Thần điêu đại hiệp là một trong những bộ tiểu thuyết võ hiệp kinh điển nhất của cố nhà văn Kim Dung. Đây là tiểu thuyết thứ 2 nằm trong Xạ điêu tam bộ khúc của ông. Khác với các tiểu thuyết võ hiệp khác, Thần điêu đại hiệp được Kim Dung miêu tả chi tiết câu chuyện tình khắc cốt ghi tâm giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Theo QQ, tên ban đầu của Thần điêu đại hiệp là Thiên tàn địa khuyết với ngụ ý, chuyện tình Dương Quá – Tiểu Long Nữ gặp nhiều gian nan, trắc trở.
Từ trước tới nay, khán giả đều quen thuộc với cái tên Tiểu Long Nữ, tuy nhiên ít ai biết tên thật của nàng. Theo QQ, hiện tại có ba luồng ý kiến về họ tên thật của Tiểu Long Nữ. Một bên cho rằng, Tiểu Long Nữ tên thật là "Long Ỷ Thiên", số khác lại nghiêng về ý kiến tên thật của nàng là "Long Bích Hà". Số còn lại cho rằng, Tiểu Long Nữ là nhân vật duy nhất của Kim Dung không có tên thật. Nói về nguồn gốc của hai cái tên này, truyền thông Trung Quốc đã đưa ra lời giải thích.
Với phe nghiêng về ý kiến "Long Ỷ Thiên", cái tên này xuất phát từ tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long ký - bộ truyện thứ ba nằm trong Xạ điêu tam bộ khúc của Kim Dung. Cái tên bắt nguồn từ câu nói của Du Đại Nham - Tam đệ tử của Trương Tam Phong, một trong Võ Đang thất hiệp nổi tiếng của phái Võ Đang vì Đồ Long đao mà bị ám hại tật nguyền suốt 20 năm.
Câu chuyện xoay quanh truyền thuyết về hai báu vật trong võ lâm là Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long đao. Trong tiểu thuyết gốc được Kim Dung viết: "Ta đang hỏi ngươi, Ỷ Thiên bất xuất, thùy dữ tranh phong (kiếm Ỷ Thiên không xuất hiện trong võ lâm vậy lấy gì cùng Đồ Long đao tranh phong) lời giải thích cho câu nói này là gì. Du Đại Nham trầm ngâm trả lời: "Tôi thực sự không biết. Tôi chỉ nghe nói rằng Dương đại hiệp học võ công từ thê tử của mình, cái tên Ỷ Thiên có thể là tên phu nhân của ông ấy".
Đây là nguồn gốc của cái tên "Long Ỷ Thiên". Những người phản bác cho rằng, cái tên này chỉ dựa vào câu nói của Du Đại Nham không đáng tin cây. Hơn nữa, võ công mà Dương Quá học từ Tiểu Long Nữ chỉ có bộ Ngọc Nữ tâm kinh.
Trong khi đó, môn võ công lợi hại nhất là Ám nhiên tiêu hồn trưởng do Dương Quá tự sáng tạo ra, còn vũ khí lợi hại Huyền thiết trọng kiếm được Dương Quá kế thừa từ Độc Cô Cầu Bại. Một người gay gắt hơn lại cho rằng, suy luận cái tên "Long Ỷ Thiên" là không chính xác. Bởi nếu Tiểu Long Nữ có tên thật là "Long Ỷ Thiên", vậy Dương Quá nên được gọi là "Dương Đồ Long".
Cái tên thứ hai là "Long Bích Hà" còn có nguồn gốc hài hước hơn. Theo QQ, một số tờ báo trước từng đưa tin rằng, khi Kim Dung viết bản thảo đầu tiên, Tiểu Long Nữ có tên thật là Long Bích Hà.
Sau này, trong quá trình viết, ông cảm thấy Tiểu Long Nữ là nhân vật nữ có vẻ đẹp thanh tao thoát tục, mang khí chất tiên nữ. Một nữ tử có dung mạo mĩ lệ, đem lại cảm giác bí ẩn khiến nhiều người tò mò. Chính vì vậy, cố nhà văn cho rằng không nên để tên thật của nàng, thay vào đó chỉ đề Long cô nương hoặc Tiểu Long Nữ.
