, tương tự như đế chế hoạt hình Disney”, ông Tạ Mạnh Hoàng nói.
Tiềm năng khai thác tài sản sở hữu trí tuệ ngành sản xuất nội dung
Theo CEO Sconnect, để thực hiện được các dự án phim lớn như vậy cần có sự đồng lòng, chung sức của nhiều doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có năng lực để sản xuất các bộ phim hoạt hình bom tấn nếu cùng hợp tác với nhau.
“Đây không chỉ là khao khát dành riêng cho Sconnect mà là cơ hội mở cho tất cả các doanh nghiệp hoạt hình trong nước đồng hành cùng nhau. Nếu các doanh nghiệp cùng chung chí hướng, thì trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm được ra đời dựa trên thế mạnh của nhiều doanh nghiệp. Từ đó có thể thúc đẩy hoạt hình Việt Nam đạt nhiều thành công và khẳng định dấu ấn trên thị trường quốc tế”, ông Hoàng chia sẻ.
Với nguồn nhân lực trẻ dồi dào, tốc độ học hỏi và tiếp thu kiến thức nhanh, Việt Nam đã và đang cung ứng nhân lực làm phim cho các cường quốc hoạt hình như Hàn Quốc, Nhật Bản. Ông Tạ Mạnh Hoàng cho rằng Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để tự tin vào khả năng tạo nên những sản phẩm vượt ra ngoài lãnh thổ.
Với riêng Sconnect, ông Hoàng cho biết công ty này đã phát triển những dòng phim hoạt hình dài tập, phát hành trên các nền tảng trả phí lớn như Netflix và các nền tảng OTT/IPTV của Trung Quốc, Mỹ. Ở thị trường trong nước, công nty đã có một số bộ phim được phát sóng trên hệ thống K+, SCTV, FPT Play… Tuy nhiên, theo ông Hoàng, các doanh nghiệp hoạt hình Việt Nam hiện nay còn hoạt động riêng lẻ và thiếu sự kết nối, chưa thể tập trung sức mạnh để củng cố và tạo dựng vị thế trên trường quốc tế.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top