Trận thua để đời của Gia Cát Lượng, nguyên nhân cũng là tại tài năng của ông

Trung Đào

Writer
Gia Cát Lượng (181-234), tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, được coi là một nhà chính trị, nhà ngoại giao cự phách, đồng thời là một trong những chiến lược gia kiệt xuất và vĩ đại bậc nhất trong thời Tam Quốc.
Không chỉ được mô tả là nhân vật kiệt xuất trong bộ chính sử Tam Quốc Chí, hình tượng của Gia Cát Lượng càng trở nên nổi tiếng qua tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của nhà văn La Quán Trung (vào thế kỷ 14).
Kể từ khi bước chân vào vũ đài chính trị (năm 27 tuổi), Gia Cát Lượng từng có rất nhiều kế sách khiến nhiều anh hùng thời Tam Quốc phải nể phục vì tài năng của ông.

Trận thua để đời của Gia Cát Lượng, nguyên nhân cũng là tại tài năng của ông
Trong cuộc đời làm chính trị lừng lẫy của mình, Gia Cát Lượng hiếm khi thất bại trong các kế hoạch quân sự của mình. Tuy nhiên, có một lần, vị quân sư lỗi lạc của nhà Thục Hán đã gặp phải thất bại lớn.
Đó là sai lầm ở trận Nhai Đình, trận chiến giữa quân đội của Tào Ngụy và Thục Hán diễn ra vào năm 228 trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ nhất của Gia Cát Lượng.
Trận chiến này gặp thất bại được cho là do sự chủ quan của Mã Tốc, người được cho là chỉ giỏi hiến kế trong trướng và chưa từng có kinh nghiệm rong ruổi ngoài chiến trường.
Ban đầu, nhận thấy Nhai Đình, một trong những trọng điểm trên con đường huyết mạch vận chuyển lương thực của quân Thục, Tư Mã Ý của Tào Ngụy đã ra lệnh cho tướng Trương Hợp dẫn quân lính tập kích vào vùng trọng yếu này.
Lúc bấy giờ, Gia Cát Lượng đang có ý định đánh chiếm vùng Lũng Hữu, thì bỗng nghe tin đại quân hùng hậu của Trương Hợp đang tiến đánh vòng từ hướng tây.
Trước tình hình đó, để phát triển cuộc tấn công Bắc phạt và đảm bảo an toàn cho hai bên sườn, Gia Cát Lượng đã lập tức hạ lệnh cho tướng Mã Tốc đem quân tiến đánh nhằm giữ được Nhai Đình.
Trước đó, nhiều người đã khuyên rằng để đối đấu với Trương Hợp, một viên tướng dày dạn kinh nghiệm trên sa trường thì nên dùng Ngụy Diên hoặc Ngô Ban, nhưng Gia Cát Lượng cuối cùng lại chọn Mã Tốc. Ông ra lệnh cho Mã Tốc là tướng tiên phong cùng với Vương Bình cầm quân cấp tốc ra trấn thủ ở Nhai Bình.
Tuy nhiên, do chủ quan và tự cho mình là thông minh, nên Mã Tốc đã làm trái phương án mà Gia Cát Lượng đề ra. Khi tới Nhai Đình, Mã Tốc đã không cho đóng quân ở vị trí như Gia Cát Lượng chỉ huy, cũng như chọn nơi gần sông để có nước cho quân binh dùng, mà thay vào đó lại chọn trấn giữ trên núi, nơi cách xa con đường chính.
Mặc dù tướng Vương Bình nhiều lần phản đối nhưng Mã Tốc không nghe. Sau cùng, Mã Tốc bị đại quân của Tư Mã Ý bao vây và đại bại. Vương Bình dồn sức chiến đấu và cố thủ rồi sau đó rút lui về nước.
Sau khi Mã Tốc để mất vị trí trọng yếu như Nhai Đình và gặp thất bại nặng nề, đại quân Thục không thể tiến đánh được nữa nên Gia Cát Lượng đã phải sắp xếp lui binh, bỏ lỡ mất cơ hội đánh chiếm Lũng Hữu.
Bấy giờ Gia Cát Lượng chỉ còn khoảng 2.500 binh lính đóng ở huyện Tây Thành, thì vào thời điểm này hay tin Tư Mã Ý đã mang theo đại quân 150.000 binh sĩ đang kéo đến Tây Thành. Tình huống lúc bấy giờ rất nguy hiểm khi chỉ có một tốp quan văn và không có vị tướng quân nào ở bên cạnh Gia Cát Lượng.

>> Trong Tam Quốc Gia Cát Lượng đã 6 lần rơi nước mắt, đó là vì ai?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top