Trung Quốc đã làm gì để ngành xe điện nước này đi trước Mỹ và châu Âu? Tiết lộ bí mật đầy pin chỉ sau 5 phút, không phải dừng xe để chờ sạc

Kim Chi Ngọc Diệp

Editor
Thành viên BQT

Giải pháp mới từ Trung Quốc giúp giảm thời gian sạc

Hành trình gần đây của Alan Wu từ Bạng Bộ (Bengbu), miền đông Trung Quốc, đến Thượng Hải bằng chiếc xe điện (EV) đã diễn ra vô cùng suôn sẻ. Điều đáng ngạc nhiên là Wu không cần dừng xe để chờ sạc pin. Anh ghé vào một trạm đổi pin.
Thay vì đậu xe thành hàng dài ở các trạm sạc, anh lái vào một cơ sở hiện đại giống nhà để xe và bấm một nút trên bảng điều khiển. Sau khi lùi xe, một cánh tay cơ khí đưa ra để tháo pin cũ từ bên dưới gầm xe và lắp pin mới, trong khi các nhân viên giám sát đảm bảo quá trình hoạt động an toàn. Trạm đổi pin tự động này chỉ tốn 5 phút để hoàn thành quy trình.
"Tôi rất vui vì không phải chờ hàng giờ bên lề đường như nhiều chủ xe điện khác," Wu chia sẻ. Chiếc Nio ES6 của Wu là một trong số các mẫu xe từ thương hiệu này hỗ trợ tính năng đổi pin. Không phải mẫu nào cũng có khả năng này. "Nó thậm chí còn nhanh hơn đổ xăng ở 1 trạm truyền thống."
Công nghệ đổi pin rất hiếm trên thế giới vì đòi hỏi cả những mẫu xe điện đặc biệt hỗ trợ tính năng này lẫn một mạng lưới dày đặc trạm đổi pin. Tuy nhiên, nó đã tìm được chỗ đứng vững chắc tại Trung Quốc. Đến cuối năm 2023, tổng số trạm đổi pin tại đây đạt 3.567, trong số đó 2.333 được vận hành bởi Nio. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ca ngợi Trung Quốc là "quốc gia dẫn đầu về cơ sở hạ tầng đổi pin toàn cầu."

Trung Quốc đã làm gì để ngành xe điện nước này đi trước Mỹ và châu Âu? Tiết lộ bí mật đầy pin chỉ sau 5  phút, không phải dừng xe để chờ sạc
Công nghệ này ban đầu được tiên phong vào năm 2008 bởi Better Place, một công ty có trụ sở tại San Francisco hoạt động ở Israel. Mục tiêu của dự án là giảm giá thành xe EV trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hệ thống này đã không cất cánh ở Israel do vướng mắc tài chính, yêu cầu đầu tư quá cao để phát triển cơ sở hạ tầng đổi pin.
Các nhà sản xuất EV Trung Quốc đang đặt cược vào một kết quả khác. Là quê hương của gần một nửa số xe điện toàn cầu, Trung Quốc sở hữu 85% trạm sạc nhanh và 65% trạm sạc chậm trên thế giới, dẫn đầu về cơ sở hạ tầng xe điện. Dù vậy, thời lượng pin và khả năng tiếp cận trạm sạc vẫn là rào cản lớn nhất với người tiêu dùng, những người đang cân nhắc chuyển từ xe động cơ đốt trong (ICE) sang xe điện (EV), theo một khảo sát của J.D. Power.
Theo báo cáo năm 2023 của Liên minh phát triển cơ sở hạ tầng sạc xe điện Trung Quốc (EVCIPA), các chủ xe EV Trung Quốc phải xếp hàng chờ hơn 1 giờ tại trạm trong những đợt nghỉ lễ, rồi đợi thêm trung bình 50 phút nữa để sạc đầy. Vào những ngày cao điểm, hàng dài người xếp hàng ở các cao tốc. 70% các chủ xe EV được khảo sát bày tỏ sự không hài lòng với thời gian chờ đợi. Ở các khu vực nông thôn, trạm sạc rất hiếm hoặc đơn giản không thể hoạt động.

Liệu có phải tương lai?

Những người sử dụng trạm đổi pin sớm nhất tại Trung Quốc, chủ yếu là các chủ xe Nio, cho biết dịch vụ này đã cải thiện đáng kể trải nghiệm, đặc biêt khi phải di chuyển dài ngày. Hiện tại, họ chỉ cần lái đến trạm đổi pin và thay những cục pin gần hết bằng pin được sạc đầy.
Trung Quốc đã làm gì để ngành xe điện nước này đi trước Mỹ và châu Âu? Tiết lộ bí mật đầy pin chỉ sau 5  phút, không phải dừng xe để chờ sạc
Giải pháp này có thể giải quyết vấn đề lớn cho cả người tiêu dùng lẫn các đoàn xe thương mại, đồng thời là nguồn cảm hứng cho nhiều quốc gia khác, theo nhận định của Bill Russo, nhà sáng lập kiêm CEO công ty tư vấn xe điện Automobility. "Thế giới đang bước tới tương lai, còn Trung Quốc đang chạy trước," Russo phát biểu.
Wu là một trong số hàng trăm ngàn người sở hữu xe EV được sản xuất bởi Nio, một đối thủ trong nước của Tesla tại Trung Quốc. Nio hy vọng có thể vượt trội hơn đối thủ bằng việc cung cấp dịch vụ khách hàng cao cấp. Một khách hàng khác, James Zhang, một chủ xe Nio ở Thượng Hải, cho biết sự tiện lợi của trạm đổi pin là một trong những lý do chính anh chọn thương hiệu này.
Khi mua một chiếc xe Nio, khách hàng có thể chọn sở hữu pin hoặc đăng ký một dịch vụ thuê pin (BaaS) với chi phí khoảng 1.760 USD mỗi năm. Nếu không chọn sở hữu pin, giá thành có thể giảm đến 9.687 USD. Mỗi lần đổi pin tốn khoảng 80-100 nhân dân tệ (11 - 13,8 USD).
Pin bị hỏng hoặc lỗi thời cũng là một trong những lý do chính khiến các chủ EV muốn đổi xe mới. "Ngoài giảm thời gian sạc, đổi pin sẽ tránh rủi ro lãng phí do pin lỗi thời, cho phép người dùng đổi sang các mẫu pin nâng cấp hơn khi công nghệ tiên tiến," Russo chỉ ra.

