VNR Content
Pearl
Các nhà khoa học tại Anh đã phát hiện ra hóa thạch 326 triệu năm tuổi của loài cuốn chiếu khổng lồ, dài bằng một chiếc ô tô và nặng tới 50kg.
Hóa thạch của loài cuốn chiếu khổng lồ
Hóa thạch tình cờ được tìm thấy trên một bãi biển tại Northumberland ở Howick sau khi một đoạn vách đá rơi vào bờ. Sinh vật được xác định thuộc chi Arthropleura đã tuyệt chủng.
Để có được kích thước lớn như vậy, loài này được cho là có chế độ ăn thực vật giàu dinh dưỡng, thậm chí có thể chúng từng là một loài ăn thịt, chuyên ăn các động vật không xương sống khác hoặc động vật lưỡng cư nhỏ.
Mẫu vật được tạo thành từ nhiều đoạn “xương ngoài” (lớp vỏ bên ngoài cơ thể sinh vật giống như xác của rắn hay ve sầu) nối với nhau bằng các khớp. Cấu trúc này tương đồng với loài cuốn chiếu hiện đại. Đây là lần thứ ba một hóa thạch cuốn chiếu được phát hiện và cũng là hóa thạch lâu đời nhất và lớn nhất.
Theo các chuyên gia, sinh vật có lẽ đã lột xác ở ven sông, một phần xác đã được cát bảo tồn cho đến tận ngày nay.
Hóa thạch là một đoạn dài khoảng 75cm, khiến các nhà khoa học tin rằng toàn bộ cơ thể của sinh vật có thể dài tới 2,7m và nặng 50kg.
Hình vẽ mô phỏng hình dạng của Arthropleura do Đại học Cambridge cung cấp
Hóa thạch này có niên đại từ thời kỳ Kỷ Than đá, hơn 100 năm trước thời đại khủng long. Vào thời điểm đó, Vương quốc Anh nằm gần đường xích đạo và có khí hậu ấm áp.
Một cựu nghiên cứu sinh đang đi bộ dọc theo bờ biển vào tháng 1 năm 2018 đã phát hiện ra nó trong một khối đá sa thạch lớn bị rơi ra.
Tiến sĩ Neil Davies thuộc khoa Trái đất học của Đại học Cambridge và là tác giả chính của bài báo về hóa thạch, cho biết: “Đó là một khám phá hoàn toàn may mắn. Tảng đá đã bị nứt rất đúng chỗ khiến hóa thạch lộ ra một cách hoàn hảo. Điều bất ngờ hơn là người phát hiện ra nó lại chính là một trong những cựu nghiên cứu sinh của trường chúng tôi".
Được sự cho phép của người dân và chính quyền địa phương, hóa thạch đã được đưa đến Cambridge để phân tích. Nó lớn đến nỗi cần tới 4 người khiêng.
Davies cho biết: “Mặc dù chưa chắc chắn, chúng tôi đoán rằng sinh vật này đã ăn các loại quả và hạt giàu dinh dưỡng có sẵn trong tự nhiên, thậm chí là ăn các loài không xương sống khác hay động vật có xương sống nhỏ như các loài lưỡng cư”.
Các sinh vật này đã tồn tại quanh khu vực xích đạo trong khoảng 45 triệu năm. Khí hậu thay đổi hoặc sự gia tăng của các loài bò sát ăn cuốn chiếu có thể là nguyên nhân khiến những sinh vật khổng lồ này bị tuyệt chủng.
Hóa thạch sẽ được trưng bày công khai tại Bảo tàng Sedgwick của Cambridge vào năm 2022 tới.
Theo The Guardian
Hóa thạch tình cờ được tìm thấy trên một bãi biển tại Northumberland ở Howick sau khi một đoạn vách đá rơi vào bờ. Sinh vật được xác định thuộc chi Arthropleura đã tuyệt chủng.
Để có được kích thước lớn như vậy, loài này được cho là có chế độ ăn thực vật giàu dinh dưỡng, thậm chí có thể chúng từng là một loài ăn thịt, chuyên ăn các động vật không xương sống khác hoặc động vật lưỡng cư nhỏ.
Mẫu vật được tạo thành từ nhiều đoạn “xương ngoài” (lớp vỏ bên ngoài cơ thể sinh vật giống như xác của rắn hay ve sầu) nối với nhau bằng các khớp. Cấu trúc này tương đồng với loài cuốn chiếu hiện đại. Đây là lần thứ ba một hóa thạch cuốn chiếu được phát hiện và cũng là hóa thạch lâu đời nhất và lớn nhất.
Theo các chuyên gia, sinh vật có lẽ đã lột xác ở ven sông, một phần xác đã được cát bảo tồn cho đến tận ngày nay.
Hóa thạch là một đoạn dài khoảng 75cm, khiến các nhà khoa học tin rằng toàn bộ cơ thể của sinh vật có thể dài tới 2,7m và nặng 50kg.
Hóa thạch này có niên đại từ thời kỳ Kỷ Than đá, hơn 100 năm trước thời đại khủng long. Vào thời điểm đó, Vương quốc Anh nằm gần đường xích đạo và có khí hậu ấm áp.
Một cựu nghiên cứu sinh đang đi bộ dọc theo bờ biển vào tháng 1 năm 2018 đã phát hiện ra nó trong một khối đá sa thạch lớn bị rơi ra.
Tiến sĩ Neil Davies thuộc khoa Trái đất học của Đại học Cambridge và là tác giả chính của bài báo về hóa thạch, cho biết: “Đó là một khám phá hoàn toàn may mắn. Tảng đá đã bị nứt rất đúng chỗ khiến hóa thạch lộ ra một cách hoàn hảo. Điều bất ngờ hơn là người phát hiện ra nó lại chính là một trong những cựu nghiên cứu sinh của trường chúng tôi".
Được sự cho phép của người dân và chính quyền địa phương, hóa thạch đã được đưa đến Cambridge để phân tích. Nó lớn đến nỗi cần tới 4 người khiêng.
Davies cho biết: “Mặc dù chưa chắc chắn, chúng tôi đoán rằng sinh vật này đã ăn các loại quả và hạt giàu dinh dưỡng có sẵn trong tự nhiên, thậm chí là ăn các loài không xương sống khác hay động vật có xương sống nhỏ như các loài lưỡng cư”.
Các sinh vật này đã tồn tại quanh khu vực xích đạo trong khoảng 45 triệu năm. Khí hậu thay đổi hoặc sự gia tăng của các loài bò sát ăn cuốn chiếu có thể là nguyên nhân khiến những sinh vật khổng lồ này bị tuyệt chủng.
Hóa thạch sẽ được trưng bày công khai tại Bảo tàng Sedgwick của Cambridge vào năm 2022 tới.
Theo The Guardian