thuha19051234
Pearl
Một nghiên cứu do nhóm vận động sức khỏe tâm thần Ruang Empati tiến hành được công bố vào tháng 10 cho thấy có khoảng 59% trong số 3.901 sinh viên đại học ở Indonesia được khảo sát có dấu hiệu trầm cảm và con số này cho thấy sự gia tăng đáng kể so với những ngày đầu của đại dịch, nghiên cứu khảo sát năm 2020 cho biết tỷ lệ ngày chỉ khoảng 47%.
Bác sĩ tâm thần Teddy Hidayat, người sáng lập nhóm vận động sức khỏe tâm thần Ruang Empati Trong một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2016 của một nhóm bác sĩ tâm thần ở Bandung, 30% trong số 400 người nhận học bổng ở thủ phủ của Tây Java (một tỉnh của Indo) có dấu hiệu trầm cảm ở các mức độ khác nhau. Còn trong năm nay, khảo sát của Ruang Empati cho thấy 13% số người được hỏi cho biết họ đã có ý định *****, 3% trong số đó nói rằng họ đã từng cố gắng để tự kết liễu cuộc đời mình. Hiện ở Indonesia có khoảng 8,3 triệu sinh viên đại học trên cả nước, bác sĩ tâm thần Teddy Hidayat cho biết "Tầm quan trọng và mức độ cấp bách của vấn đề đã trở nên lớn đến mức đáng báo động, tình trạng sinh viên đại học ***** đang trở nên phổ biến hơn kể từ khi đại dịch bùng phát." Vào tháng 10 vừa rồi, một sinh viên ở Palembang, Nam Sumatra, đã nhảy lầu ***** từ tầng ba của một trung tâm mua sắm, một sinh viên khác ở Yogyakarta được tìm thấy đã chết trong ký túc xá sau khi uống thuốc diệt chuột. Các trường hợp ***** tại nhà hay nhảy cầu cũng đã xảy ra gây nên những cái chết thương tâm. “Học sinh là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt vì các em là tương lai của đất nước, sẽ trở là những nhà lãnh đạo. Nếu không có sự quan tâm, các em có thể bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân như thành tích học tập giảm sút mà còn tạo ra tổn thất cho xã hội và đất nước ”, bác sĩ tâm lý nói.
Firman Islami, sinh viên của Học viện Công nghệ Bandung, là điều phối viên tư vấn về sức khỏe tâm thần tại trường đại học của mình Những người làm công việc tư vấn tâm lý như Firman Islami cũng thừa nhận gặp khó khăn khi muốn tìm người giúp đỡ do thiếu sự tương tác trực tiếp, và rất khó để phát hiện ra những sinh viên có vấn đề cần tư vấn chỉ trong môi trường học tập từ xa. Một người làm công tác cố vấn khác cũng cho biết cô cũng không thể tiếp cận những sinh viên đang gặp khó khăn và điều đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của chính cô. "Đó thực sự là một cuộc đấu tranh đối với tôi, tôi nghĩ mình không phù hợp nữa với vị trí người điều hành vì tôi còn không thể giúp đỡ cho bạn bè của mình. Nó khiến tôi cảm thấy lo lắng đến nỗi chính mình cũng phải gọi bác sĩ tâm lý của mình" cô buồn bã nói. Cô cho biết thêm rằng "bác sĩ tâm lý khuyên tôi đến thiết lập những giới hạn của cảm xúc, công việc của tôi là lắng nghe những vấn đề của người khác và đưa ra những đề xuất, nhưng vấn đề của tôi không giống họ"
Nhóm vận động Ruang Empati sản xuất sách để giúp mọi người tìm hiểu thêm về sức khỏe tâm thần. Bác sĩ Gunawan cho biết vào thời điểm mà một số phụ huynh để con cái họ tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia thì đã quá muộn bởi "hầu hết các sinh viên đến điều trị khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng, khi họ thất bại trong học tập và cố gắng tự tự bằng mọi cách, bác sĩ tâm lý sẽ càng khó điều trị khi ở giai đoạn này."
Giảng viên mỹ thuật Ira Adriati đã phát triển một chương trình trị liệu nghệ thuật cho sinh viên đại học học bị trầm cảm Để giúp sinh viên giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tinh thần mà họ trải qua, Ruang Empati đã cung cấp dịch vụ tư vấn trực tuyến kể từ khi đại dịch bắt đầu với hàng chục tình nguyện viên cố vấn, nhóm cũng đã tổ chức các lớp học nghệ thuật nhằm giúp sinh viên thể hiện bản thân và giải tỏa căng thẳng. "Nghệ thuật có thể được coi như một liệu pháp cho họ, bởi các hoạt động ca hát hay vẽ sẽ giúp giảm stress, nó giúp sinh viên đối phó với những gì ngột ngạt bên trong và truyền đạt suy nghĩ chỉ bằng cách vẽ nguệch ngoạc trên giấy." Ira Adriati, một giảng viên mỹ thuật nói. Mục đích của những lớp học này không phải là để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, nó chỉ để giúp sinh viên cảm thấy cuộc sống dễ chịu hơn.