Nhận định và thách thức

Trung Quốc đã làm gì để ngành xe điện nước này đi trước Mỹ và châu Âu? Tiết lộ bí mật đầy pin chỉ sau 5  phút, không phải dừng xe để chờ sạc
K. Zé Liu, nhà phân tích tại Viện Tài nguyên Thế giới, chỉ ra rằng với mô hình đổi pin, chủ xe không cần trả tiền cho những cục pin mới - bộ phận đắt đỏ nhất trong xe điện. "Điều này giảm giá thành và rất thu hút đối với các công ty vận hành đoàn xe thương mại. Họ có thể mua một lượng lớn với giá cực thấp rồi trả phí thuê pin, giảm đáng kể chi phí vận hành, " Liu cho biết.
Theo bước chân của Nio, những cái tên lớn trong ngành EV cũng đang tham gia xu hướng đổi pin. Ngày 28 tháng 1, nhà sản xuất pin CATL và tập đoàn gọi xe Didi công bố hợp tác ra mắt dự án đổi pin. Sự hợp tác này nhắm đến việc phát triển các trạm đổi pin dành cho những đoàn xe thương mại kinh doanh gọi xe.
Tuy nhiên, tương lai của trạm đổi pin phụ thuộc vào các tiêu chuẩn thống nhất toàn ngành để đảm bảo tương thích giữa những thương hiệu khác nhau. Năm 2021, cơ quan quản lý xe điện của Trung Quốc, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, đã công bố tiêu chuẩn an toàn cho trạm đổi pin. Tháng 6 năm 2023, thứ trưởng Xin Guobin tuyên bố Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu chuẩn phổ thông về kích cỡ pin, điểm kết nối, các giao thức để hỗ trợ cho sự phát triển của mô hình đổi pin.
Nio đã thành lập quan hệ đối tác đổi pin với các thương hiệu bao gồm Geely, Changan, Jianghuai Automobile (JAC) và Chery. Các công ty tuyên bố sẽ hợp tác để chuẩn hóa bộ pin xuyên suốt dải sản phẩm của họ, thiết lập những chuẩn mực quản lý pin và đưa ra nhiều biện pháp để mở rộng hệ sinh thái đổi pin EV.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư và nhà phân tích đặt câu hỏi về khả năng sinh lợi của đổi pin. Chi phí để xây dựng trạm đổi pin thế hệ hai cho Nio tối thiểu là 207.581 USD, cao hơn hầu hết các trạm sạc quy mô từ nhỏ đến vừa. Một trạm sạc nhanh chỉ tiêu tốn khoảng khoảng 13.838 USD, trong khi một điểm sạc công cộng tốc độ chậm chỉ cần khoảng 1.383 USD.

Trung Quốc đã làm gì để ngành xe điện nước này đi trước Mỹ và châu Âu? Tiết lộ bí mật đầy pin chỉ sau 5  phút, không phải dừng xe để chờ sạc
Nio vẫn chưa có lãi và báo cáo khoản lỗ lên đến 2,9 tỷ USD vào năm 2023, cộng thêm vào số thâm hụt hiện tại hơn 2 tỷ USD của công ty. Bên ngoài Trung Quốc, Nio chỉ xây dựng 30 trạm đổi pin xuyên suốt châu Âu, ở Đan Mạch, Đức, Na Uy, Hà Lan và Tây Ban Nha. Với chỉ một vài trạm tại mỗi quốc gia, dịch vụ này khó có khả năng thu hút người dùng - các nhà phân tích nhận định.

Triển vọng tại thị trường quốc tế

"Tôi không nghĩ trạm đổi pin của Nio sớm phổ biến tại châu Âu vì đây là một trong những thứ chỉ hoạt động khi đạt quy mô nhất định," Liu, nhà phân tích tại Viện Tài nguyên Thế giới, bình luận.
“Đây là vấn đề ‘con gà và quả trứng’ – hiện không có đủ xe hỗ trợ đổi pin, chưa kể các quốc gia Scandinavia như Na Uy đã có sẵn cơ sở hạ tầng sạc tốt nhất toàn cầu. Không có hỗ trợ về chính sách từ Liên minh châu Âu, Nio khó có thể thúc đẩy mô hình này nên nó thực ra lại rất ngách” - ông nói.
Trong năm 2021 và 2022, Nio chỉ bán được 200 và 1.350 xe tại Châu Âu, lần lượt. Nửa đầu 2023, họ bán được 832 xe trên toàn khu vực, đạt thị phần 0,1%. Quy mô như vậy là quá nhỏ để nhân rộng mô hình đổi pin. Quan trọng nhất vẫn là rào cản chi phí và sự đồng thuận của cả ngành, điều khó đạt được ở bên ngoài Trung Quốc.


>>> CEO XIAOMI TUYÊN BỐ THƯỞNG NÓNG XE ĐIỆN XIAOMI SU7 NẾU REDMI TURBO 3 "ĐẠT KPI"
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top