thoabao181818
Pearl
Tội phạm trực tuyến đã lừa đảo và chiếm đoạt thành công hàng tỷ USD trong năm 2021. TechRadar cho biết, báo cáo hàng năm của Trung tâm Khiếu nại Tội phạm Internet (IC3) thuộc FBI đã nêu chi tiết cách các nạn nhân bị dụ dỗ, chứng kiến 6,9 tỷ USD chảy vào túi tội phạm mạng như thế nào. Đó là kết quả của nhiều vụ lừa đảo trực tuyến thành công.
Đã có 847.376 đơn khiếu nại tố cáo tội phạm Internet vào năm ngoái, tăng 7% so với năm 2020. Tuy nhiên, con số đó cũng cao hơn 81% so với năm 2019, điều này cho thấy đại dịch đã ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng như thế nào.
Những người làm việc tại nhà, những người thực hiện và tham dự các cuộc họp ảo, đặc biệt bị các tác nhân đe dọa độc hại nhắm tới. IC3 cho biết, xu hướng làm việc tại nhà đã bị tội phạm mạng lợi dụng triệt để. Chúng ráo riết thực hiện các âm mưu nhằm “khai thác sự phụ thuộc của mọi người vào các cuộc họp ảo, từ đó hướng dẫn nạn nhân gửi chuyển khoản điện tử gian lận”. Báo cáo đã giải thích chính xác cách thức của phương pháp này, khiến các nạn nhân thiệt hại gần 2,4 tỷ USD.
“Tội phạm mạng thực hiện kế hoạch bằng cách xâm phạm email của người sử dụng lao động hoặc giám đốc tài chính, chẳng hạn như giám đốc điều hành hoặc giám đốc tài chính, sau đó chúng yêu cầu nhân viên tham gia vào nền tảng cuộc họp ảo. Trong các cuộc họp đó, kẻ lừa đảo sẽ chèn một bức ảnh tĩnh của Giám đốc điều hành không có âm thanh hoặc âm thanh "giả sâu" mà qua đó những kẻ lừa đảo, đóng vai trò là giám đốc điều hành kinh doanh, sẽ giả vờ rằng âm thanh/video của họ không hoạt động bình thường.
Bước tiếp theo, những kẻ gian lận sẽ sử dụng nền tảng cuộc họp ảo để hướng dẫn trực tiếp nhân viên thực hiện chuyển khoản ngân hàng hoặc sử dụng email bị xâm nhập của các giám đốc điều hành để cung cấp các hướng dẫn về hệ thống chuyển tiền”.
Những chiêu trò phổ biến nhất mà bọn tội phạm mạng sử dụng để nhắm mục tiêu đến các nạn nhân ngây thơ bao gồm các vụ lừa đảo phishing, lừa đảo không thanh toán/không giao hàng, vi phạm dữ liệu cá nhân. Lừa đảo xâm nhập email doanh nghiệp và lừa đảo đầu tư là hai trong số những cách thức mà bọn tội phạm mạng thực hiện và khiến nạn nhân dễ bị mắc bẫy nhất.
Ngoài ra, các loại tội phạm khác khiến nạn nhân toàn cầu mất 6,9 tỷ USD trong năm 2021 còn bao gồm:
- Lừa đảo gian lận tạo lòng tin / chuyện tình cảm - nạn nhân thiệt hại 956.039.739 USD
- Lừa đảo, vi phạm dữ liệu công ty - 151.568.225 USD
- Gian lận thẻ tín dụng - 172.998.385 USD
- Mạo danh chính phủ - 142.643.253 USD
- Lừa đảo đầu tư - 1.45 tỷ USD
- Vi phạm dữ liệu cá nhân - 517.021.289 USD
- Bất động sản / cho thuê - 350.328.166 USD
- Giả mạo - 82.169.806 USD
- Hỗ trợ công nghệ - 347.657.432 USD
Đáng chú ý, các trò gian lận trước đây từng rất phổ biến nay trong bối cảnh làm việc từ xa, vẫn tiếp tục diễn ra những mức độ thiệt hại thấp hơn. Điển hình như phần mềm độc hại và virus chỉ lấy cắp được 5,6 triệu USD của nạn nhân. Tuy vậy, các vụ phishing vẫn gây thiệt hại tới tổng cộng 44,2 triệu USD, trong khi ransomware gây thiệt hại 49,2 triệu USD.
Ở những lĩnh vực khác, do sự xuất hiện phổ biến gần đây của tiền điện tử, tội phạm mạng đã thu được số tiền 246,2 triệu USD vào năm 2020 liên quan đến tiền điện tử, con số này đã tăng lên hơn 1,6 tỷ USD trong năm 2021. Tổng cộng, có 32.400 khiếu nại về tiền điện tử đã được ghi nhận vào năm ngoái.
FBI nhấn mạnh rằng tiền điện tử rõ ràng đã phát triển thành phương thức thanh toán ưa thích cho nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, từ gian lận hỗ trợ công nghệ đến các kế hoạch tuyển dụng và gian lận đấu giá. Hơn nữa, các nền tảng tiền tệ trực tuyến “cực kỳ phổ biến trong các vụ lừa đảo đầu tư, thiệt hại có thể lên tới hàng trăm nghìn USD với mỗi nạn nhân”.
