Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có ý thức về đạo đức không?

Các nghiên cứu về Tâm lý học Phát triển cho thấy trẻ sơ sinh có ý thức cơ bản về đạo đức. Ngay cả những trẻ sơ sinh chưa biết nói cũng có thể phân biệt hành động tốt và hành động xấu. Sự phán xét này ảnh hưởng đến cách chúng đối xử với người khác. Chúng ta được nuôi dưỡng về ý thức tốt và xấu ngay từ khi còn nhỏ, xã hội cũng không ngừng khen thưởng những đứa trẻ sống tử tế. Một phần lớn của việc nuôi dạy con cái chính là dạy đạo đức đúng - sai cho một đứa trẻ. Điều này có nghĩa là đạo được được truyền qua các thế hệ, và giống như cách nói "nhân chi sơ tính bản thiện" - chúng ta sinh ra đều "tốt đẹp" cả.

Sự đồng cảm và lòng vị tha ở trẻ nhỏ

Cũng là động vật nhưng con người là loài vật mang tính xã hội và có ý thức, chúng ta biết đồng cảm với đồng loại và thường giúp đỡ họ ngay cả khi là người xa lạ không có mối quan hệ thân thuộc. Xã hội nhìn nhận hành vi vị tha một cách tích cực, điều này cũng làm nảy sinh câu hỏi liệu chúng ta có học được cách vị tha khi lớn lên hay không vì nó được xã hội đánh giá tích cực.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có ý thức về đạo đức không?
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được khen thưởng vì sống 'tử tế' Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh phản ứng bằng cách khóc khi nghe đoạn băng ghi âm những đứa trẻ khác khóc vì khó chịu. Những chúng lại không thể hiện phản ứng tương tự khi nghe bản ghi âm tiếng khóc của chính mình, những đứa trẻ lớn hơn hoặc thậm chí là những con tinh tinh đang khóc. Kiểu “khóc dễ lây” này chính là dấu hiệu ban đầu và sớm nhất cho thấy sự đồng cảm của chúng ta đối với đồng loại và bạn bè cùng lứa tuổi của trẻ nhỏ. Vì thế có thể khẳng định, chúng ta vốn sinh ra đã có khả năng đồng cảm. Nhưng lòng vị tha thì sao? Để giải đáp điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu những hành vi của trẻ sơ sinh thông qua một thí nghiệm thú vị. Trong đó, một đứa trẻ 2 tuổi sẽ theo dõi người lớn phải vật lộn với nhiều công việc khác nhau như cố gắng nhặt một đồ vật trên sàn ngoài tầm với hoặc cố gắng xếp sách vào tủ kín. Quan sát cho thấy trẻ em thích giúp đỡ người lớn gặp khó khăn trong nhiều tình huống được đưa ra.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có ý thức về đạo đức không?
Đáng ngạc nhiên hơn, chúng giúp đỡ ngay cả khi người lớn nhìn chúng hoặc yêu cầu giúp đỡ bằng lời nói. Điều quan trọng trong thử nghiệm này là trẻ em không được khen thưởng vì sự giúp đỡ, cũng không biết những người lớn trước đó. Điều này có nghĩa rằng, bản chất chúng ta luôn vị tha khi còn là những đứa trẻ chưa biết nói.

Những biểu hiện đạo đức ở trẻ sơ sinh

Cách đơn giản nhất để định nghĩa đạo đức chính là cách gọi nó như một sự phân biệt giữa những hành động xã hội tốt và xấu. Những hành vi vị tha được coi là hành động tốt. Khi các nhà khoa học phát hiện rằng trẻ sơ sinh có lòng vị tha với người khác, họ cũng đặt câu hỏi liệu trẻ sơ sinh có thể đánh giá hành động của một người thứ ba là vị tha hay không. Hay đơn giản nhất là một em bé thì liệu có đạo đức hay không? Một nghiên cứu xem xét những trẻ em từ 6 đến 10 tháng tuổi cho thấy, những ý thức đạo đức biểu hiện ở trẻ sơ sinh. Trong một loạt loạt các thử nghiệm, trẻ sơ sinh quan sát các nhân vật với "đôi mắt googly" khi họ 'giúp đỡ' hoặc 'cản trở' các nhân vật khác. Chẳng hạn một bóng tròn được hiển thị như đang cố gắng leo lên một ngọn đồi, còn một hình tam giác đã giúp hình tròn leo lên trong khi một hình vuông thì cản trở bằng cách đẩy nó xuống. Sau khi xem những hoạt cảnh đó, khi được lựa chọn, các bé sẽ chỉ tay về phía nhân vật "tốt" đã giúp vòng tròn leo lên ngọn đồi. Có nghĩa là chúng luôn thích một người thích trợ giúp hơn những người còn lại.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có ý thức về đạo đức không?
Nghiên cứu cũng chứng minh trẻ sơ sinh có ý thích đạo đức thô sơ và thích những cá nhân thể hiện hành động xã hội tốt. Nhưng băn khoăn nữa là liệu những hành vi này có xuất hiện ở những em bé nhỏ hơn không? Các nhà khoa học đã xem xét những trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi vẫn có những biểu hiện tương tự. Các nghiên cứu sâu hơn cũng chứng minh rằng trẻ em thích cách "trừng phạt" những kẻ xấu và "phần thưởng" cho những người tốt, điều này cho thấy rằng ý thức đạo đức và sự phán xét của chúng ảnh hưởng đến cách chúng đối xử với người khác trong môi trường xã hội nhất định. Tuy nhiên, điều này điều này không có nghĩa là trẻ em đã sở hữu những ý thức đạo đứng ngang bằng với người lớn. Trong những tình huống phức tạp hơn, trẻ em thiếu sự phán đoán vì đơn giản là chúng chưa được từng trải và không có kinh nghiệm. Các bằng chứng khoa học chỉ đơn giản chứng minh rằng nền tảng về một ý thức đạo đức đã được phát triển tốt đã tồn tại ngay cả trong thời kỳ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có ý thức về đạo đức không?
Trước nay, chúng ta vẫn thường tin rằng đạo đức được dạy thông qua việc nuôi dạy và giám sát của các bậc cha mẹ. Những các nghiên cứu về tâm lý cho thấy ngay từ khi còn bé, chúng ta đã có ý thức cơ bản về đạo đức. Ngay cả ở những trẻ em chưa biết nói, chúng cũng có thể phân biệt được hành động tốt xấu, và sự phán xét này sẽ ảnh hưởng đến cách chúng đối xử với những người xung quanh.

Tại sao ý thức đạo đức là điều cần thiết với chúng ta?

Ý thức về đạo đức là điều bắt buộc để tồn tại với tư cách là một sinh thể xã hội. Khả năng phân biệt tốt xấu là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta xác định các cá nhân hợp tác khi tham gia vào các hành vi nhóm như chia sẻ thức ăn và săn bắn theo nhóm. Điều này có thể cũng đã góp phần vào sự tiến hóa của ý thức đạo đức ở con người vì chúng ta là những sinh vật mang bản chất xã hội. Dựa trên nhiều bằng chứng khoa học, chúng ta cũng có thể khẳng định răng người lớn sẽ có ý thức đạo đức đa dạng và phát triển tốt hơn. Chúng ta vốn dĩ là những người tốt ngay từ khi sinh ra. Nguồn scienceabc
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top