Trong kiếm hiệp Kim Dung, ngoài Hàng long thập bát chưởng còn 2 môn võ lợi hại nữa cũng lấy tên loài rồng, chỉ giỏi 1 môn cũng đủ xưng bá võ lâm

V
VNR Content
Phản hồi: 0

1. Hàng long thập bát chưởng​

Rồng là linh thú tượng trưng cho sức mạnh thần thánh nhưng không phải vì thế mà con người không thể hàng phục nó. Trong kiếm hiệp Kim Dung, Hàng long thập bát chưởng (18 chưởng hàng phục rồng) là môn võ được ca tụng là có thể đánh bại rồng.
Trong tác phẩm “Thiên long bát bộ”, nhà văn Kim Dung mô tả Hàng long thập bát chưởng là loại võ công chí dương, chí cường. Một chưởng đánh ra có thể làm nát đá, đổ cây. Cùng với Đả cẩu bổng pháp (võ gậy đánh chó), Hàng long thập bát chưởng là tuyệt kỹ làm nên tên tuổi của phái Cái bang (bang ăn mày).
3 nhân vật nổi tiếng từng sử dụng Hàng long thập bát chưởng là Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh.
Trong kiếm hiệp Kim Dung, ngoài Hàng long thập bát chưởng còn 2 môn võ lợi hại nữa cũng lấy tên loài rồng, chỉ giỏi 1 môn cũng đủ xưng bá võ lâm
Mỗi chiêu của Hàng long thập bát chưởng đều có chữ “long”, như Kiến long tại điền, Phi long tại thiên, Tiềm long vật dụng, Long thăng long giáng, Kháng long hữu hối, Thần long bái vĩ…
Trong đó, Kháng long hữu hối (rồng bay cao quá sẽ hối hận) là chiêu thức uy lực bậc nhất và cũng nổi tiếng nhất. Trong “Thiên long bát bộ”, Kiều Phong đã dùng chiêu này giết nhầm A Châu – người tình của chàng. Tung chưởng Kháng long hữu hối khiến cả đời Kiều Phong sống trong hối hận, đau xót.
Theo mô tả của Kim Dung, chiêu Kháng long hữu hối xuất chưởng cực mạnh nhưng vẫn dành lại một phần công lực để tung chiêu sau (hữu hối). Khi đối thủ trúng chiêu bị thương nặng, có thể ngay lập tức bồi thêm một chưởng nữa.
Khác với Đả cẩu bổng pháp chỉ truyền cho bang chủ Cái bang, Hàng long thập bát chưởng có thể được dạy rộng rãi hơn. Ví dụ Hồng Thất Công dạy Hàng long thập bát chưởng cho Quách Tĩnh dù Quách Tĩnh không phải đệ tử Cái bang.
Trong kiếm hiệp Kim Dung, ngoài Hàng long thập bát chưởng còn 2 môn võ lợi hại nữa cũng lấy tên loài rồng, chỉ giỏi 1 môn cũng đủ xưng bá võ lâm
Trong “Anh hùng xạ điêu”, Hồng Thất Công nói người luyện Hàng long thập bát chưởng phải có nội công căn bản tốt, tính tình cương trực, chính nghĩa. Môn võ này không yêu cầu khả năng lĩnh hội cao. Vì vậy, Quách Tĩnh có thể luyện Hàng long thập bát chưởng, còn người thông minh (nhưng sức yếu) như Hoàng Dung thì không phù hợp.
“Ỷ thiên đồ long ký” viết, Hàng long thập bát chưởng thời Bắc Tống vốn có 28 chưởng. Lúc ấy Kiều Phong võ công cái thế, nhưng vì là người Khiết Đan nên bị đuổi khỏi Cái bang. Kiều Phong lược giản 28 chưởng còn 18 chưởng, gọi là Hàng long thập bát chưởng. Cứ thể truyền lại đến nhiều thế hệ sau.
Đến thời Bắc Tống, tuy bang chủ Gia Luật Tề được Quách Tĩnh truyền cho toàn bộ 18 chưởng, nhưng vì căn cơ không tốt nên chỉ học được 14 chưởng. Đến đời bang chủ Sử Hỏa Long chỉ còn học được 12 chưởng. Sau khi Sử Hỏa Long chết, môn võ này bị thất truyền.
Qua lời kể trên có thể thấy, người tinh thông và sử dụng trọn vẹn Hàng long thập bát chưởng nhất là Kiều Phong.

