VNR Content
Pearl
Không chỉ có nhan sắc làm mê hoặc lòng người, mỹ nhân này còn có tài cầm, kỳ, thi, họa khiến võ tướng nhà Minh hết mực sủng ái.
Trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung, không chỉ xuất hiện hình ảnh của vô số anh hùng, hảo hán kiệt xuất mà có rất nhiều mỹ nữ tuyệt sắc giai nhân gây ấn tượng trong lòng khán giả. Trong số đó, không thể không kể đến Trần Viên Viên - một đại mỹ nhân có thật trong lịch sử Trung Hoa.
Trong tác phẩm "Lộc Đỉnh ký", Kim Dung đã mô tả đoạn nhân vật chính Vi Tiểu Bảo gặp Trần Viên Viên tại một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô thành Côn Minh. Dù quen biết với không ít những người đẹp, trong đó có cả A Kha, con gái của Trần Viên Viên nhưng Vi Tiểu Bảo vẫn xiêu lòng trước vẻ tài sắc của người phụ nữ lớn tuổi gấp đôi mình.
Cuộc đời mỹ nhân này gắn liền với nhiều biến động trong lịch sử Trung Quốc. Nhiều nhà sử học cho rằng, chính cô là nguyên nhân khiến Ngô Tam Quế phản bội Lý Tự Thành, làm cả vạn người chết oan trong trận chiến tại Nhất Phiến Thạch.
Trên phim ảnh, vai diễn Trần Viên Viên đã được khắc hoạ rõ nét qua sự thể hiện của nhiều mỹ nhân nổi tiếng. Trong phiên bản "Lộc đỉnh ký" 1998, nhân vật đệ nhất mỹ nữ Tô Châu được giao cho nữ diễn viên Lương Tiểu Băng. Vốn là Á hậu 2 trong cuộc thi Hoa hậu Hồng Kông 1990, với diễn ********* tế và nhan sắc xinh đẹp không góc chết, vừa đoan trang, dịu dàng lại chẳng kém phần yêu kiều, vai diễn của Lương Tiểu Băng được đánh giá là kinh điển nhất trên màn ảnh Hoa ngữ.
Năm 2000, Chu Ân hóa thân thành nàng Trần Viên Viên trong bộ phim "Tiểu Bảo Và Khang Hy" do Trương Vệ Kiện diễn chính. Mặc dù, khi đó đã 30 tuổi nhưng nữ diễn viên vẫn gây ấn tượng mạnh với khán giả nhờ gương mặt xinh đẹp không tì vết, thần thái hơn người.
Tuy phận kỹ nữ nhưng Viên Viên chỉ bán nghệ, không bán thân. Tiếng tăm của nàng đã nhanh chóng lan ra khắp thiên hạ. Khi nhắc đến Viên Viên, người đời mô tả lại rằng: Từ quan lại cho đến những công tử giàu có đều mê mẩn nàng. Thế nhưng, nhan sắc và tài năng của mỹ nhân họ Trần lại là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của cuộc đời nàng.
Đương thời, vua Sùng Trinh chỉ đam mê tửu sắc, ngày đêm hoan lạc với Điền Quý phi, bỏ bê triều chính. Chu Hoàng hậu và phụ thân bèn mua lại Viên Viên đưa vào cung nhằm khiến Điền Quý phi thất sủng. Tuy nhiên, hoàng đế lại mê mẩn Viên Viên quá mức khiến Chu hoàng hậu phải đưa nàng lánh tạm ở nhà quốc trượng Chu Khuê.
Trong một bữa tiệc tại phủ, ông cho Viên Viên ra múa hát. Khi đó, nhan sắc cùng tài năng của nàng đã lọt vào "mắt xanh" của Ngô Tam Quế. Khi viên võ quan này được cử ra trấn thủ Sơn Hải quan để ngăn chặn quân Mãn Châu, Sùng Trinh đã ban Viên Viên cho ông. Thế nhưng, Viên Viên chưa được thỏa tình gần gũi người anh hùng thì Ngô Tam Quế được lệnh cấp tốc phải về quan ải, chỉnh đốn quân binh sửa soạn chống đỡ với giặc ngoại xâm. Võ quan họ Ngô đành dứt áo ra đi, để lại người vợ trẻ mới cưới cho phụ thân chăm sóc.
