Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung đoàn Pháo binh 68 được thành lập và nằm trong đội hình của Đại đoàn 304, trung đoàn làm nhiệm vụ huấn luyện và tiếp nhận binh khí kỹ thuật để ngày một lớn mạnh.
Đầu năm 1960, tại Hội nghị bắn toàn quân lần thứ 2, Trung đoàn được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tuyên dương tại buổi lễ là đơn vị : “Giỏi nhất, nhiều nhất, đều nhất” vì có nhiều kết quả tốt, sáng tạo trong phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Vinh dự là đơn vị “Ba nhất” được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng phát động thành phong trào thi đua trong toàn quân, là một mốc son đáng ghi nhớ, niềm vinh dự và tự hào của Trung đoàn Pháo binh 68. Nhớ lại những năm đầu của thập kỷ 60, để khắc phục muôn vàn khó khăn thiếu thốn để xây dựng miền Bắc **** vững mạnh, làm hậu phương lớn cung cấp sức người sức của cho chiến trường miền Nam, nhiều phong trào phát huy sáng kiến tăng năng suất lao động, thực hành tiết kiệm... nở rộ như hoa mùa xuân. Cùng với các phong trào “Sóng Duyên Hải”, “Gió Đại Phong” thì “Cờ Ba nhất” trong Quân đội nhân Nhân dân Việt Nam như góp thêm sức mạnh trong vườn hoa thi đua ****, đại diện tiêu biểu cho lực lượng Công-Nông-Binh cùng tiến quân vào làm chủ khoa học-kỹ thuật, xây dựng quân đội lớn mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Kể từ khi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tuyên dương thành tích của đơn vị, phong trào này đã được các đơn vị trong toàn quân, trước hết là các đơn vị pháo binh quan tâm theo dõi học tập. “Ba nhất” được nêu lên như một khẩu hiệu hành động có sức hấp dẫn mạnh mẽ, cổ vũ mọi người trong đơn vị hăng say thi đua sáng tạo lập thành tích xuất sắc. Trong quân đội, phong trào thi đua “Ba nhất” là một hình tượng thi đua vừa cụ thể vừa sinh động, lấy huấn luyện chiến đấu, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu làm trung tâm, lấy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình làm mục tiêu thi đua cụ thể. Từ cái nôi của phong trào thi đua “Ba nhất” Đại đội 2, Tiểu đoàn 10, Trung đoàn 68 (Sư đoàn 304) các đơn vị trong toàn quân nô nức hưởng ứng. Tiêu biểu là các Đoàn pháo binh: Trường Sơn, Tất Thắng, Yên Thế, Hòa Bình-Tây Bắc; Đoàn công binh Sông Lô, Sông Thao... với những tên gọi rất sáng tạo như: Đại đội chuyên môn cờ đỏ; Đêm tháng Năm; Đi cùng Ba nhất; Dũng cảm đánh hăng, tiến chắc, tiến nhanh, thi đua vững vàng; Một bước lấy đà ba bước nhảy vọt...
Năm 1966, Trung đoàn được lệnh lên đường chi viện cho chiến trường Miền Nam. Với những trận đánh như: Đường 9- Khe Sanh (1968), Đường 9 – Nam Lào (1971) trận Làng Vây, Tà Cơn – những địa danh in đậm chiến công góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch. Trong cuộc chiến công chiến lược năm 1972, những trận đánh vang dội như: Động Toàn, Ba Hồi, tiếp theo là Đông Hà, Lang Vang, Ái Tử, Quảng Trị; Thượng Đức 1974….
