Ít nhất, trong ngắn hạn, việc NVIDIA mua lại ARM có vẻ như là một động thái tốt cho người tiêu dùng. Đầu tiên, đây sẽ là một sự hội tụ cho NVIDIA thiết kế và cấp phép các thuộc tính máy học xuất sắc, đồng thời làm bước đệm cho những cải thiện khả năng đối với GPU Mali tiêu chuẩn được sử dụng trong rất nhiều thiết bị di động. Nhưng có vẻ, điều đó sẽ không xảy ra.
Hồi tháng 09/2020, NVIDIA đã chính thức thông báo rằng họ sẽ chi 40 tỉ USD cho ARM Holdings. Thương vụ này cũng sẽ giúp Softbank, chủ sở hữu hiện tại của ARM, giành được 10% cổ phần trong NVIDIA. Trụ sở của ARM vẫn sẽ được đặt ở Cambridge, Anh trong “tương lai gần”. Tất nhiên, bước tiếp theo trong thương vụ này đó chính là tìm kiếm sự chấp thuận của các cơ quan quản lý. Và đây chắc chắn là nhiệm vụ khó khăn nhất mà NVIDIA cần phải vượt qua.
Liên minh Châu Âu đã không hài lòng đối với thương vụ thâu tóm này. Tại Mỹ, FTC đã đệ đơn kiện hòng ngăn chặn hoàn toàn việc sáp nhập. Hiện tại, chúng ta chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào từ Trung Quốc, nhưng trừ khi NVIDIA tìm ra cách hợp pháp để “bơm” tiền và công nghệ vào đất nước tỉ dân này như Apple, Chính phủ Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không chấp thuận thương vụ mua lại này. Thực tế, ngay cả một trong những người sáng lập ARM ban đầu cũng phản đối ý tưởng này.
Tại sao một thương hiệu Mỹ “thâu tóm” một công ty Anh thuộc sở hữu của một tập đoàn Nhật Bản lại cần đến sự chấp thuận từ EU và Trung Quốc? Về mặt lý thuyết, Liên minh Châu Âu hoặc Trung Quốc không có quyền can dự vào một thương vụ mua bán của 2 công ty ở những nơi khác nhau, cụ thể là thỏa thuận sáp nhập ARM vào NVIDIA này. Miễn là Anh (hiện độc lập với EU), Nhật Bản và Mỹ chấp nhận, thương vụ này vẫn có thể tiếp tục. Nhưng NVIDIA, ARM và mọi đối tác khác của 2 bên đều rất muốn bán sản phẩm ở Châu Âu và Trung Quốc, thế nên, Chính phủ và cơ quan quản lý tại các lãnh thổ này ảnh hưởng rất nhiều đến thương vụ.
Dẫu không có bất kỳ quyền hạn nào để can thiệp vào vấn đề ai nên mua lại ARM, thế nhưng, nhiều người cũng không thích ý tưởng này. Gạt bỏ những gì tốt nhất đối với Qualcomm hoặc Samsung, hay bất kỳ công ty nào sản xuất các con chip ARM tốt nhất cho mọi chiếc điện thoại Android, chúng ta nên quan tâm đến những tác động lâu dài từ việc củng cố hơn nữa có thể diễn ra trong ngành công nghiệp trên phương diện người tiêu dùng.
Nhiều người đưa ra quan điểm rằng điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển cho các kiến trúc bộ xử lý hiện có, hoặc thậm chí thúc đẩy một công ty như Apple hoặc Google tài trợ cho việc phát triển một thiết kế mới. Không quá khó hiểu khi nhiều người tin rằng các công ty lớn sẽ chọn theo con đường đó bởi nó dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí hơn, ngay cả khi ARM đang là một thách thức hợp tác, tương tự như NVIDIA đã từng làm.
NVIDIA tạo ra nhiều GPU xuất sắc và những con chip ARM hiện tại của họ rất tuyệt vời trong việc trở thành mọi thứ, ngoại trừ việc tiết kiệm điện. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là thương vụ thâu tóm ARM của NVIDIA sẽ trở nên tuyệt vời. Qualcomm đã đưa ra một danh sách các lý do tại sao NVIDIA sẽ là kẻ kiểm soát khủng khiếp đối với những thiết kế lõi ARM. Bản thân Apple cũng đã “từ mặt” NVIDIA trong những hoạt động của mình từ lâu. Hơn nữa, Linus Torvalds, nhà phát triển nhân kernel Linux vốn được tích hợp trong những chiếc điện thoại Android cũng xác nhận rằng anh không muốn làm việc với NVIDIA.
