Đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi Samsung phát hành bộ đôi điện thoại gập mới nhất, Galaxy Z Flip3 và Galaxy Z Fold3, nhưng khách hàng vẫn đang trong tình trạng chờ đợi để có thể cầm được trên tay những chiếc smartphone cao cấp này. Dòng iPhone 13 mới nhất của Apple cũng gặp phải tình trạng tương tự.
Sự thiếu hụt thiết bị trong kho chủ yếu đến từ việc bùng nổ nhu cầu, nhưng cũng có một vấn đề khác khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn, đó là tình trạng thiếu chip nghiêm trọng trên toàn cầu. Trên thực tế, nhu cầu đối với bán dẫn đang tăng cao khi các thiết bị số ngày càng phụ thuộc vào những con chip tiên tiến, nhưng quá trình sản xuất chúng lại đang bị gián đoạn vì đại dịch COVID-19 kéo dài.
Trong bối cảnh đó, Samsung gặp khó khăn trong việc đảm bảo đủ nguồn cung các bộ xử lý ứng dụng từ nhà sản xuất chipset di động Mỹ Qualcomm cho những thiết bị gập của mình.
Một đại diện của Samsung cho biết: “Sự chậm trễ trong việc giao đến tay người dùng những chiếc điện thoại gập mới nhất chủ yếu xuất phát từ tình trạng nhu cầu cao hơn dự kiến của chúng tôi. Thiếu hụt chip toàn cầu không chỉ là một vấn đề của chúng tôi mà còn là tình trạng của toàn bộ ngành.”
Tuy nhiên, một nguồn tin trong ngành cho biết, các nhà cung cấp smartphone sẽ dốc toàn lực để đảm bảo những con chip vốn có nhu cầu đang cao.
Apple cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ vấn đề tương tự. Theo các nhà phân tích tại hai ngân hàng đầu tư J.P. Morgan và Credit Suisse, khách hàng đã đặt trực tuyến trước các iPhone mới nhất, nhưng sẽ phải đợi hơn 4 tuần để có thể cầm trên tay iPhone 13 Pro và Pro Max.
Việc giao những chiếc iPhone 13 đến tay khách hàng tại Mỹ đang ngày càng bị trì hoãn hơn, gợi ý thời gian chờ đợi có thể lâu hơn so với dòng iPhone 12. Nguyên nhân được cho là đến từ những vấn đề trong chuỗi cung ứng. Apple vừa mới bắt đầu nhận lại các đơn đặt hàng trước cho những chiếc điện thoại iPhone 13 từ ngày 01/10.
Bất chấp những khó khăn như thế, các nhà sản xuất smartphone lớn kỳ vọng sẽ có kết quả kinh doanh quý 3 “khá ấn tượng”, chủ yếu nhờ những nỗ lực cắt giảm chi phí và nhu cầu cao từ thị trường đối với các chiếc điện thoại cao cấp. Theo quan điểm của Samsung, những nỗ lực trong việc hợp lý hóa dòng sản phẩm smartphone của công ty là một lợi ích tiềm ẩn trong việc giúp bộ phận di động đảm bảo lợi nhuận.
Theo công ty theo dõi thị trường Counterpoint Research, doanh số dòng Galaxy Z Flip3 và Galaxy Z Fold3 của Samsung đã đạt 1,3 triệu thiết bị trong tháng đầu tiên phát hành, gấp 5 lần so với thế hệ trước đó.
Một nguồn tin khác cho biết: “Đó là một quá trình mất rất nhiều thời gian bởi các nhà sản xuất smartphone cần đảm bảo mọi bộ phận bên trong thiết bị từ các đối tác khác nhau của họ. Điều này cần rất nhiều sự phối hợp.”
Theo các thông tin truyền thông, thời điểm trình làng Samsung Galaxy S21 FE dự kiến sẽ bị lùi lại sau tháng 10 do tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu. Samsung tiết lộ, họ không thể bình luận về ngày ra mắt của những thiết bị trước khi phát hành.
Galaxy S21 FE (Fan Edition) dự kiến sẽ sử dụng bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 888, tương tự như trong những chiếc điện thoại gập cao cấp của Samsung.
Các nhà phân tích cho rằng cả Apple lẫn Samsung đều sẽ thu về lợi nhuận cao hơn nhiều trong mỗi thiết bị di động của họ kể từ đầu năm sau bởi vấn đề thiếu hụt chip toàn cầu sẽ được giải quyết. TSMC cũng là cái tên hỗ trợ giải quyết vấn đề thiếu hụt bán dẫn trầm trọng này.