Các vụ “lừa đảo lãng mạn” liên quan đến chuyện tình cảm đặc biệt hiệu quả trong không gian tiền điện tử. Trong năm 2021, bộ phận IC3 của FBI đã nhận được hơn 4.325 đơn khiếu nại, trong đó tổn thất tương đương 429 triệu USD.
“Liên hệ ban đầu của kẻ lừa đảo thường được thực hiện thông qua các ứng dụng hẹn hò và các trang web truyền thông xã hội khác. Kẻ lừa đảo chiếm được lòng tin và sự tin tưởng của nạn nhân. Sau đó, tuyên bố có kiến thức về đầu tư tiền điện tử hoặc các cơ hội giao dịch sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể ”.
Nguồn: Digital Trends
Những người làm việc tại nhà, những người thực hiện và tham dự các cuộc họp ảo, đặc biệt bị các tác nhân đe dọa độc hại nhắm tới. IC3 cho biết, xu hướng làm việc tại nhà đã bị tội phạm mạng lợi dụng triệt để. Chúng ráo riết thực hiện các âm mưu nhằm “khai thác sự phụ thuộc của mọi người vào các cuộc họp ảo, từ đó hướng dẫn nạn nhân gửi chuyển khoản điện tử gian lận”. Báo cáo đã giải thích chính xác cách thức của phương pháp này, khiến các nạn nhân thiệt hại gần 2,4 tỷ USD.
“Tội phạm mạng thực hiện kế hoạch bằng cách xâm phạm email của người sử dụng lao động hoặc giám đốc tài chính, chẳng hạn như giám đốc điều hành hoặc giám đốc tài chính, sau đó chúng yêu cầu nhân viên tham gia vào nền tảng cuộc họp ảo. Trong các cuộc họp đó, kẻ lừa đảo sẽ chèn một bức ảnh tĩnh của Giám đốc điều hành không có âm thanh hoặc âm thanh "giả sâu" mà qua đó những kẻ lừa đảo, đóng vai trò là giám đốc điều hành kinh doanh, sẽ giả vờ rằng âm thanh/video của họ không hoạt động bình thường.
Bước tiếp theo, những kẻ gian lận sẽ sử dụng nền tảng cuộc họp ảo để hướng dẫn trực tiếp nhân viên thực hiện chuyển khoản ngân hàng hoặc sử dụng email bị xâm nhập của các giám đốc điều hành để cung cấp các hướng dẫn về hệ thống chuyển tiền”.
Ngoài ra, các loại tội phạm khác khiến nạn nhân toàn cầu mất 6,9 tỷ USD trong năm 2021 còn bao gồm:
- Lừa đảo gian lận tạo lòng tin / chuyện tình cảm - nạn nhân thiệt hại 956.039.739 USD
- Lừa đảo, vi phạm dữ liệu công ty - 151.568.225 USD
- Gian lận thẻ tín dụng - 172.998.385 USD
- Mạo danh chính phủ - 142.643.253 USD
- Lừa đảo đầu tư - 1.45 tỷ USD
- Vi phạm dữ liệu cá nhân - 517.021.289 USD
- Bất động sản / cho thuê - 350.328.166 USD
- Giả mạo - 82.169.806 USD
- Hỗ trợ công nghệ - 347.657.432 USD
Đáng chú ý, các trò gian lận trước đây từng rất phổ biến nay trong bối cảnh làm việc từ xa, vẫn tiếp tục diễn ra những mức độ thiệt hại thấp hơn. Điển hình như phần mềm độc hại và virus chỉ lấy cắp được 5,6 triệu USD của nạn nhân. Tuy vậy, các vụ phishing vẫn gây thiệt hại tới tổng cộng 44,2 triệu USD, trong khi ransomware gây thiệt hại 49,2 triệu USD.
FBI nhấn mạnh rằng tiền điện tử rõ ràng đã phát triển thành phương thức thanh toán ưa thích cho nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, từ gian lận hỗ trợ công nghệ đến các kế hoạch tuyển dụng và gian lận đấu giá. Hơn nữa, các nền tảng tiền tệ trực tuyến “cực kỳ phổ biến trong các vụ lừa đảo đầu tư, thiệt hại có thể lên tới hàng trăm nghìn USD với mỗi nạn nhân”.
Các vụ “lừa đảo lãng mạn” liên quan đến chuyện tình cảm đặc biệt hiệu quả trong không gian tiền điện tử. Trong năm 2021, bộ phận IC3 của FBI đã nhận được hơn 4.325 đơn khiếu nại, trong đó tổn thất tương đương 429 triệu USD.
“Liên hệ ban đầu của kẻ lừa đảo thường được thực hiện thông qua các ứng dụng hẹn hò và các trang web truyền thông xã hội khác. Kẻ lừa đảo chiếm được lòng tin và sự tin tưởng của nạn nhân. Sau đó, tuyên bố có kiến thức về đầu tư tiền điện tử hoặc các cơ hội giao dịch sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể ”.
Nguồn: Digital Trends