Phương Huyền
Writer
Mới đây, Trung Quốc đã có động thái đáp trả sau khi EU áp thuế chống bán phá giá lên tới 38% đối với xe điện Trung Quốc. Bắc Kinh đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với thịt lợn và rượu mạnh của châu Âu trong 6 tháng qua. Thậm chí, truyền thông nhà nước Trung Quốc còn ám chỉ các sản phẩm sữa và nhiều mặt hàng khác có thể nằm trong tầm ngắm.
Mặc dù chưa có tuyên bố chính thức nào về mối liên hệ giữa động thái này với thuế quan của EU, giới chuyên gia cho rằng đây là những mặt hàng tiềm năng mà Trung Quốc có thể nhắm đến để trả đũa.
Vụ việc là diễn biến mới nhất trong cuộc đối đầu thương mại ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và phương Tây, xoay quanh các sản phẩm năng lượng giá rẻ mà Bắc Kinh xuất khẩu, từ pin mặt trời đến xe điện.
Mặc dù giúp các nước giảm phát thải với chi phí thấp hơn, làn sóng xuất khẩu này đang đe dọa ngành sản xuất nội địa của Mỹ, Đức và nhiều quốc gia khác.
Cách Trung Quốc đáp trả EU trong thời gian tới sẽ là "thước đo" cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc chống lại làn sóng bảo hộ thương mại đang dâng cao, đồng thời ngăn cản EU và các đối tác thương mại khác đi theo con đường mà Mỹ đã mở ra.
Giới chuyên gia thương mại từ châu Âu và Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh có những tiêu chí lựa chọn mục tiêu trả đũa thuế quan khá bài bản. Theo đó, các sản phẩm nằm trong "tầm ngắm" của Bắc Kinh phải đáp ứng đồng thời các yếu tố sau:
- Có giá trị xuất khẩu sang EU: Việc nhắm mục tiêu vào những mặt hàng xuất khẩu quan trọng sẽ gây thiệt hại kinh tế cho EU, tạo áp lực buộc khối này xem xét lại các chính sách thuế quan.
- Không gây leo thang căng thẳng quá mức: Trung Quốc cũng muốn tránh những biện pháp trả đũa quá mạnh tay, có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện gây tổn hại cho cả hai bên.
- Không ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ tránh nhắm vào các sản phẩm mà Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ EU.
- Đến từ quốc gia có ảnh hưởng trong EU: Bằng cách nhắm mục tiêu vào các sản phẩm từ một quốc gia có tiếng nói trong EU, Trung Quốc hy vọng tạo áp lực lên toàn khối.
- Tạo sức ép lên chính trị nội bộ EU: Các sản phẩm lý tưởng là những mặt hàng có thể khiến một nhóm cử tri cốt lõi ở quốc gia đó vận động hành lang chống lại thuế quan, từ đó tạo ra sự chia rẽ trong nội bộ EU.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) ngày 4/7 đã áp thuế bổ sung tạm thời 38% đối với xe ô tô điện Trung Quốc nhập khẩu vì "trợ cấp nhà nước không công bằng".
Tổng hợp
Mặc dù chưa có tuyên bố chính thức nào về mối liên hệ giữa động thái này với thuế quan của EU, giới chuyên gia cho rằng đây là những mặt hàng tiềm năng mà Trung Quốc có thể nhắm đến để trả đũa.
Vụ việc là diễn biến mới nhất trong cuộc đối đầu thương mại ngày càng leo thang giữa Trung Quốc và phương Tây, xoay quanh các sản phẩm năng lượng giá rẻ mà Bắc Kinh xuất khẩu, từ pin mặt trời đến xe điện.
Mặc dù giúp các nước giảm phát thải với chi phí thấp hơn, làn sóng xuất khẩu này đang đe dọa ngành sản xuất nội địa của Mỹ, Đức và nhiều quốc gia khác.
Cách Trung Quốc đáp trả EU trong thời gian tới sẽ là "thước đo" cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc chống lại làn sóng bảo hộ thương mại đang dâng cao, đồng thời ngăn cản EU và các đối tác thương mại khác đi theo con đường mà Mỹ đã mở ra.
Giới chuyên gia thương mại từ châu Âu và Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh có những tiêu chí lựa chọn mục tiêu trả đũa thuế quan khá bài bản. Theo đó, các sản phẩm nằm trong "tầm ngắm" của Bắc Kinh phải đáp ứng đồng thời các yếu tố sau:
- Có giá trị xuất khẩu sang EU: Việc nhắm mục tiêu vào những mặt hàng xuất khẩu quan trọng sẽ gây thiệt hại kinh tế cho EU, tạo áp lực buộc khối này xem xét lại các chính sách thuế quan.
- Không gây leo thang căng thẳng quá mức: Trung Quốc cũng muốn tránh những biện pháp trả đũa quá mạnh tay, có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện gây tổn hại cho cả hai bên.
- Không ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ tránh nhắm vào các sản phẩm mà Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ EU.
- Đến từ quốc gia có ảnh hưởng trong EU: Bằng cách nhắm mục tiêu vào các sản phẩm từ một quốc gia có tiếng nói trong EU, Trung Quốc hy vọng tạo áp lực lên toàn khối.
- Tạo sức ép lên chính trị nội bộ EU: Các sản phẩm lý tưởng là những mặt hàng có thể khiến một nhóm cử tri cốt lõi ở quốc gia đó vận động hành lang chống lại thuế quan, từ đó tạo ra sự chia rẽ trong nội bộ EU.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) ngày 4/7 đã áp thuế bổ sung tạm thời 38% đối với xe ô tô điện Trung Quốc nhập khẩu vì "trợ cấp nhà nước không công bằng".
Tổng hợp