Trong một sự kiện gần đây, CEO AMD, Lisa Su, cho biết rằng nguồn cung chip của công ty sẽ được cải thiện trong suốt năm sau. Dẫu cho rằng tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu là “một thảm họa”, thế nhưng, nó đã khiến nhiều khách hàng doanh nghiệp cởi mở hơn với những cam kết dài hạn.
Tình trạng thiếu chip toàn cầu đã liên tục diễn ra trong nhiều tháng. Sự thiếu hụt này ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đầu tiên, sau đó, nó tiếp tục lây lan sang thị trường điện tử tiêu dùng toàn cầu.
Nguồn: Korea Times
Trong bối cảnh đó, Samsung gặp khó khăn trong việc đảm bảo đủ nguồn cung các bộ xử lý ứng dụng từ nhà sản xuất chipset di động Mỹ Qualcomm cho những thiết bị gập của mình.
Một đại diện của Samsung cho biết: “Sự chậm trễ trong việc giao đến tay người dùng những chiếc điện thoại gập mới nhất chủ yếu xuất phát từ tình trạng nhu cầu cao hơn dự kiến của chúng tôi. Thiếu hụt chip toàn cầu không chỉ là một vấn đề của chúng tôi mà còn là tình trạng của toàn bộ ngành.”
Tuy nhiên, một nguồn tin trong ngành cho biết, các nhà cung cấp smartphone sẽ dốc toàn lực để đảm bảo những con chip vốn có nhu cầu đang cao.
Apple cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ vấn đề tương tự. Theo các nhà phân tích tại hai ngân hàng đầu tư J.P. Morgan và Credit Suisse, khách hàng đã đặt trực tuyến trước các iPhone mới nhất, nhưng sẽ phải đợi hơn 4 tuần để có thể cầm trên tay iPhone 13 Pro và Pro Max.
Việc giao những chiếc iPhone 13 đến tay khách hàng tại Mỹ đang ngày càng bị trì hoãn hơn, gợi ý thời gian chờ đợi có thể lâu hơn so với dòng iPhone 12. Nguyên nhân được cho là đến từ những vấn đề trong chuỗi cung ứng. Apple vừa mới bắt đầu nhận lại các đơn đặt hàng trước cho những chiếc điện thoại iPhone 13 từ ngày 01/10.
Theo công ty theo dõi thị trường Counterpoint Research, doanh số dòng Galaxy Z Flip3 và Galaxy Z Fold3 của Samsung đã đạt 1,3 triệu thiết bị trong tháng đầu tiên phát hành, gấp 5 lần so với thế hệ trước đó.
Một nguồn tin khác cho biết: “Đó là một quá trình mất rất nhiều thời gian bởi các nhà sản xuất smartphone cần đảm bảo mọi bộ phận bên trong thiết bị từ các đối tác khác nhau của họ. Điều này cần rất nhiều sự phối hợp.”
Theo các thông tin truyền thông, thời điểm trình làng Samsung Galaxy S21 FE dự kiến sẽ bị lùi lại sau tháng 10 do tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu. Samsung tiết lộ, họ không thể bình luận về ngày ra mắt của những thiết bị trước khi phát hành.
Galaxy S21 FE (Fan Edition) dự kiến sẽ sử dụng bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 888, tương tự như trong những chiếc điện thoại gập cao cấp của Samsung.
Các nhà phân tích cho rằng cả Apple lẫn Samsung đều sẽ thu về lợi nhuận cao hơn nhiều trong mỗi thiết bị di động của họ kể từ đầu năm sau bởi vấn đề thiếu hụt chip toàn cầu sẽ được giải quyết. TSMC cũng là cái tên hỗ trợ giải quyết vấn đề thiếu hụt bán dẫn trầm trọng này.
Trong một sự kiện gần đây, CEO AMD, Lisa Su, cho biết rằng nguồn cung chip của công ty sẽ được cải thiện trong suốt năm sau. Dẫu cho rằng tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu là “một thảm họa”, thế nhưng, nó đã khiến nhiều khách hàng doanh nghiệp cởi mở hơn với những cam kết dài hạn.
Tình trạng thiếu chip toàn cầu đã liên tục diễn ra trong nhiều tháng. Sự thiếu hụt này ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đầu tiên, sau đó, nó tiếp tục lây lan sang thị trường điện tử tiêu dùng toàn cầu.
Nguồn: Korea Times