2. Long trảo thủ​

Khi rồng bay, móng vuốt của chúng giương ra. Móng vuốt của rồng có sức mạnh vô cùng lớn. Người xưa phỏng theo cách chộp mồi của rồng để sáng tạo Long trảo thủ, theo Sina.
Trong kiếm hiệp Kim Dung, ngoài Hàng long thập bát chưởng còn 2 môn võ lợi hại nữa cũng lấy tên loài rồng, chỉ giỏi 1 môn cũng đủ xưng bá võ lâm
Long trảo thủ thuộc hàng tuyệt kỹ mạnh nhất của phái Thiếu Lâm. Loại võ công này chủ yếu luyện sức mạnh của các ngón tay, thể hiện trong 8 chữ “buông, bắt, cấu, giật, chộp, giữ, đẩy, vuốt”.
“Ỷ thiên đồ long ký” mô tả rất kỹ về Long trảo thủ của Thiếu Lâm. Theo đó, môn võ công này có 36 thức (chiêu), không chút sơ hở.
Các thức nổi tiếng của của Long trảo thủ gồm: Nã vân thức, Tróc ảnh thức, Bão tàn thức, Sang châu thức, Bổ phong thức, Lao nguyệt thức… Theo Sina, người luyện thành Long trảo thủ có thể dùng ngón tay đánh vỡ gạch, xé đồng xu, tróc vỏ cây, nghiền đá thành bột.
Sức mạnh của Long trảo thủ được Kim Dung miêu tả rõ nhất trong “Ỷ thiên đồ long ký”, khi Trương Vô Kỵ đối đầu Không Tính đại sư của phái Thiếu Lâm:
“Không Tính một trảo không trúng, trảo thứ hai đánh tới liền. Không Tính vù vù tung liên tiếp trảo thứ ba, thứ tư, thứ năm. Chỉ trong chớp mắt mà nhà sư mặc tăng bào màu tro như đã hóa thành con rồng màu xám, uốn lượn múa may. Long trảo tung ra khiến Trương Vô Kỵ không còn đường né tránh. Bỗng nghe soạt một tiếng. Trương Vô Kỵ nhảy qua một bên. Tay áo đã bị Không Tính chộp được. Cánh tay hiện rõ 5 đường cào, máu tươi rỉ ra”.
Trong kiếm hiệp Kim Dung, ngoài Hàng long thập bát chưởng còn 2 môn võ lợi hại nữa cũng lấy tên loài rồng, chỉ giỏi 1 môn cũng đủ xưng bá võ lâm
Trong trận đánh, Trương Vô Kỵ nhận xét: “Long trảo thủ vừa nhanh vừa độc hiểm. Thiếu Lâm mất hàng trăm năm mới có thể sáng tạo và luyện thành tuyệt kỹ. Có thể nói đây là thứ võ công vô địch”.
Theo Trương Vô Kỵ, ngay cả dùng Càn khôn đại na di (võ công trấn phái của Minh giáo) cũng không thể đối kháng với Long trảo thủ, chỉ có thể dùng chính Long trảo thủ để đánh lại.
Bằng cách “học lỏm” Long trảo thủ, Trương Vô Kỵ đã khiến Không Tính thua “tâm phục khẩu phục”.
Các cao thủ trong Minh giáo như Dương Tiêu, Lãnh Khiêm, Ân Thiên Chính chứng kiến trận đánh cũng phải thừa nhận “Long trảo thủ của Không Tính quả thật ghê gớm, muốn tiếp một chiêu cũng không phải chuyện dễ”.

3. Long tượng bát nhã công​

Trong kiếm hiệp Kim Dung, ngoài Hàng long thập bát chưởng còn 2 môn võ lợi hại nữa cũng lấy tên loài rồng, chỉ giỏi 1 môn cũng đủ xưng bá võ lâm
Người luyện Long tượng bát nhã mỗi đòn đánh ra tương đương sức mạnh của 10 con voi và 10 con rồng. Đó là mô tả trong tác phẩm “Thần điêu đại hiệp” của Kim Dung.
Trong “Thần điêu đại hiệp”, Long tượng bát nhã công được giới thiệu là môn võ bí truyền của phái Mật Tông ở Tây Tạng. Môn võ này có nhược điểm là luyện đến tầng càng cao thì sát khí càng mạnh, khó kiểm soát tâm trí bản thân.
Long tượng bát nhã công không có chiêu thức cụ thể, nhưng có thể nâng cao sức mạnh của người luyện đến mức vô địch, tương đương sức mạnh của voi và rồng.
Long tượng bát nhã công có 13 tầng. Tầng thứ nhất dễ hơn cả, dù là người kém cỏi, chỉ cần 1 – 2 năm cũng có thể luyện thành. Tầng thứ 2 khó gấp đôi tầng thứ nhất, tốn 3 – 4 năm để luyện tập. Tầng thứ 3 khó gấp đôi tầng thứ 2, tốn 7 – 8 năm để luyện thành.
Long tượng bát nhã công càng luyện lên cao càng khó và tốn nhiều thời gian hơn. Trên lý thuyết, nếu có người thọ vài trăm tuổi, sẽ có thể luyện đến tầng 13 của Long tượng bát nhã công.
Trong kiếm hiệp Kim Dung, ngoài Hàng long thập bát chưởng còn 2 môn võ lợi hại nữa cũng lấy tên loài rồng, chỉ giỏi 1 môn cũng đủ xưng bá võ lâm
Theo hư cấu của Kim Dung, thời Bắc Tống có một vị cao tăng luyện Long tượng bát nhã công đến tầng thứ 9. Luyện đến tầng thứ 10 thì tẩu hỏa nhập ma, nhảy múa như điên 7 ngày 7 đêm, tự đứt kinh mạch mà chết.
Trong “Thần điêu đại hiệp”, Kim Luân – quốc sư Mông Cổ – là một kỳ tài võ học. Ông đã luyện thành tầng thứ 10 Long tượng bát nhã công mà chỉ mất có 16 năm. Vốn có thể luyện đến tầng thứ 11, nhưng Kim Luân tự cho rằng mình đã “vô địch thiên hạ” nên quyết tâm tìm Dương Quá báo thù.
Ở Tuyệt Tình cốc, với Long tượng bát nhã công, Kim Luân có thể đánh cùng lúc với Chu Bá Thông và Nhất Đăng đại sư – 2 cao thủ bậc nhất Trung Nguyên thời bấy giờ – mà không phân thắng bại.
Chỉ đến khi Hoàng Dược Sư xuất hiện, Kim Luân mới bại trận vì bị 3 đại cao thủ cùng lúc vây đánh.
Trong trận chiến ở thành Tương Dương, Kim Luân bị Dương Quá đánh bại bằng Ám nhiên tiêu hồn chưởng. Chưởng này đánh ra khi Dương Quá cận kề cái chết.


>>> Trong kiếm hiệp Kim Dung có nhiều mỹ nhân nhưng đây là người ảnh hưởng nhất đến vận mệnh quốc gia, khiến 2 vua mất nước
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top