Tưởng rằng, cuộc đời của đệ nhất mỹ nữ Tô Châu đã tìm được bến đỗ bình yên. Thế nhưng, đến năm 1644, quân đội của Lý Tự Thành đánh chiếm kinh thành, Ngô Tam Quế ở xa không thể ứng cứu kịp thời, nhà Minh chính thức sụp đổ.
Lý Tự Thành khi bắt gặp nhan sắc của Viên Viên cũng "mê như điếu đổ", liền thu nạp nàng vào hậu cung. Ngô Tam Quế hay tin phu nhân bị chiếm đoạt nên đã liên quân với Đa Nhĩ Cổn đánh chiếm kinh thành. Trước binh lực hùng mạnh của tướng quân họ Ngô, Lý Tự Thành vô cùng hoảng sợ. Hắn cho bắt tất cả gia quyến của Ngô Tam Quế, thậm chí còn tàn sát dã man. Cuộc nội chiến kéo dài nhiều ngày, binh lính và thường dân thương vong vô số. Kể từ đó, Trần Viên Viên bị người đời chì chiết là "mầm họa quốc gia".
Theo một số tài liệu, sau khi quân Mãn Thanh dẹp được Lý Tự Thành, mở ra một trang mới cho lịch sử Trung Quốc. Nhờ vậy, Ngô Tam Quế cũng trở thành một vị đại tướng của nhà Thanh. Thế nhưng, do lo ngại bị điều tiếng lấy phải kỹ nữ, Ngô Tam Quế liền đưa Trần Viên Viên lên sống cô đơn trên một ngôi chùa vắng ở Côn Sơn - Vân Nam. Cuối đời, nàng kỹ nữ nổi tiếng nhất đời Minh Thanh trở thành một vị đạo cô, sống ẩn dật và mất một cách âm thầm trong cô quạnh.
>>> “Sấm vương” Lý Tự Thành: gã nông dân nghèo tranh giang sơn với vua Sùng Trinh và giành mỹ nhân Trần Viên Viên với Ngô Tam Quế
Trong thế giới kiếm hiệp Kim Dung, không chỉ xuất hiện hình ảnh của vô số anh hùng, hảo hán kiệt xuất mà có rất nhiều mỹ nữ tuyệt sắc giai nhân gây ấn tượng trong lòng khán giả. Trong số đó, không thể không kể đến Trần Viên Viên - một đại mỹ nhân có thật trong lịch sử Trung Hoa.
Hình tượng đệ nhất mỹ nhân trên màn ảnh
Nhà văn Kim Dung đã xây dựng hình ảnh của Trần Viên Viên trong bộ tiểu thuyết cuối đời "Lộc đỉnh ký". Theo đó, nhan sắc xinh đẹp của Trần Viên Viên khiến cho Tổng binh Ngô Tam Quế chấp nhận mang tiếng xấu đến ngàn năm. Kẻ tài tuấn như Bách thắng đao vương Hồ Dật Chi chỉ một lần nhìn thấy Viên Viên đã cam nhận từ bỏ mộng vùng vẫy giang hồ mà làm thân phận kẻ quét vườn để chỉ được ngày ngày ngắm nhìn dung nhan của mỹ nhân tuyệt tục.Trong tác phẩm "Lộc Đỉnh ký", Kim Dung đã mô tả đoạn nhân vật chính Vi Tiểu Bảo gặp Trần Viên Viên tại một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô thành Côn Minh. Dù quen biết với không ít những người đẹp, trong đó có cả A Kha, con gái của Trần Viên Viên nhưng Vi Tiểu Bảo vẫn xiêu lòng trước vẻ tài sắc của người phụ nữ lớn tuổi gấp đôi mình.
