Thế Việt
Writer
Trong khi công nghệ mới của Mỹ mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm, Trung Quốc đã lập tức tung ra cho công chúng sử dụng chỉ trong thời gian ngắn.
Tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới vừa diễn ra ở Thượng Hải, nhà sáng lập công ty khởi nghiệp Qu Dongqi đã trình chiếu một video gây chú ý. Video này hiển thị bức ảnh cũ về một người phụ nữ với hai đứa trẻ chập chững biết đi. Sau đó, bức ảnh trở nên sống động khi người phụ nữ bế hai đứa trẻ mới biết đi lên trên tay và chúng cười phá lên vì thích thú.
Video được tạo ra bằng công nghệ AI từ công ty internet Trung Quốc Kuaishou. Công nghệ này khiến người ta gợi nhớ đến trình tạo video có tên là Sora mà OpenAI của Mỹ công bố cách đây không lâu. Nhưng không giống Sora, công nghệ đến từ Trung Quốc đã có sẵn cho người dùng sử dụng.
"Những người bạn Mỹ của tôi vẫn chưa thể sử dụng Sora", ông Qu nói. "Nhưng chúng tôi đã có những giải pháp tốt hơn ở đây".
Trong khi Mỹ có khởi đầu thuận lợi trong phát triển AI, Trung Quốc đang bắt kịp nhanh chóng. Trong những tuần gần đây, một số công ty Trung Quốc đã công bố các công nghệ AI cạnh tranh với các hệ thống hàng đầu của Mỹ.
Điều đặc biệt là chúng đã nằm trong tay người tiêu dùng, doanh nghiệp và các nhà phát triển phần mềm độc lập trên toàn cầu thay vì còn đang phát triển thêm.
Trong khi nhiều công ty Mỹ lo ngại công nghệ AI có thể đẩy nhanh sự lan truyền thông tin sai lệch hoặc gây ra những tác hại nghiêm trọng, các công ty Trung Quốc sẵn sàng hơn trong việc phát hành công nghệ cho người tiêu dùng hoặc thậm chí chia sẻ mã nguồn mở.
Khi OpenAI khởi động sự bùng nổ AI vào cuối năm 2022 với việc phát hành chatbot trực tuyến ChatGPT, Trung Quốc đã phải vật lộn trong việc cạnh tranh với các công nghệ mới nổi từ các công ty Mỹ như OpenAI và Google. Nhưng sự tiến bộ của Trung Quốc hiện đang tăng tốc.
Kuaishou đã phát hành trình tạo video của mình, Kling, tại Trung Quốc hơn một tháng trước và cho người dùng trên toàn thế giới vào giữa tuần qua. Ngay trước khi Kling ra mắt, 01.AI , một công ty khởi nghiệp do Kai-Fu Lee đồng sáng lập đã phát hành công nghệ chatbot đạt điểm gần bằng các công nghệ hàng đầu của Mỹ trong các bài kiểm tra chuẩn chung đánh giá hiệu suất các chatbot trên thế giới.
Công nghệ mới từ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba cũng đã nhảy vọt lên vị trí đầu bảng xếp hạng các hệ thống AI nguồn mở.
"Chúng tôi đã bác bỏ quan niệm phổ biến rằng Trung Quốc không có tài năng hoặc công nghệ để cạnh tranh với Mỹ", ông Lee cho biết. "Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm".
Trong các cuộc phỏng vấn, hàng chục nhà công nghệ và nhà nghiên cứu tại các công ty công nghệ Trung Quốc đều đồng tình rằng công nghệ nguồn mở là lý do chính khiến sự phát triển AI của Trung Quốc tiến triển nhanh chóng như vậy. Họ coi AI nguồn mở là cơ hội để đất nước này dẫn đầu.
"Các công ty Trung Quốc giỏi sao chép và cải thiện những gì Mỹ đã có," Yiran Chen, giáo sư kỹ thuật điện và máy tính tại Đại học Duke, cho biết. "Họ không giỏi phát minh ra thứ gì đó hoàn toàn mới có thể vượt qua Mỹ trong năm đến 10 năm nữa".
Nhiều người trong ngành công nghệ Trung Quốc tin rằng công nghệ nguồn mở có thể giúp họ phát triển bất chấp những hạn chế đó. Và nếu Mỹ kìm hãm tiến độ của các dự án nguồn mở trong nước, Trung Quốc có thể giành được lợi thế đáng kể.
Giống như ở các quốc gia khác, ở Trung Quốc có một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu những tiến bộ công nghệ mới nhất nên được chia sẻ cho mọi người hay giữ bí mật chặt chẽ.
Một số người, như Robin Li, giám đốc điều hành Baidu, một trong số ít công ty ở Trung Quốc xây dựng công nghệ AI của riêng mình hoàn toàn từ đầu, cho rằng công nghệ này có lợi nhuận cao nhất và an toàn nhất khi nằm trong tay một số ít cá nhân.