Mùa xuân năm 1975 Trung đoàn trong đội hình Sư đoàn 304 – Quân đoàn 2, các đơn vị của trung đoàn vừa hành quân, vừa tổ chức hỏa lực tiêu diệt địch, chi viện cho các đơn vị giải phóng Đà Nẵng, Bình Tuy, căn cứ Nước Trong, Long Bình đến Sài Gòn. Cán bộ chiến sĩ Trung đoàn pháo binh 68 vô cùng phấn khởi và tự hào đã đóng góp công sức vào sự nghiệp giải phòng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Những thắng lợi trong các trận đánh ở Kênh Vĩnh Tế, Ki – Ri – Vông, cảng Xi – ha- núc – vin, Túc – mia, Rênh – miêng… đã chi viện kịp thời và đắc lực cho bộ binh, chiến đấu linh hoạt, thực hiện tốt khẩu hiệu “Táo bạo, thọc sâu, bắn đâu trúng đó”, góp phần bảo vệ vững chắc biên giới Tây nam của Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, là đơn vị KTT, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời bình nhưng sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc khi có tình huống, theo quan điểm “Ngụ binh ngư nông”, “Tĩnh vi nông, Động vi binh”, Trung đoàn 68 được giao một nhiệm vụ vừa củng cố xây dựng đơn vị, đồng thời là khung thường trực huấn luyện lực lượng dự bị động viên. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, những năm qua, trình độ huấn luyện của cán bộ, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trong trung đoàn được nâng lên. Kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với rèn luyện, xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực. Đẩy mạnh các phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” đạt hiệu quả cao; cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”, được duy trì và thực hiện nghiêm.
Cùng với việc xây dựng đơn vị, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Pháo binh 68 còn luôn không ngừng chăm lo, vun đắp tình đoàn kết nhân dân “cá nước” nghĩa tình thủy chung, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cùng với nhân dân các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa và hiện nay trên quê hương Sóc Sơn. Gần 60 năm qua, cái tên Trung đoàn Pháo binh 68 đã gắn bó và trở nên thân thiết với nhân dân huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội bởi đơn vị không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ mà còn thường xuyên đoàn kết, gắn bó với cấp ủy, chính quyền và nhân dân góp phần xây dựng địa phương. Đơn vị đã tham gia hàng chục nghìn ngày công làm đường giao thông liên thôn, liên xã; xây dựng trường học, trạm y tế; nạo vét kênh mương và cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh; tặng sổ tiết kiệm, xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách; tham gia phòng chống bão lụt; phòng chống cháy nổ, cháy rừng; hàng năm đều thăm hỏi, tặng quà các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; khám và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân trên địa bàn đóng quân… được chính quyền, đoàn thể và nhân dân tin yêu, giúp đỡ, đùm bọc, chở che.
Đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân đã trở thành nét đẹp truyền thống rất đáng tự hào của cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 68 anh hùng.
Đầu năm 1960, tại Hội nghị bắn toàn quân lần thứ 2, Trung đoàn được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tuyên dương tại buổi lễ là đơn vị : “Giỏi nhất, nhiều nhất, đều nhất” vì có nhiều kết quả tốt, sáng tạo trong phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Vinh dự là đơn vị “Ba nhất” được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng phát động thành phong trào thi đua trong toàn quân, là một mốc son đáng ghi nhớ, niềm vinh dự và tự hào của Trung đoàn Pháo binh 68. Nhớ lại những năm đầu của thập kỷ 60, để khắc phục muôn vàn khó khăn thiếu thốn để xây dựng miền Bắc **** vững mạnh, làm hậu phương lớn cung cấp sức người sức của cho chiến trường miền Nam, nhiều phong trào phát huy sáng kiến tăng năng suất lao động, thực hành tiết kiệm... nở rộ như hoa mùa xuân. Cùng với các phong trào “Sóng Duyên Hải”, “Gió Đại Phong” thì “Cờ Ba nhất” trong Quân đội nhân Nhân dân Việt Nam như góp thêm sức mạnh trong vườn hoa thi đua ****, đại diện tiêu biểu cho lực lượng Công-Nông-Binh cùng tiến quân vào làm chủ khoa học-kỹ thuật, xây dựng quân đội lớn mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Kể từ khi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tuyên dương thành tích của đơn vị, phong trào này đã được các đơn vị trong toàn quân, trước hết là các đơn vị pháo binh quan tâm theo dõi học tập. “Ba nhất” được nêu lên như một khẩu hiệu hành động có sức hấp dẫn mạnh mẽ, cổ vũ mọi người trong đơn vị hăng say thi đua sáng tạo lập thành tích xuất sắc. Trong quân đội, phong trào thi đua “Ba nhất” là một hình tượng thi đua vừa cụ thể vừa sinh động, lấy huấn luyện chiến đấu, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu làm trung tâm, lấy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình làm mục tiêu thi đua cụ thể. Từ cái nôi của phong trào thi đua “Ba nhất” Đại đội 2, Tiểu đoàn 10, Trung đoàn 68 (Sư đoàn 304) các đơn vị trong toàn quân nô nức hưởng ứng. Tiêu biểu là các Đoàn pháo binh: Trường Sơn, Tất Thắng, Yên Thế, Hòa Bình-Tây Bắc; Đoàn công binh Sông Lô, Sông Thao... với những tên gọi rất sáng tạo như: Đại đội chuyên môn cờ đỏ; Đêm tháng Năm; Đi cùng Ba nhất; Dũng cảm đánh hăng, tiến chắc, tiến nhanh, thi đua vững vàng; Một bước lấy đà ba bước nhảy vọt...