Dựa trên di sản văn hóa mà cố nhà văn Kim Dung để lại, ông đặt tên cho nhiều nhân vật nữ chính của mình với những cái tên mỹ miều như Trình Linh Tố, Chu Chỉ Nhược, Mộc Uyển Thanh, Lý Mạc Sầu.... Phe thứ ba lại cho rằng, Kim Dung thừa sức để đặt một cái tên hay cho Tiểu Long Nữ. Tuy nhiên, ông đã không làm điều này. Rốt cục, tên thật của Tiểu Long Nữ là Long Ỷ Thiên hay Long Bích Hà đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong khi đó, phe thứ ba đưa ra kết luận rằng, Tiểu Long Nữ không có tên thật.
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về tên thật của Tiểu Long Nữ, Kim Dung từng trả lời: "Tiểu Long Nữ bị bỏ rơi bên ngoài Trọng Dương cung ở núi Chung Nam. Khi một đạo sĩ của Toàn Chân giáo tình cờ đi qua và tìm thấy, chỉ có một mảnh giấy nhỏ để lại ghi: "Nữ tử tên Long, được người dưỡng dục, cảm kích vô cùng". Sau khi được đưa ra khỏi núi, Tiểu Long Nữ được nuôi dưỡng và trưởng thành. Đến cuối cùng, người trong cổ mộ chỉ biết gọi Tiểu Long Nữ và "cô Long", không một ai biết tên thật của nàng.
Trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp, Kim Dung từng giải thích lý do vì sao Tiểu Long Nữ không có tên thật. Sau khi được đạo sĩ Toàn Chân Giáo tìm thấy, việc nuôi một bé gái vô cùng bất tiện khiến người này băn khoăn. Lúc này, người mà Tiểu Long Nữ gọi là sư phụ xuất hiện và đề nghị nhận nuôi cô. Theo QQ, sư phụ của Tiểu Long Nữ không phải Lâm Triều Anh như nhiều người lầm tưởng, mà là a hoàn của Lâm Triều Anh.
Tác phẩm gốc có đoạn: "Tiểu Long Nữ chỉ thiếu nữ ăn vận giống a hoàn nói 'Đây là sư phụ của ta, ngươi hãy khấu đầu'. Kỳ thực, sư phụ của Tiểu Long Nữ là nha hoàn của Lâm Triều Anh. Sư phụ của Tiểu Long Nữ không có đích danh, chỉ được biết đến với cái tên gọi A hoàn. Chính vì vậy, Tiểu Long Nữ cũng giống như sư phụ của mình, không có tên thật, chỉ được biết đến với cái tên ‘cô Long’”.
Từ trước tới nay, khán giả đều quen thuộc với cái tên Tiểu Long Nữ, tuy nhiên ít ai biết tên thật của nàng. Theo QQ, hiện tại có ba luồng ý kiến về họ tên thật của Tiểu Long Nữ. Một bên cho rằng, Tiểu Long Nữ tên thật là "Long Ỷ Thiên", số khác lại nghiêng về ý kiến tên thật của nàng là "Long Bích Hà". Số còn lại cho rằng, Tiểu Long Nữ là nhân vật duy nhất của Kim Dung không có tên thật. Nói về nguồn gốc của hai cái tên này, truyền thông Trung Quốc đã đưa ra lời giải thích.
Với phe nghiêng về ý kiến "Long Ỷ Thiên", cái tên này xuất phát từ tiểu thuyết Ỷ Thiên Đồ Long ký - bộ truyện thứ ba nằm trong Xạ điêu tam bộ khúc của Kim Dung. Cái tên bắt nguồn từ câu nói của Du Đại Nham - Tam đệ tử của Trương Tam Phong, một trong Võ Đang thất hiệp nổi tiếng của phái Võ Đang vì Đồ Long đao mà bị ám hại tật nguyền suốt 20 năm.
Câu chuyện xoay quanh truyền thuyết về hai báu vật trong võ lâm là Ỷ Thiên kiếm và Đồ Long đao. Trong tiểu thuyết gốc được Kim Dung viết: "Ta đang hỏi ngươi, Ỷ Thiên bất xuất, thùy dữ tranh phong (kiếm Ỷ Thiên không xuất hiện trong võ lâm vậy lấy gì cùng Đồ Long đao tranh phong) lời giải thích cho câu nói này là gì. Du Đại Nham trầm ngâm trả lời: "Tôi thực sự không biết. Tôi chỉ nghe nói rằng Dương đại hiệp học võ công từ thê tử của mình, cái tên Ỷ Thiên có thể là tên phu nhân của ông ấy".
