Trắc nghiệm MBTI có thực sự đáng tin cậy hay chỉ là giả khoa học?

“Ồ, vậy bạn là một ENFP? Thảo nào mà chúng ta hợp nhau đến thế, tôi cũng là một ENFP! ”.
Bạn đã từng nghe ở đâu đó những mẩu chuyện như vậy chưa? Bạn có cảm thấy khó hiểu không? Nếu có thì tôi tin chắc bài viết này là dành cho bạn.
Thực chất, cụm “ENFP” được nhắc đến ở trên xuất phát từ một bài kiểm tra tính cách rất phổ biến trong thế hệ Z hiện nay, có tên là "Trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs" (Myers-Briggs Type Indicator), viết tắt là MBTI. Bài kiểm tra này sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để tìm hiểu tính cách, cách con người nhận thức thế giới xung quanh hay đưa ra quyết định cho một vấn đề...
Vậy bài kiểm tra MBTI có thực sự đáng tin cậy hay chỉ là giả khoa học?
Trắc nghiệm MBTI có thực sự đáng tin cậy hay chỉ là giả khoa học?
Trắc nghiệm tính cách MBTI đang rất phổ biến trong giới trẻ hiện nay
Nguồn gốc của Bài kiểm tra MBTI
Nhắc đến thuật ngữ “kiểm tra tính cách”, người ta thường nghĩ đến các bài test được xây dựng bởi các nhà tâm lý học nổi tiếng. Điều này đúng với hầu hết các bài kiểm tra tính cách, nhưng MBTI là một ngoại lệ. MBTI được thiết kế bởi hai phụ nữ người Mỹ không phải là những nhà tâm lý học chính danh.
Katherine Cook Briggs là một tác giả có niềm đam mê to lớn với tâm lý học. Cô được truyền cảm hứng từ những công trình đột phá và những lý thuyết về tâm lý con người của Carl Jung, một bác sĩ tâm lý người Thụy Sĩ. Briggs đã nghiên cứu và phát triển một bài kiểm tra tính cách dựa trên ý tưởng của bác sĩ Jung về các loại tâm lý. Công trình nghiên cứu này sau đó được con gái của Briggs tiếp tục theo đuổi. MBTI ban đầu được phát triển nhằm mục đích chia việc cho những người lính theo tính cách của họ.
MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 nhóm cơ bản, mỗi nhóm là một cặp lưỡng phân của 8 yếu tố chức năng, nhận thức:
- Xu hướng tự nhiên: Hướng ngoại (Extroversion) - Hướng nội (Introversion)
- Tìm hiểu và nhận thức thế giới: Giác quan (Sensing) - Trực giác (INtution)
- Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) - Tình cảm (Feeling)
- Cách thức và Hành động: Nguyên tắc (Judgment) - Linh hoạt (Perception)
Mỗi yếu tố của 4 nhóm trên kết hợp với nhau tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI. Ví dụ sự kết hợp của: Hướng ngoại (Extroversion), Trực giác (INtution), Tình cảm (Feeling) và Linh hoạt (Perception) tạo nên nhóm tính cách “ENFP” (đã nhắc đến ở phần mở đầu), quy tụ những người có tiềm năng để trở thành một Nhà vô địch.
Công trình nghiên cứu của Carl Jung
MBTI bắt nguồn từ các từ công trình nghiên cứu chuyên sâu của Carl Jung về các loại tâm lý.
Trắc nghiệm MBTI có thực sự đáng tin cậy hay chỉ là giả khoa học?
Bác sĩ về tâm thần học Carl Jung, người truyền cảm hứng cho sự ra đời của MBTI
Carl Jung đã mô tả hai đặc điểm chính của tâm lý con người - kiểu thái độ chung và kiểu chức năng. Trong kiểu thái độ chung, Jung tiếp tục chia thành 2 kiểu phụ - hướng nội hoặc hướng ngoại. Hai điều này quyết định thái độ của một cá nhân đối với các đối tượng xung quanh. Bên cạnh đó, trong kiểu chức năng, Jung cũng mô tả bốn loại: Lý trí (Thinking), Tình cảm (Feeling), Cảm giác (Sensation) và Trực giác (Intuition). Theo ông, tất cả con người đều nhận thức và xử lý thông tin xung quanh theo bốn cách này.
Tuy nhiên, Jung đã mô tả những kiểu này như những trạng thái ý thức khác nhau của một người, không phải là những kiểu “tính cách” khác nhau có thể dùng để phân loại mọi người! Có thể thấy các khái niệm của Jungian đã bị xào xáo khá nhiều để dùng cho MBTI. Hơn nữa, các ý tưởng của Jung hoàn toàn là lý thuyết, với rất ít bằng chứng khoa học. Do đó, sẽ rất nguy hiểm nếu ngộ nhận những khái niệm lý thuyết này là khoa học.
MBTI mơ hồ và chung chung
Một bài kiểm tra tính cách, giống như bất kỳ bài đánh giá tâm lý nào khác, buộc phải đáp ứng những yếu tố nhất định để được công nhận về mặt khoa học. Trong đó, 2 yếu tố mà bất kỳ bài kiểm tra khoa học nào cũng có là “Độ tin cậy” và “Căn cứ”. Một bài kiểm tra chỉ được cho là “đáng tin cậy” khi luôn cho cùng một kết quả ngay cả khi thử nghiệm nhiều lần. Ngoài việc không có cơ sở khoa học cho “kiểu tính cách” đã đoán định, MBTI cũng không đáp ứng được hai yếu tố quan trọng nói trên.
