Tính năng đo SpO2 của smartwatch có đáng tin?

H
Hùng Lê
Phản hồi: 0
Nhiều người đã bắt đầu mua smartwatch hoặc smartband khi bắt đầu nhận thấy các triệu chứng của COVID-19, chủ yếu để kiểm tra nồng độ oxy trong máu của mình. Khi được hỏi tại sao họ lại chọn một thiết bị đó thay vì một chiếc máy đo nồng độ oxy, vốn có giá rẻ hơn gấp nhiều lần, nhiều người cho biết, họ tin tưởng smartwatch hơn bởi nó có giá đắt đỏ hơn.
VNReview.vn

Các thiết bị đo oxy trong máu đã trở nên khan hiếm kể từ khi số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng lên trên toàn cầu. Hầu hết các cửa hàng thiết bị y tế đều báo hết hàng trong khi số khác lại bán chúng với giá cắt cổ. Các nền tảng thương mại điện tử cũng không có quá nhiều lựa chọn.
Điều đầu tiên mà bác sĩ muốn biết chính là mức độ bão hòa oxy trong máu của bạn khi điều trị COVID-19. Mức độ oxy trong máu chính là yếu tố quan trọng quyết định tình trạng của bạn, cần nhập viện hay tự cách ly tại nhà.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không có máy đo oxy? Bạn nên tin tưởng vào kết quả hiển thị trên smartwatch của bạn hay đợi cho đến khi máy đo oxy đến? Có nhiều yếu tố và lý do khoa học xác định độ chính xác của smartwatch và máy đo oxy. Sự khác biệt chủ yếu là do phép đo oxy phản xạ và phép đo oxy truyền qua. Smartphone sử dụng phương thức đo oxy phản xạ trong khi máy đo oxy lại áp dụng cách thức oxy truyền qua.
Vậy 2 công nghệ này hoạt động như thế nào? Và công nghệ nào đáng tin cậy hơn?

Các máy đo oxy chính xác như thế nào?​

VNReview.vn

Tiến sĩ Ajay Mohan, một bác sĩ phẫu thuật từ AIIMS Delhi, đã đưa ra lời giải thích về công nghệ mà các máy đo oxy sử dụng để đo nồng độ oxy trong máu. “Thiết bị đo oxy xung sử dụng một bộ xử lý điện tử kết hợp cùng với một cặp điôt phát sáng (đèn LED) đặt đối diện với một điôt quang (photodiode), truyền xuyên qua phần mờ của cơ thể bệnh nhân (đầu ngón tay hoặc dái tai). Một đèn LED sẽ có màu đỏ với bước sóng khoảng 650 nanomet và đèn LED kia chính là tia hồng ngoại với bước sóng 950 nanomet. Sự hấp thụ ánh sáng tại những bước sóng này sẽ phân biệt giữa máu giữa máu đỏ (máu giàu oxy) và máu đen (máu nghèo oxy). Máu đỏ hấp thụ nhiều ánh sáng hồng ngoại hơn và cho phép nhiều ánh sáng đỏ đi qua. Máu đen cho phép nhiều ánh sáng hồng ngoại đi qua và hấp thụ nhiều ánh sáng đỏ hơn. Sự khác biệt này được tính toán bởi thụ thể và giá trị SpO2 đã tính sẽ hiển thị trên màn hình.”
Mohan giải thích rằng độ chính xác của máy đo oxy xung sẽ chạm ngưỡng cao nhất khi mức bão hòa trên 90%, nhưng độ chính xác của nó sẽ giảm đi với mức bão hòa dưới 80%. Ông lưu ý, độ chính xác của smartwatch kém hơn nhiều so với máy đo oxy, nhưng với đo nhịp tim, cả 2 thiết bị đều ngang bằng nhau. Mohan xác nhận, ngay cả một máy đo oxy giá rẻ cũng chính xác hơn nhiều so với một chiếc smartwatch đắt đỏ. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, smartwatch có thể là một ý tưởng khá tốt trong việc tìm hiểu sơ bộ về SpO2 khi không có sẵn máy đo oxy.

Vậy độ chính xác của các smartwatch thì sao?​

VNReview.vn

Trao đổi với India Today Tech, Tiến sĩ Deepak Aggarwal, Chuyên gia Tư vấn Cấp cao, Khoa Phẫu thuật Tim tại Bệnh viện Max Super Speciality Hospital, Saket, Ấn Độ, cho biết rằng hầu hết các máy đo oxy đều có ưu thế hơn smartwatch nhưng chúng cũng có những sai sót như bất kỳ thiết bị điện tử nào khác. “Các máy đo oxy cần được đặt đúng cách. Nếu dòng máu chảy ở ngón tay không tốt, bạn sẽ có kết quả không chính xác. Trong trường hợp độ bão hòa dưới 70%, chúng sẽ hiển thị sai lệch.”
Về smartwatch, Tiến sĩ Aggarwal cho rằng loại thiết bị này không đủ chính xác để được sử dụng như một thiết bị đo lường cho những dấu hiệu quan trọng. Chúng tốt ở mức độ tiêu dùng nhưng không nên được sử dụng cho mục đích y tế.
Thiết bị này chắc chắn đã chính xác hơn, nhưng nó vẫn không đáp ứng được các nguyên tắc về độ chính xác được xác định trước cho SBP và SpO2. Chúng phải được hiệu chỉnh tốt. Sự thiếu chính xác đó đến từ việc các cảm biến bên trong không chính xác, đó là hạn chế chính. Vì vậy, những thứ bạn đeo chỉ dành cho cấp độ người tiêu dùng không dành cho mức độ y học.”

