Trung Đông cạn kiệt nguồn nước, nhiều nơi không sống được nữa

Những chiếc phà từng một thời đưa khách du lịch đến và đi ở những hòn đảo nhỏ trong hồ Urmia của Iran nay mắc kẹt, bị “làm thịt” bởi gỉ sét, ngay tại vùng nước đang nhanh chóng trở thành một bình địa muối.
Chỉ hai thập kỷ trước thôi, Urmia còn là hồ lớn nhất ở Trung Đông, biến khu vực xung quanh trở thành một trung tâm du lịch thịnh vượng với vô số nhà hàng và khách sạn.
Mọi người đến đây để bơi và trị liệu bằng bùn. Họ sẽ ở đây ít nhất vài ngày” - theo Ahad Ahmed, một phóng viên ở thị trấn cảng Sharafkhaneh trước đây, đồng thời đưa ra những bức ảnh cho thấy nhiều người tận hưởng không gian vùng hồ này vào năm 1995.
Tuy nhiên, hồ Urmia lại biến mất với tốc độ nhanh không ngờ tới. Từ 5.400 km vuông trong thập niên 1990, hiện nay diện tích của nó giảm chỉ còn một nửa, tức khoảng 2.500 km vuông mà thôi - theo Sở bảo vệ môi trường West Azerbaijan, một trong những tỉnh của Iran giáp ranh với hồ. Người ta quan ngại rằng nó sẽ biến mất hoàn toàn trong tương lai.

Trung Đông cạn kiệt nguồn nước, nhiều nơi không sống được nữa

Trung Đông cạn kiệt nguồn nước, nhiều nơi không sống được nữa
Hồ Urmia năm 1992 và 2016
Những vấn đề như vậy trên thực tế khá phổ biến ở nhiều vùng thuộc Trung Đông - nơi mà nguồn nước đơn giản là đang dần cạn kiệt.
Khu vực này thường xuyên gặp hạn hán, và nhiệt độ thì quá cao đến mức gần như không phù hợp cho cuộc sống của con người. Cộng thêm biến đổi khí hậu, cơ chế quản lý nước kém hiệu quả, và tình trạng sử dụng nước bừa bãi, có thể nói rằng tương lai của nước tại đây cực kỳ u ám.
Một số quốc gia Trung Đông, bao gồm Iran, Iraq, và Jordan, đang bơm một lượng lớn nước từ lòng đất để phục vụ thuỷ lợi nhằm cải thiện khả năng tự cung tự cấp thực phẩm - theo Charles Iceland, giám đốc toàn cầu về nước tại Viện tài nguyên thế giới (WRI). Và họ làm điều đó trong bối cảnh lượng mưa ngày càng sụt giảm.
Họ đang sử dụng nhiều nước hơn mức có thể được định kỳ bổ sung từ những cơn mưa” - ông nói.
Ví dụ, tại Iran, mạng lưới đập nước khổng lồ đang được sử dụng để duy trì một ngành nông nghiệp vốn sử dụng đến 90% lượng nước mà cả đất nước này sử dụng.
Lượng mưa giảm và nhu cầu tăng ở các quốc gia này là nguyên nhân khiến nhiều sông, hồ, và những khu đầm lầy bị khô cằn” - Iceland nói.

