Trận động đất ở Nhật gây hiệu ứng gợn sóng toàn cầu, Trái đất đã "rung như chuông"

Trận động đất mạnh xảy ra ở Nhật Bản vào chiều ngày 1 tháng 1 năm 2024 đã được các máy đo địa chấn gần đó ghi nhận ngay lập tức và sau đó là các trạm đo trên toàn thế giới.
Động đất xảy ra do sự giải phóng đột ngột của năng lượng bị biến dạng tại tâm chấn dưới bề mặt Trái đất, và cảm biến của các máy đo địa chấn đặt trên mặt đất phía trên tâm chấn đã nhanh chóng phát hiện ra điều này.
Trận động đất ở Nhật gây hiệu ứng gợn sóng toàn cầu, Trái đất đã rung như chuông
Sóng địa chấn truyền từ thị trấn Nagano, Nhật, đến thị trấn Pittsboro, bang North Carolina, Mỹ - Ảnh: WRAL
Tại độ sâu khoảng 10km dưới biển Nhật Bản, gần thị trấn Suzu thuộc bán đảo Noto ở tỉnh Ishikawa, các máy đo cũng đã ghi nhận được sóng địa chấn.
Theo Đài truyền hình Wral của Mỹ, năng lượng từ sóng địa chấn lan ra xung quanh theo mọi hướng, tạo ra các đợt sóng giống như gợn sóng trên mặt nước, lan tỏa khắp bề mặt Trái đất và thậm chí xuyên qua lõi của nó.
Sóng sơ cấp (P), với tốc độ truyền nhanh nhất, đến đầu tiên và nén đá theo chiều ngang. Tiếp theo là sóng cắt (S), mang lại chuyển động lên xuống có khả năng phá hủy.
Các máy đo địa chấn trên toàn cầu đã ghi lại cả hai loại chuyển động ngang và dọc của sóng địa chấn này.
Viện Nghiên cứu địa chấn hợp nhất (IRIS) báo cáo rằng trận động đất đã được ghi nhận tại máy đo địa chấn ở phía bắc bang Alaska (Mỹ) chỉ 9 phút sau khi động đất xảy ra ở Nhật Bản.
Sau đó, sóng địa chấn tiếp tục đến thành phố Casper ở bang Wyoming sau 12 phút, và đến thị trấn Pittsboro ở bang North Carolina sau 14 phút.
Tuy nhiên, giống như sóng tạo ra từ một hòn sỏi ném vào ao, sóng địa chấn mạnh nhất ở gần nguồn phát ra nhất. Tốc độ chuyển động của sóng địa chấn giảm đi đáng kể khi nó di chuyển từ Nhật Bản đến bang North Carolina của Mỹ.
Trận động đất ở Nhật gây hiệu ứng gợn sóng toàn cầu, Trái đất đã rung như chuông
Cường độ sóng địa chấn đo được tại Pittsboro lúc 2h24 chiều, sau đó vào lúc 3h, 4h (giờ địa phương) - Ảnh: WRAL
Chuyển động của Trái đất tiếp tục sau cú sốc đầu tiên, không chỉ dọc theo bề mặt mà còn xuyên qua lõi của nó.
Mặc dù các dư chấn thường được dự đoán sau một trận động đất lớn, nhưng các sóng địa chấn được ghi nhận trong biểu đồ có thể vẫn là phần của cú sốc ban đầu. Điều này xảy ra do Trái đất rung lên như một chiếc chuông, với năng lượng phản xạ từ lớp vỏ và xuyên qua lõi.
Máy đo địa chấn ở Pittsboro, cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, tiếp tục ghi nhận những chuyển động này trong vài giờ sau cú sốc ban đầu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top