Độ chính xác có thể sai lệch trên cả smartwatch lẫn máy đo oxy​

VNReview.vn

Tiến sĩ Deepak Krishnamurthy, Bác sĩ Can thiệp Tim mạch Cấp cao tại một bệnh viện ở Bangalore, Ấn Độ, tiết lộ rằng cả máy đo oxy lẫn smartwatch đều có thể khá chính xác, nhưng điều quan trọng là phải kiểm tra kỹ lưỡng và hiệu chỉnh tại văn phòng bác sĩ để chứng thực mức độ chính xác.
Một số thương hiệu máy đo oxy giả đã xuất hiện trên thị trường và chúng có thể không chính xác. Điều quan trọng là phải kiếm tra kỹ lưỡng, hiệu chuẩn và so sánh kết quả tại phòng khám bác sĩ nếu hoạt động bình thường. Ngoài ra, do có rất nhiều thương hiệu, thế nên rất khó để có thể nói đâu là sản phẩm tốt. Độ chính xác có thể là một vấn đề quan trọng trong thời gian này bởi chúng tôi sẽ khuyên bệnh nhân COVID-19 nên ở nhà hay nhập viện dựa trên kết quả oxy trong máu. Các cơ quan y tế nên kiểm tra chất lượng đối với những nhãn hiệu máy đo oxy hiện có bán trên thị trường này và cung cấp một số loại chứng nhận.”
Ông lưu ý thêm rằng độ chính xác của smartwatch cũng phụ thuộc vào mức độ hiệu chỉnh của thiết bị. Những thiết bị chính xác nhất có thể cần phải có được chứng nhận từ các thương hiệu.

Các công ty smartwatch đang làm gì để cải thiện độ chính xác?​

VNReview.vn

Có nhiều loại thiết bị đeo (smartwatch và smartband) có trên thị trường và không ít trong số chúng đi kèm với chức năng theo dõi SpO2. Chúng có những mức giá, hình dạng và kích thước khác nhau, nhưng không có loại nào đạt được độ chính xác như một thiết bị cấp độ y tế. Vậy có phải các công ty smartwatch đang cố gắng cải thiện khả năng theo dõi SpO2 của họ không? Bởi đó chính là tính năng duy nhất cực kỳ cần thiết ở hiện tại.
Amazfit – một thương hiệu thiết bị đeo thể thao thuộc Xiaomi và phổ biến ở Ấn Độ – đã so sánh thiết bị đeo theo dõi SpO2 của mình với 1 máy phân tích oxy chuyên nghiệp để kiểm tra độ chính xác.
Cố vấn thương hiệu có tên là Honey Singh cho biết: “Amazfit đã đầu tư rất nhiều vào R&D và phát triển một nền tảng công nghệ độc quyền, bao gồm con chip AI. So với kết quả của các máy phân tích oxy chuyên nghiệp, sai số trung bình của OxygenBeats chỉ là 1,67%, phản ảnh độ chính xác vượt trội so với các thiết bị đeo tay có khả năng theo dõi oxy trong máu. Các chỉ số SpO2 của smartwatch là khá chính xác nhưng không nên được coi là một giải pháp thay thế cho các thiết bị mức độ y tế. Đội ngũ của chúng tôi cũng đã hợp tác với các tổ chức y tế và trung tâm R&D cho phòng thí nghiệm chung của thiết bị đeo thông minh nhằm chống lại COVID-19 bằng cách sử dụng dữ liệu từ nền tảng AI của chúng tôi.”
Vishal Gondal, người sáng lập và CEO của thương hiệu thiết bị đeo GOQII đến từ Ấn Độ cũng lên tiếng giải thích về việc các công ty smartwatch đang nỗ lực cải tiến những tính năng của họ để trở nên tốt và chính xác hơn như thế nào. Ông cho biết, một số smartwatch của GOQII đã nhận được đăng ký thiết bị y tế của Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình – cơ quan quản lý quốc gia về dược phẩm và thiết bị y tế của Ấn Độ.
Chúng tôi đã và đang tiến hành các nghiên cứu với nhiều tổ chức khác nhau về việc sử dụng công nghệ đeo tay tiên tiến nhằm có thể cung cấp cho các cơ sở y tế dữ liệu chi tiết về sức khỏe bệnh nhân mà họ chăm sóc theo thời gian thực. Phản hồi ban đầu từ các sơ sở này là khá tích cực và nhận được rất nhiều ý kiến đánh giá cao về tính chính xác của dữ liệu.”
Theo: India Today
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top