Trên phim ảnh, vai diễn Trần Viên Viên đã được khắc hoạ rõ nét qua sự thể hiện của nhiều mỹ nhân nổi tiếng. Trong phiên bản "Lộc đỉnh ký" 1998, nhân vật đệ nhất mỹ nữ Tô Châu được giao cho nữ diễn viên Lương Tiểu Băng. Vốn là Á hậu 2 trong cuộc thi Hoa hậu Hồng Kông 1990, với diễn ********* tế và nhan sắc xinh đẹp không góc chết, vừa đoan trang, dịu dàng lại chẳng kém phần yêu kiều, vai diễn của Lương Tiểu Băng được đánh giá là kinh điển nhất trên màn ảnh Hoa ngữ.
Năm 2000, Chu Ân hóa thân thành nàng Trần Viên Viên trong bộ phim "Tiểu Bảo Và Khang Hy" do Trương Vệ Kiện diễn chính. Mặc dù, khi đó đã 30 tuổi nhưng nữ diễn viên vẫn gây ấn tượng mạnh với khán giả nhờ gương mặt xinh đẹp không tì vết, thần thái hơn người.
Kỹ nữ khiến hai hoàng đế mất cả giang sơn
Trần Viên Viên sinh ra ở một gia đình lao động nghèo tại Giang Tô, Trung Quốc vào thời mạt Minh - Thanh sơ. Mẹ nàng sớm qua đời vì bệnh, cha vì nghèo nên bỏ đi biệt xứ. Viên Viên được người dì ruột nhận về nuôi dưỡng. Nhờ nhan sắc tuyệt trần, tư chất thông minh nên từ nhỏ, nàng đã được dì ruột mời thầy về dạy ca vũ, đánh đàn. Thế nhưng, khi Viên Viên khôn lớn, người dì đã nhẫn tâm bán nàng vào kỹ viện.Đương thời, vua Sùng Trinh chỉ đam mê tửu sắc, ngày đêm hoan lạc với Điền Quý phi, bỏ bê triều chính. Chu Hoàng hậu và phụ thân bèn mua lại Viên Viên đưa vào cung nhằm khiến Điền Quý phi thất sủng. Tuy nhiên, hoàng đế lại mê mẩn Viên Viên quá mức khiến Chu hoàng hậu phải đưa nàng lánh tạm ở nhà quốc trượng Chu Khuê.
Trong một bữa tiệc tại phủ, ông cho Viên Viên ra múa hát. Khi đó, nhan sắc cùng tài năng của nàng đã lọt vào "mắt xanh" của Ngô Tam Quế. Khi viên võ quan này được cử ra trấn thủ Sơn Hải quan để ngăn chặn quân Mãn Châu, Sùng Trinh đã ban Viên Viên cho ông. Thế nhưng, Viên Viên chưa được thỏa tình gần gũi người anh hùng thì Ngô Tam Quế được lệnh cấp tốc phải về quan ải, chỉnh đốn quân binh sửa soạn chống đỡ với giặc ngoại xâm. Võ quan họ Ngô đành dứt áo ra đi, để lại người vợ trẻ mới cưới cho phụ thân chăm sóc.
Tưởng rằng, cuộc đời của đệ nhất mỹ nữ Tô Châu đã tìm được bến đỗ bình yên. Thế nhưng, đến năm 1644, quân đội của Lý Tự Thành đánh chiếm kinh thành, Ngô Tam Quế ở xa không thể ứng cứu kịp thời, nhà Minh chính thức sụp đổ.
Theo một số tài liệu, sau khi quân Mãn Thanh dẹp được Lý Tự Thành, mở ra một trang mới cho lịch sử Trung Quốc. Nhờ vậy, Ngô Tam Quế cũng trở thành một vị đại tướng của nhà Thanh. Thế nhưng, do lo ngại bị điều tiếng lấy phải kỹ nữ, Ngô Tam Quế liền đưa Trần Viên Viên lên sống cô đơn trên một ngôi chùa vắng ở Côn Sơn - Vân Nam. Cuối đời, nàng kỹ nữ nổi tiếng nhất đời Minh Thanh trở thành một vị đạo cô, sống ẩn dật và mất một cách âm thầm trong cô quạnh.
>>> “Sấm vương” Lý Tự Thành: gã nông dân nghèo tranh giang sơn với vua Sùng Trinh và giành mỹ nhân Trần Viên Viên với Ngô Tam Quế