MBTI nổi tiếng với độ tin cậy cực thấp khi mỗi lần kiểm tra đều trả về các kết quả khác nhau. Một ví dụ điển hình là có rất nhiều bài báo với nội dung “cập nhật” kết quả kiểm tra MBTI của các thành viên nhóm nhạc toàn cầu BTS.
Trắc nghiệm MBTI có thực sự đáng tin cậy hay chỉ là giả khoa học?
Một bài báo "update" kết quả kiểm tra MBTI của các thành viên BTS
Theo đó, ngay cả khi lần kiểm tra sau chỉ cách lần kiểm tra trước một khoảng thời gian ngắn là 5 tuần, tới 50% số người làm trắc nghiệm MBTI được đoán định một kiểu tính cách khác so với lần trước đó. Rõ ràng, điều này là do bản thân bài kiểm tra, bởi vì tính cách của một người không thể thay đổi một cách kỳ diệu trong khoảng thời gian vài tuần! Điều này cũng đặt ra nghi vấn về các “kiểu” tính cách khác nhau được mô tả. Nếu một người có tính cách kiểu INTP (Kiến trúc sư) có thể dễ bị nhầm lẫn là INFP (Người hòa giải) thì việc phân chia tính cách này còn nghĩa lý gì nữa?
Một bài kiểm tra chỉ được xem là “có căn cứ” khi nó thực sự đo lường những gì nó tuyên bố. Trong trường hợp của MBTI, nó cần có khả năng tách một nhóm người thành 4 nhóm theo 4 loại chức năng (Lý trí, Tình cảm, Cảm giác và Trực giác). Điều này đã được thử nghiệm trong một nghiên cứu trên một lượng lớn sinh viên. Qua phân tích thống kê cho thấy, không phải 4 mà có tới 6 nhóm cơ bản được phân loại dựa theo các kiểu chức năng, thể hiện tính vô căn cứ của MBTI.
Tương tự, bài trắc nghiệm trên cũng không thể tách những người tham gia thành các cặp hướng ngoại và hướng nội. Các cá nhân dường như đạt điểm tương đương trên thang điểm hướng ngoại-hướng nội. Ví dụ, thực tế thì một người “hướng nội” cũng có thể rất tận hưởng những cuộc tụ tập do người đó lựa chọn, ngược lại, một người hướng ngoại cũng có những ngày tồi tệ khi chỉ muốn ở một mình! Do đó, những “phạm trù” như vậy không có ý nghĩa khi dùng để đo lường tính cách.
Ngoài những hạn chế trên, MBTI cũng bị chỉ trích vì không thể phân chia ngành nghề theo tính cách - vốn là mục đích ban đầu của bài kiểm tra này. Không có bằng chứng nào cho thấy một người thành công khi lựa chọn nghề nghiệp dựa trên trắc nghiệm MBTI. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng không chỉ ra được kiểu tính cách MBTI nào chiếm ưu thế trong bất kỳ ngành nghề cụ thể nào.
Tại sao MBTI lại phổ biến ?
Sự phổ biến của bài kiểm tra MBTI là do khuynh hướng nhận thức ở con người được gọi là "Hiệu ứng Barnum" hoặc "Hiệu ứng Forer". Hiệu ứng này khiến con người dễ dàng tin vào những mô tả chung chung về tính cách, mặc dù những mô tả này mơ hồ đến mức có thể phù hợp với bất kỳ ai! Chúng ta rất dễ lầm tưởng rằng những mô tả này là dành riêng cho mình. Những thứ như chiêm tinh học hay đọc chỉ tay đều tận dụng lỗ hổng tư duy này.
Công cụ kiểm tra tính cách đáng tin cậy
Rõ ràng bài kiểm tra MBTI có rất nhiều thiếu sót, vậy đâu mới là phương pháp đúng đắn để kiểm tra tính cách con người?
Có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng để phân loại tính cách, nhưng phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi là “Big five”. Lý thuyết đặc điểm tâm lý này cho rằng các cá nhân khác nhau về 5 đặc điểm cơ bản được biểu thị bằng từ viết tắt OCEAN: Cởi mở (Openness), Tận tâm (Conscientiousness), Hướng ngoại (Extraversion), Dễ mến (Agreeableness) và Nhạy cảm (Neuroticism).
Trắc nghiệm MBTI có thực sự đáng tin cậy hay chỉ là giả khoa học?
Tổng quan về các đặc điểm tính cách của "Big Five"
Khác với kết quả kiểm tra bằng MBTI, kết quả kiểm tra bằng “Big five” rất thống nhất và ổn định ngay cả khi lần kiểm tra sau cách lần kiểm tra trước tới 30 năm (theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ)
MBTI có những hạn chế nghiêm trọng khi nói đến bằng chứng khoa học. Mặc dù vậy, bài kiểm tra này vẫn được xem là “chiêm tinh học của thế hệ Z” do mức độ phổ biến vượt trội. Tất nhiên, không có gì độc hại khi bạn chỉ xem MBTI là một trắc nghiệm vui, nhưng sẽ là một sai lầm lớn khi khẳng định “kiểu MBTI” của mình là khoa học!
Theo Science ABC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top