Hệ thống AI đòi hỏi nguồn lực khổng lồ: nhân tài, dữ liệu và sức mạnh tính toán. Bắc Kinh đã nêu rõ rằng những lợi ích thu được từ các khoản đầu tư như vậy phải được chia sẻ. Chính phủ Trung Quốc đã đổ tiền vào các dự án AI và trợ cấp các nguồn lực như trung tâm tính toán.
Bằng cách cung cấp miễn phí các công nghệ AI tiên tiến nhất, các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đang chứng minh thiện chí đóng góp vào sự tiến bộ công nghệ chung của đất nước khi Bắc Kinh xác định rằng sức mạnh và lợi nhuận của ngành công nghệ nên được hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp.
Mối lo ngại lớn nhất ở Trung Quốc là đất nước này phải vật lộn để tích lũy các chip máy tính cần thiết để xây dựng các công nghệ ngày càng mạnh mẽ. Nhưng điều đó không ngăn cản các công ty Trung Quốc xây dựng các công nghệ mới có thể cạnh tranh với các hệ thống của Mỹ.
Vào cuối năm ngoái, công ty 01.AI của Tiến sĩ Lee đã bị chế giễu trên mạng xã hội khi có người phát hiện ra công ty xây dựng hệ thống AI bằng công nghệ nguồn mở ban đầu do Meta, chủ sở hữu của Facebook và Instagram xây dựng. Một số người coi đó là biểu tượng cho sự phụ thuộc của Trung Quốc vào tinh hoa của người Mỹ.
Sáu tháng sau, 01.AI đã công bố phiên bản công nghệ mới của riêng mình. Hiện tại, công nghệ này đang đứng gần đầu bảng xếp hạng các công nghệ tốt nhất thế giới. Cùng thời điểm đó, một nhóm từ Đại học Stanford ở California cho ra mắt Llama 3-V, tuyên bố sản phẩm của mình vượt trội hơn các mô hình hàng đầu khác.
Một nhà nghiên cứu Trung Quốc đã sớm nhận thấy mô hình này dựa trên một hệ thống nguồn mở được xây dựng tại Trung Quốc. Điều này trái ngược với tranh cãi xung quanh 01.AI vào năm ngoái: Thay vì các nhà phát triển Trung Quốc xây dựng dựa trên công nghệ Mỹ, họ đã bắt đầu xây dựng dựa trên công nghệ trong nước.
"Nếu xu hướng tiếp tục, đây sẽ ngày càng trở thành thách thức lớn hơn đối với Mỹ", Clément Delangue, giám đốc điều hành của Hugging Face, một công ty sở hữu nhiều dự án AI nguồn mở trên thế giới, nhận định.
Mỹ vừa có, Trung Quốc có ngay
Tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới vừa diễn ra ở Thượng Hải, nhà sáng lập công ty khởi nghiệp Qu Dongqi đã trình chiếu một video gây chú ý. Video này hiển thị bức ảnh cũ về một người phụ nữ với hai đứa trẻ chập chững biết đi. Sau đó, bức ảnh trở nên sống động khi người phụ nữ bế hai đứa trẻ mới biết đi lên trên tay và chúng cười phá lên vì thích thú.
Video được tạo ra bằng công nghệ AI từ công ty internet Trung Quốc Kuaishou. Công nghệ này khiến người ta gợi nhớ đến trình tạo video có tên là Sora mà OpenAI của Mỹ công bố cách đây không lâu. Nhưng không giống Sora, công nghệ đến từ Trung Quốc đã có sẵn cho người dùng sử dụng.
"Những người bạn Mỹ của tôi vẫn chưa thể sử dụng Sora", ông Qu nói. "Nhưng chúng tôi đã có những giải pháp tốt hơn ở đây".
Trong khi Mỹ có khởi đầu thuận lợi trong phát triển AI, Trung Quốc đang bắt kịp nhanh chóng. Trong những tuần gần đây, một số công ty Trung Quốc đã công bố các công nghệ AI cạnh tranh với các hệ thống hàng đầu của Mỹ.
Điều đặc biệt là chúng đã nằm trong tay người tiêu dùng, doanh nghiệp và các nhà phát triển phần mềm độc lập trên toàn cầu thay vì còn đang phát triển thêm.
Trong khi nhiều công ty Mỹ lo ngại công nghệ AI có thể đẩy nhanh sự lan truyền thông tin sai lệch hoặc gây ra những tác hại nghiêm trọng, các công ty Trung Quốc sẵn sàng hơn trong việc phát hành công nghệ cho người tiêu dùng hoặc thậm chí chia sẻ mã nguồn mở.
Khi OpenAI khởi động sự bùng nổ AI vào cuối năm 2022 với việc phát hành chatbot trực tuyến ChatGPT, Trung Quốc đã phải vật lộn trong việc cạnh tranh với các công nghệ mới nổi từ các công ty Mỹ như OpenAI và Google. Nhưng sự tiến bộ của Trung Quốc hiện đang tăng tốc.
