CEO Apple Tim Cook mới đây, vừa tiết lộ rằng sự gián đoạn sản xuất trong tháng 11 và tháng 12 đã góp phần làm giảm doanh thu hàng quý đầu tiên của công ty kể từ đầu năm 2019. Vấn đề này rõ ràng liên quan đến tình trạng bất ổn hồi cuối năm ngoái tại nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới ở miền trung Trung Quốc, sau khi chính quyền Bắc Kinh đưa ra các hạn chế đại dịch cứng nhắc.
Trong cuộc họp báo cáo doanh thu, Cook cho biết: “Những thách thức của COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến việc cung cấp iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max, vấn đề này kéo dài đến gần hết tháng 12.” Hồi tháng 11 nằm ngoái, gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Cupertino đã đưa ra cảnh báo rằng, các hạn chế tại Trung Quốc buộc nhà máy iPhone lớn nhất của họ ở thành phố Trịnh Châu hoạt động “với công suất giảm đáng kể”.
Tuy vậy, Tim Cook bổ sung thêm rằng “việc sản xuất hiện đã quay trở lại nơi chúng tôi muốn.”
Apple mới đây đã báo cáo doanh thu 117 tỷ USD trong quý 4/2022, giảm 5% so với một năm trước đó. Lợi nhuận giảm 13,4% xuống còn 30 tỷ USD.
Tim Cook cho biết, “những trở ngại về ngoại hối” trong bối cảnh đồng đô la mạnh và “môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức” cũng ảnh hưởng đến thu nhập.
Theo CEO của Apple, một yếu tố khác là nhu cầu giảm mạnh ở Trung Quốc, vốn chứng kiến doanh số bán hàng giảm 7% trong bối cảnh hạn chế của COVID-19. Ông xác nhận rằng, khi những biện pháp kiểm soát đó được nới lỏng, đã có “sự thay đổi rõ rệt về lượng người tới các cửa hàng.”
Doanh số bán hàng tại Trung Quốc Đại lục, bao gồm cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan nhưng chủ yếu đến từ đại lục, đã giảm xuống còn 23,9 tỷ USD trong quý vừa rồi.
Tại Ấn Độ, Apple đã “lập kỷ lục doanh thu hàng quý” với mức tăng trưởng ở “hai con số mạnh mẽ”, nhưng Tim Cook không nêu rõ con số. Ông tiết lộ, quốc gia Nam Á này là một thị trường “cực kỳ thú vị”, và Apple đang “rất chú trọng” vào đó. Theo Tim Cook, Apple đã ra mắt một cửa hàng trực tuyến tại quốc gia này vào năm 2020, và các cửa hàng truyền thống sẽ “sớm” được mở cửa.
Apple cũng đã và đang mở rộng năng lực sản xuất tại quốc gia đông dân số thứ 2 thế giới này, nơi họ đang tăng cường sản xuất iPhone. Nhà sản xuất sản phẩm chính của công ty là Foxconn Technology Group, có tên chính thức là Hon Hai Precision Industry, hồi tháng 12 đã bơm 500 triệu đô la Mỹ vào công ty con ở Ấn Độ.
Theo dự báo của DigiTimes Research có trụ sở tại Đài Loan, dự kiến, Ấn Độ sẽ chịu trách nhiệm lắp ráp hơn một nửa số iPhone trên thế giới vào năm 2027. Đó sẽ là một sự gia tăng đáng kể so với mức 5% hiện đang được lắp ráp trong nước. Hồi tháng 9, JPMorgan ước tính rằng Ấn Độ sẽ sản xuất 1/4 tổng số iPhone vào năm 2025.
Cook đã xác nhận trong cuộc họp báo cáo doanh thu rằng, Apple có kế hoạch tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng iPhone. Ông nói: “Chỉ trên iPhone, có vô số bộ phận cấu thành đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và công đoạn lắp ráp cuối cùng đến từ 3 quốc gia trên thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục tối ưu hóa nó theo thời gian.”
>>> Gần 10.000 người thua kiện Apple vụ bóp hiệu năng iPhone
Nguồn: SCMP
Tuy vậy, Tim Cook bổ sung thêm rằng “việc sản xuất hiện đã quay trở lại nơi chúng tôi muốn.”
Apple mới đây đã báo cáo doanh thu 117 tỷ USD trong quý 4/2022, giảm 5% so với một năm trước đó. Lợi nhuận giảm 13,4% xuống còn 30 tỷ USD.
Tim Cook cho biết, “những trở ngại về ngoại hối” trong bối cảnh đồng đô la mạnh và “môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức” cũng ảnh hưởng đến thu nhập.
Theo CEO của Apple, một yếu tố khác là nhu cầu giảm mạnh ở Trung Quốc, vốn chứng kiến doanh số bán hàng giảm 7% trong bối cảnh hạn chế của COVID-19. Ông xác nhận rằng, khi những biện pháp kiểm soát đó được nới lỏng, đã có “sự thay đổi rõ rệt về lượng người tới các cửa hàng.”
Doanh số bán hàng tại Trung Quốc Đại lục, bao gồm cả Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan nhưng chủ yếu đến từ đại lục, đã giảm xuống còn 23,9 tỷ USD trong quý vừa rồi.
Tại Ấn Độ, Apple đã “lập kỷ lục doanh thu hàng quý” với mức tăng trưởng ở “hai con số mạnh mẽ”, nhưng Tim Cook không nêu rõ con số. Ông tiết lộ, quốc gia Nam Á này là một thị trường “cực kỳ thú vị”, và Apple đang “rất chú trọng” vào đó. Theo Tim Cook, Apple đã ra mắt một cửa hàng trực tuyến tại quốc gia này vào năm 2020, và các cửa hàng truyền thống sẽ “sớm” được mở cửa.
Apple cũng đã và đang mở rộng năng lực sản xuất tại quốc gia đông dân số thứ 2 thế giới này, nơi họ đang tăng cường sản xuất iPhone. Nhà sản xuất sản phẩm chính của công ty là Foxconn Technology Group, có tên chính thức là Hon Hai Precision Industry, hồi tháng 12 đã bơm 500 triệu đô la Mỹ vào công ty con ở Ấn Độ.
Theo dự báo của DigiTimes Research có trụ sở tại Đài Loan, dự kiến, Ấn Độ sẽ chịu trách nhiệm lắp ráp hơn một nửa số iPhone trên thế giới vào năm 2027. Đó sẽ là một sự gia tăng đáng kể so với mức 5% hiện đang được lắp ráp trong nước. Hồi tháng 9, JPMorgan ước tính rằng Ấn Độ sẽ sản xuất 1/4 tổng số iPhone vào năm 2025.
Cook đã xác nhận trong cuộc họp báo cáo doanh thu rằng, Apple có kế hoạch tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng iPhone. Ông nói: “Chỉ trên iPhone, có vô số bộ phận cấu thành đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới và công đoạn lắp ráp cuối cùng đến từ 3 quốc gia trên thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục tối ưu hóa nó theo thời gian.”
>>> Gần 10.000 người thua kiện Apple vụ bóp hiệu năng iPhone
Nguồn: SCMP