Trung Đông cạn kiệt nguồn nước, nhiều nơi không sống được nữa
Những hậu quả của tình trạng khan hiếm nước là rất đáng sợ: nhiều khu vực không còn phù hợp cho cuộc sống nữa; căng thẳng tăng cao xoay quanh phương pháp chia sẻ và quản lý các nguồn tài nguyên nước như sông, hồ. Đó là chưa nói đến những cuộc bạo loạn chính trị có thể nổ ra bất kỳ lúc nào.
Tại Iran, hồ Urmia cạn khô là bởi có quá nhiều người tận dụng nó, và một số đập nước xây dựng tại lưu vực nhằm phục vụ thuỷ lợi cũng làm giảm dòng chảy của nước vào hồ.
Tình hình thiếu nước ở Iran trên thực tế đã và đang là một vấn đề chết người. Chỉ trong một tuần của tháng 7, có ít nhất 3 người biểu tình đã bị sát hại trong những cuộc xung đột với lực lượng an ninh liên quan tình trạng thiếu nước ở vùng tây nam đất nước.
Quốc gia này hiện cũng đang trải qua thời kỳ khô hạn nhất trong 5 thập kỷ trở lại đây - theo cơ quan khí tượng nhà nước.
Mùa đông ở Trung Đông được dự báo sẽ khô cằn hơn khi thế giới ngày càng ấm lên, và dù mùa hè sẽ ẩm ướt hơn, lượng nhiệt quá cao có thể khiến nước bốc hơi hết.
Vấn đề là, khi nhiệt độ tăng như thế này, nước mưa đổ xuống sẽ bốc hơi ngay vì quá nóng” - theo Mansour Almazroui, giám đốc Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Đại học King Abdulaziz, Ả-rập.
Một vấn đề khác là, mưa ở đây không phải lúc nào cũng là mưa bình thường. Sẽ có những cơn mưa cực lớn, gây ra những trận lụt như đang diễn ra ở Trung Quốc, Đức, Bỉ. Chúng sẽ là một vấn đề lớn đối với Trung Đông. Đây thực sự là một vấn đề biến đổi khí hậu lớn đáng quan ngại
Một nghiên cứu bởi Bộ năng lượng Iran cho thấy trong các nguyên nhân dẫn đến việc hồ Urmia bị cạn kiệt, hơn 30% xuất phát từ biến đổi khí hậu.
Những thay đổi đó không chỉ tác động lên lượng nước sẵn có, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Hồ Urmia là hồ siêu mặn. Khi nước cạn bớt, mật độ muối tăng lên đến mức đáng lo ngại; sử dụng nước này cho tưới tiêu sẽ phá huỷ cây trồng.
Kiomars Poujebeli, một nông dân trồng cà chua, hướng dương, củ cải đường, cà tím, và ****** gần hồ, cho biết nước mặn như vậy quả là một thảm hoạ.
Ngày mà đất đai ở đây không thể trồng trọt được nữa không còn xa” - ông nói.

Trung Đông cạn kiệt nguồn nước, nhiều nơi không sống được nữa
Vòng lặp kinh hoàng
Tại Jordan, một trong những quốc gia khan hiếm nước nhất thế giới, mọi người đã quen với cuộc sống thiếu nước.
Một nghiên cứu xuất bản trên trang Proceedings of the National Academy of Scicences cho thấy đến cuối thập kỷ này, người Jordan sẽ phải chấp nhận giảm một nửa lượng nước sử dụng tính trên mỗi đầu người. Hầu hết người Jordan có thu nhập thấp sẽ chỉ có 40 lít/ngày để phục vụ mọi nhu cầu - từ uống, tắm, giặt đồ, rửa chén bát… Hiện một người Mỹ sử dụng gấp khoảng 10 lần lượng nước đó mỗi ngày.
Tại nhiều hộ gia đình Jordan, không phải ngày nào cũng có nước - theo Daniel Rosenfeld, giáo sư chương trình khoa học khí quyển tại Đại học Hebrew Jerusalem.
Jordan hiện đang thiếu hụt nước nghiêm trọng - nước được chuyển đến các hộ gia đình một hoặc hai lần mỗi tuần, kể cả ở thủ đô Amman cũng vậy” - ông cho biết. “Thủ đô Jordan thực sự đang đứng trước vấn đề sống còn ngay lúc này
Mực nước ngầm ở nhiều phần của quốc gia này đang giảm hơn 1 mét/năm, và làn sóng người tị nạn từ nhiều quốc gia trong khu vực đã và đang gây ra áp lực nặng nền hơn lên nguồn tài nguyên vốn đã khan hiếm này.