Kuaishou đã phát hành trình tạo video của mình, Kling, tại Trung Quốc hơn một tháng trước và cho người dùng trên toàn thế giới vào giữa tuần qua. Ngay trước khi Kling ra mắt, 01.AI , một công ty khởi nghiệp do Kai-Fu Lee đồng sáng lập đã phát hành công nghệ chatbot đạt điểm gần bằng các công nghệ hàng đầu của Mỹ trong các bài kiểm tra chuẩn chung đánh giá hiệu suất các chatbot trên thế giới.
Công nghệ mới từ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba cũng đã nhảy vọt lên vị trí đầu bảng xếp hạng các hệ thống AI nguồn mở.
"Chúng tôi đã bác bỏ quan niệm phổ biến rằng Trung Quốc không có tài năng hoặc công nghệ để cạnh tranh với Mỹ", ông Lee cho biết. "Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm".
Trong các cuộc phỏng vấn, hàng chục nhà công nghệ và nhà nghiên cứu tại các công ty công nghệ Trung Quốc đều đồng tình rằng công nghệ nguồn mở là lý do chính khiến sự phát triển AI của Trung Quốc tiến triển nhanh chóng như vậy. Họ coi AI nguồn mở là cơ hội để đất nước này dẫn đầu.
Sao chép đã giỏi, cải tiến còn giỏi hơn
"Các công ty Trung Quốc giỏi sao chép và cải thiện những gì Mỹ đã có," Yiran Chen, giáo sư kỹ thuật điện và máy tính tại Đại học Duke, cho biết. "Họ không giỏi phát minh ra thứ gì đó hoàn toàn mới có thể vượt qua Mỹ trong năm đến 10 năm nữa".
Nhiều người trong ngành công nghệ Trung Quốc tin rằng công nghệ nguồn mở có thể giúp họ phát triển bất chấp những hạn chế đó. Và nếu Mỹ kìm hãm tiến độ của các dự án nguồn mở trong nước, Trung Quốc có thể giành được lợi thế đáng kể.
Giống như ở các quốc gia khác, ở Trung Quốc có một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu những tiến bộ công nghệ mới nhất nên được chia sẻ cho mọi người hay giữ bí mật chặt chẽ.
Một số người, như Robin Li, giám đốc điều hành Baidu, một trong số ít công ty ở Trung Quốc xây dựng công nghệ AI của riêng mình hoàn toàn từ đầu, cho rằng công nghệ này có lợi nhuận cao nhất và an toàn nhất khi nằm trong tay một số ít cá nhân.
Hệ thống AI đòi hỏi nguồn lực khổng lồ: nhân tài, dữ liệu và sức mạnh tính toán. Bắc Kinh đã nêu rõ rằng những lợi ích thu được từ các khoản đầu tư như vậy phải được chia sẻ. Chính phủ Trung Quốc đã đổ tiền vào các dự án AI và trợ cấp các nguồn lực như trung tâm tính toán.
Bằng cách cung cấp miễn phí các công nghệ AI tiên tiến nhất, các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đang chứng minh thiện chí đóng góp vào sự tiến bộ công nghệ chung của đất nước khi Bắc Kinh xác định rằng sức mạnh và lợi nhuận của ngành công nghệ nên được hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp.
Mối lo ngại lớn nhất ở Trung Quốc là đất nước này phải vật lộn để tích lũy các chip máy tính cần thiết để xây dựng các công nghệ ngày càng mạnh mẽ. Nhưng điều đó không ngăn cản các công ty Trung Quốc xây dựng các công nghệ mới có thể cạnh tranh với các hệ thống của Mỹ.
Vào cuối năm ngoái, công ty 01.AI của Tiến sĩ Lee đã bị chế giễu trên mạng xã hội khi có người phát hiện ra công ty xây dựng hệ thống AI bằng công nghệ nguồn mở ban đầu do Meta, chủ sở hữu của Facebook và Instagram xây dựng. Một số người coi đó là biểu tượng cho sự phụ thuộc của Trung Quốc vào tinh hoa của người Mỹ.
Sáu tháng sau, 01.AI đã công bố phiên bản công nghệ mới của riêng mình. Hiện tại, công nghệ này đang đứng gần đầu bảng xếp hạng các công nghệ tốt nhất thế giới. Cùng thời điểm đó, một nhóm từ Đại học Stanford ở California cho ra mắt Llama 3-V, tuyên bố sản phẩm của mình vượt trội hơn các mô hình hàng đầu khác.
Một nhà nghiên cứu Trung Quốc đã sớm nhận thấy mô hình này dựa trên một hệ thống nguồn mở được xây dựng tại Trung Quốc. Điều này trái ngược với tranh cãi xung quanh 01.AI vào năm ngoái: Thay vì các nhà phát triển Trung Quốc xây dựng dựa trên công nghệ Mỹ, họ đã bắt đầu xây dựng dựa trên công nghệ trong nước.
"Nếu xu hướng tiếp tục, đây sẽ ngày càng trở thành thách thức lớn hơn đối với Mỹ", Clément Delangue, giám đốc điều hành của Hugging Face, một công ty sở hữu nhiều dự án AI nguồn mở trên thế giới, nhận định.