Năm 1966, Trung đoàn được lệnh lên đường chi viện cho chiến trường Miền Nam. Với những trận đánh như: Đường 9- Khe Sanh (1968), Đường 9 – Nam Lào (1971) trận Làng Vây, Tà Cơn – những địa danh in đậm chiến công góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch. Trong cuộc chiến công chiến lược năm 1972, những trận đánh vang dội như: Động Toàn, Ba Hồi, tiếp theo là Đông Hà, Lang Vang, Ái Tử, Quảng Trị; Thượng Đức 1974….
Mùa xuân năm 1975 Trung đoàn trong đội hình Sư đoàn 304 – Quân đoàn 2, các đơn vị của trung đoàn vừa hành quân, vừa tổ chức hỏa lực tiêu diệt địch, chi viện cho các đơn vị giải phóng Đà Nẵng, Bình Tuy, căn cứ Nước Trong, Long Bình đến Sài Gòn. Cán bộ chiến sĩ Trung đoàn pháo binh 68 vô cùng phấn khởi và tự hào đã đóng góp công sức vào sự nghiệp giải phòng Miền Nam, thống nhất đất nước.
Những thắng lợi trong các trận đánh ở Kênh Vĩnh Tế, Ki – Ri – Vông, cảng Xi – ha- núc – vin, Túc – mia, Rênh – miêng… đã chi viện kịp thời và đắc lực cho bộ binh, chiến đấu linh hoạt, thực hiện tốt khẩu hiệu “Táo bạo, thọc sâu, bắn đâu trúng đó”, góp phần bảo vệ vững chắc biên giới Tây nam của Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế.

Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, là đơn vị KTT, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong thời bình nhưng sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc khi có tình huống, theo quan điểm “Ngụ binh ngư nông”, “Tĩnh vi nông, Động vi binh”, Trung đoàn 68 được giao một nhiệm vụ vừa củng cố xây dựng đơn vị, đồng thời là khung thường trực huấn luyện lực lượng dự bị động viên. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, những năm qua, trình độ huấn luyện của cán bộ, sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị trong trung đoàn được nâng lên. Kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với rèn luyện, xây dựng nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực. Đẩy mạnh các phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” đạt hiệu quả cao; cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”, được duy trì và thực hiện nghiêm.
Cùng với việc xây dựng đơn vị, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Pháo binh 68 còn luôn không ngừng chăm lo, vun đắp tình đoàn kết nhân dân “cá nước” nghĩa tình thủy chung, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cùng với nhân dân các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa và hiện nay trên quê hương Sóc Sơn. Gần 60 năm qua, cái tên Trung đoàn Pháo binh 68 đã gắn bó và trở nên thân thiết với nhân dân huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội bởi đơn vị không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ mà còn thường xuyên đoàn kết, gắn bó với cấp ủy, chính quyền và nhân dân góp phần xây dựng địa phương. Đơn vị đã tham gia hàng chục nghìn ngày công làm đường giao thông liên thôn, liên xã; xây dựng trường học, trạm y tế; nạo vét kênh mương và cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh; tặng sổ tiết kiệm, xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách; tham gia phòng chống bão lụt; phòng chống cháy nổ, cháy rừng; hàng năm đều thăm hỏi, tặng quà các bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; khám và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân trên địa bàn đóng quân… được chính quyền, đoàn thể và nhân dân tin yêu, giúp đỡ, đùm bọc, chở che.
Đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân đã trở thành nét đẹp truyền thống rất đáng tự hào của cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 68 anh hùng.