Đây là nguồn gốc của cái tên "Long Ỷ Thiên". Những người phản bác cho rằng, cái tên này chỉ dựa vào câu nói của Du Đại Nham không đáng tin cây. Hơn nữa, võ công mà Dương Quá học từ Tiểu Long Nữ chỉ có bộ Ngọc Nữ tâm kinh.
Trong khi đó, môn võ công lợi hại nhất là Ám nhiên tiêu hồn trưởng do Dương Quá tự sáng tạo ra, còn vũ khí lợi hại Huyền thiết trọng kiếm được Dương Quá kế thừa từ Độc Cô Cầu Bại. Một người gay gắt hơn lại cho rằng, suy luận cái tên "Long Ỷ Thiên" là không chính xác. Bởi nếu Tiểu Long Nữ có tên thật là "Long Ỷ Thiên", vậy Dương Quá nên được gọi là "Dương Đồ Long".
Cái tên thứ hai là "Long Bích Hà" còn có nguồn gốc hài hước hơn. Theo QQ, một số tờ báo trước từng đưa tin rằng, khi Kim Dung viết bản thảo đầu tiên, Tiểu Long Nữ có tên thật là Long Bích Hà.
Sau này, trong quá trình viết, ông cảm thấy Tiểu Long Nữ là nhân vật nữ có vẻ đẹp thanh tao thoát tục, mang khí chất tiên nữ. Một nữ tử có dung mạo mĩ lệ, đem lại cảm giác bí ẩn khiến nhiều người tò mò. Chính vì vậy, cố nhà văn cho rằng không nên để tên thật của nàng, thay vào đó chỉ đề Long cô nương hoặc Tiểu Long Nữ.
Dựa trên di sản văn hóa mà cố nhà văn Kim Dung để lại, ông đặt tên cho nhiều nhân vật nữ chính của mình với những cái tên mỹ miều như Trình Linh Tố, Chu Chỉ Nhược, Mộc Uyển Thanh, Lý Mạc Sầu.... Phe thứ ba lại cho rằng, Kim Dung thừa sức để đặt một cái tên hay cho Tiểu Long Nữ. Tuy nhiên, ông đã không làm điều này. Rốt cục, tên thật của Tiểu Long Nữ là Long Ỷ Thiên hay Long Bích Hà đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong khi đó, phe thứ ba đưa ra kết luận rằng, Tiểu Long Nữ không có tên thật.
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về tên thật của Tiểu Long Nữ, Kim Dung từng trả lời: "Tiểu Long Nữ bị bỏ rơi bên ngoài Trọng Dương cung ở núi Chung Nam. Khi một đạo sĩ của Toàn Chân giáo tình cờ đi qua và tìm thấy, chỉ có một mảnh giấy nhỏ để lại ghi: "Nữ tử tên Long, được người dưỡng dục, cảm kích vô cùng". Sau khi được đưa ra khỏi núi, Tiểu Long Nữ được nuôi dưỡng và trưởng thành. Đến cuối cùng, người trong cổ mộ chỉ biết gọi Tiểu Long Nữ và "cô Long", không một ai biết tên thật của nàng.
Trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp, Kim Dung từng giải thích lý do vì sao Tiểu Long Nữ không có tên thật. Sau khi được đạo sĩ Toàn Chân Giáo tìm thấy, việc nuôi một bé gái vô cùng bất tiện khiến người này băn khoăn. Lúc này, người mà Tiểu Long Nữ gọi là sư phụ xuất hiện và đề nghị nhận nuôi cô. Theo QQ, sư phụ của Tiểu Long Nữ không phải Lâm Triều Anh như nhiều người lầm tưởng, mà là a hoàn của Lâm Triều Anh.
Tác phẩm gốc có đoạn: "Tiểu Long Nữ chỉ thiếu nữ ăn vận giống a hoàn nói 'Đây là sư phụ của ta, ngươi hãy khấu đầu'. Kỳ thực, sư phụ của Tiểu Long Nữ là nha hoàn của Lâm Triều Anh. Sư phụ của Tiểu Long Nữ không có đích danh, chỉ được biết đến với cái tên gọi A hoàn. Chính vì vậy, Tiểu Long Nữ cũng giống như sư phụ của mình, không có tên thật, chỉ được biết đến với cái tên ‘cô Long’”.