Không có bất kỳ lý do nào để có thể tin rằng NVIDIA sẽ có cùng suy nghĩ đối với những thiết kế ARM. Trên thực tế, làm như vậy sẽ cản trở quá trình tạo ra lợi nhuận bởi ARM là một công ty độc nhất, kiếm tiền bằng cách không tự mình sản xuất bất kỳ sản phẩm nào. Thay vào đó, công ty tạo ra doanh thu dựa trên chi phí cấp phép. Trong một hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ, ARM cho biết:
“Chúng tôi phụ thuộc các đối tác bán dẫn của mình để sản xuất và tiếp thị những bộ vi xử lý dựa trên kiến trúc của chúng tôi để nhận tiền bản quyền trong tương lai. Chúng tôi cũng phụ thuộc vào họ để tăng giá trị cho kiến trúc được cấp phép của chúng tôi bằng cách cung cấp những giải pháp vi xử lý dựa trên ARM hoàn chính nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng cụ thể của các công ty hệ thống.”
Bất kể Qualcomm, Apple, Linus Torvalds hay chúng ta có thích hay không, thương vụ này giữa NVIDIA và ARM cần phải được các cơ quan quản lý trên toàn cầu “gật đầu” đồng ý. Cho đến hiện tại, mọi thứ dường như đang tồi tệ và ảm đạm hơn.
Nguồn: Android Central
Liên minh Châu Âu đã không hài lòng đối với thương vụ thâu tóm này. Tại Mỹ, FTC đã đệ đơn kiện hòng ngăn chặn hoàn toàn việc sáp nhập. Hiện tại, chúng ta chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào từ Trung Quốc, nhưng trừ khi NVIDIA tìm ra cách hợp pháp để “bơm” tiền và công nghệ vào đất nước tỉ dân này như Apple, Chính phủ Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không chấp thuận thương vụ mua lại này. Thực tế, ngay cả một trong những người sáng lập ARM ban đầu cũng phản đối ý tưởng này.
Tại sao một thương hiệu Mỹ “thâu tóm” một công ty Anh thuộc sở hữu của một tập đoàn Nhật Bản lại cần đến sự chấp thuận từ EU và Trung Quốc? Về mặt lý thuyết, Liên minh Châu Âu hoặc Trung Quốc không có quyền can dự vào một thương vụ mua bán của 2 công ty ở những nơi khác nhau, cụ thể là thỏa thuận sáp nhập ARM vào NVIDIA này. Miễn là Anh (hiện độc lập với EU), Nhật Bản và Mỹ chấp nhận, thương vụ này vẫn có thể tiếp tục. Nhưng NVIDIA, ARM và mọi đối tác khác của 2 bên đều rất muốn bán sản phẩm ở Châu Âu và Trung Quốc, thế nên, Chính phủ và cơ quan quản lý tại các lãnh thổ này ảnh hưởng rất nhiều đến thương vụ.
Nhiều người đưa ra quan điểm rằng điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển cho các kiến trúc bộ xử lý hiện có, hoặc thậm chí thúc đẩy một công ty như Apple hoặc Google tài trợ cho việc phát triển một thiết kế mới. Không quá khó hiểu khi nhiều người tin rằng các công ty lớn sẽ chọn theo con đường đó bởi nó dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí hơn, ngay cả khi ARM đang là một thách thức hợp tác, tương tự như NVIDIA đã từng làm.
NVIDIA tạo ra nhiều GPU xuất sắc và những con chip ARM hiện tại của họ rất tuyệt vời trong việc trở thành mọi thứ, ngoại trừ việc tiết kiệm điện. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là thương vụ thâu tóm ARM của NVIDIA sẽ trở nên tuyệt vời. Qualcomm đã đưa ra một danh sách các lý do tại sao NVIDIA sẽ là kẻ kiểm soát khủng khiếp đối với những thiết kế lõi ARM. Bản thân Apple cũng đã “từ mặt” NVIDIA trong những hoạt động của mình từ lâu. Hơn nữa, Linus Torvalds, nhà phát triển nhân kernel Linux vốn được tích hợp trong những chiếc điện thoại Android cũng xác nhận rằng anh không muốn làm việc với NVIDIA.
Không có bất kỳ lý do nào để có thể tin rằng NVIDIA sẽ có cùng suy nghĩ đối với những thiết kế ARM. Trên thực tế, làm như vậy sẽ cản trở quá trình tạo ra lợi nhuận bởi ARM là một công ty độc nhất, kiếm tiền bằng cách không tự mình sản xuất bất kỳ sản phẩm nào. Thay vào đó, công ty tạo ra doanh thu dựa trên chi phí cấp phép. Trong một hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ, ARM cho biết:
“Chúng tôi phụ thuộc các đối tác bán dẫn của mình để sản xuất và tiếp thị những bộ vi xử lý dựa trên kiến trúc của chúng tôi để nhận tiền bản quyền trong tương lai. Chúng tôi cũng phụ thuộc vào họ để tăng giá trị cho kiến trúc được cấp phép của chúng tôi bằng cách cung cấp những giải pháp vi xử lý dựa trên ARM hoàn chính nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng cụ thể của các công ty hệ thống.”
Bất kể Qualcomm, Apple, Linus Torvalds hay chúng ta có thích hay không, thương vụ này giữa NVIDIA và ARM cần phải được các cơ quan quản lý trên toàn cầu “gật đầu” đồng ý. Cho đến hiện tại, mọi thứ dường như đang tồi tệ và ảm đạm hơn.
Nguồn: Android Central