Trung Đông cạn kiệt nguồn nước, nhiều nơi không sống được nữa
Một vùng khô cằn ở Iraq
Bộ trưởng nước Jordan, Bashar Batayneh, cho biết đất nước cần nhiều nguồn vốn từ phần còn lại của thế giới để giải quyết nhu cầu nước ngày một tăng.
Jordan gánh vác trách nhiệm cưu mang người tị nạn Syria cho cộng đồng quốc tế và điều đó đã gây ảnh hưởng nặng nề lên nguồn nước. Người tị nạn khiến ngành nước tổn thất 600 triệu USD/năm, trong khi Jordan chỉ nhận được một phần rất nhỏ của số tiền đó từ cộng đồng quốc tế” - ông nói.
Ông nhấn mạnh thêm rằng trong năm 2020, Jordan có lượng mưa thấp hơn nhiều so với năm trước, đặt hơn 1/4 nguồn tài nguyên nước trước nguy cơ, đồng thời khiến nguồn nước uống giảm đi 1/2.
Nhưng biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân duy nhất. Quốc gia này dựa vào hệ thống sông Jordan, vốn chảy qua cả Israel, vùng West Bank, Syria, và Lebanon, và những con đập được dựng lên dọc theo con sông này đã âm thầm cắt đứt dòng chảy nước đến Jordan. Bản thân Jordan cũng sử dụng hệ thống kênh đào để điều chuyển nước vào hệ thống thuỷ lợi. Trong quá khứ, đã nhiều lần nổ ra những cuộc xung đột xoay quanh hệ thống sông này.
Vấn đề nguồn nước xuyên bien giới này cũng xuất hiện ở nhiều nơi khác trong khu vực, dọc theo các con sông Euphrates và Tigris, cũng như phía bắc châu Phi dọc sông Nile.
Jordan, Israel, và Syria đã có những bước tiến đáng kể trong việc cùng nhau quản lý hệ thống sông chung, nhưng căng thẳng vẫn thường nổ ra. Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt nước ngày càng tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu có thể dẫn đến nhiều xung đột hơn nữa.
Jordan không còn nhiều lựa chọn ngoài việc mua một lượng nước lớn từ Israel, quốc gia có một chương trình khử muối giúp loại bỏ muối từ nước biển để giúp con người có thể sử dụng được. Nhưng khử muối là quá trình tiêu tốn nhiều năng lượng - rất nhiều năng lượng; loại năng lượng chưa xanh và chưa tái tạo được, khiến vấn đề nóng lên toàn cầu càng trầm trọng hơn, vốn là nguyên nhân chính dẫn đến…thiếu nước.
Khi mà khí hậu tiếp tục ấm lên và nước ngày càng hiếm hơn, Trung Đông sẽ phải tìm cách giảm lượng nước sử dụng trong nông nghiệp. Điều đó còn có nghĩa là người nông dân phải thay đổi loại thực vậy mà họ trồng và xuất khẩu.
Ví dụ, tại Israel, chúng tôi thường trồng nhiều cam, nhưng có thời điểm chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đang xuất khẩu nước mà mình vốn không có” - Rosenfeld nói. Ông đề cập thêm rằng hoa màu có thể được tinh chỉnh để chống chịu tốt hơn trước sức nóng và khô hạn.
Và Almazroui, từ Đại học King Abdulaziz, cho rằng những con đập nên được tổ chức tốt hơn nhằm phù hợp với tình hình mưa hiện tại. Mô hình cùng quản lý các con sông chảy qua nhiều quốc gia cũng cần được cải thiện.
Nhưng điều đó sẽ không giúp được những người nông dân vốn sở hữu đất đai qua nhiều thế hệ và không thể chuyển đến những nơi ẩm ướt hơn, hay không thể làm gì trước việc một quốc gia láng giềng xây đập.
Raad al-Tamami, 54 tuổi, có 4 con nhỏ hiện sống ở tỉnh Diyala miền bắc Baghdad, dựa vào sông Diyal, một nhán của sông Tigris, để lấy nước. Sông Diyal đã cạn dần từ nhiều năm, buộc al-Tamami phải giảm số lượng cây ăn trái đang trồng ở 3 nông trại của mình đi một nửa.
Ông và những nông dân gần đó đang nghiên cứu một kế hoạch phân bổ nước theo định kỳ, và đôi lúc ông phải đợi đến 1 tháng mới có nước sử dụng.
Việc phụ thuộc vào nước để đảm bảo an ninh thực phẩm, mỉa mai thay, có thể đặt chúng ta trước nguy cơ không có thực phẩm - người nông dân không thể tiếp tục trồng trọt dưới những điều kiện khó khăn như vậy quá lâu được nữa.
Điều đó đã luôn lẩn quẩn trong tâm trí al-Tamami.
Nhiều nông dân, bao gồm cả tôi, đang xem xét bỏ nghề mà mình đã kế thừa từ cha, ông nội… và tìm kiếm những việc sinh lời hơn có thể đảm bảo tương lai tốt hơn cho con em chúng tôi
Tham khảo:
CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top