dangkhoabg1997
Pearl
Tại một nhà máy ở phía bắc Trung Quốc, các công nhân đang bận rộn thử nghiệm loại phương tiện tự động được thiết kế để vận chuyển những vật dụng cồng kềnh xung quanh nhà xưởng. Đây là một trong những robot thế hệ mới nhằm nâng cao giá trị của chuỗi sản xuất quốc gia.
Nhà sản xuất robot có trụ sở tại Thiên Tân đã được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ giảm thuế và các khoản vay để chế tạo các sản phẩm nhằm hiện đại hóa khu vực nhà máy rộng lớn nước này, đồng thời nâng cao chuyên môn công nghệ nội địa.
Tổng giám đốc công ty Tianjin Langyu Robot Ren Zhiyong cho biết: “Chính phủ đang dành sự quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực sản xuất và phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp như chúng tôi đây có thể cảm nhận được điều này’’.
Trung Quốc đang đẩy mạnh các nỗ lực về nghiên cứu và phát triển (R&D) đối với các nhà sản xuất công nghệ cao như Langyu. Mục tiêu của họ là muốn thúc đẩy chuỗi cung ứng tự cấp và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu. Đồng thời, Trung Quốc cũng muốn củng cố vị thế thống trị của mình với tư cách là công xưởng toàn cầu, ngay cả khi các bộ phần khác của nền kinh tế nước này suy giảm.
Việc Bắc Kinh chú trọng vào vấn đề sản xuất tiên tiến, thay vì lĩnh vực dịch vụ, để đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vượt qua "bẫy thu nhập trung bình", nơi các quốc gia bị mất năng suất và trì trệ trong sản lượng kinh tế giá trị thấp.
“Áp lực là động lực, không có áp lực thì rất khó để các công ty phát triển”, Ren chia sẻ. Ông dự kiến doanh thu công ty sẽ tăng hơn gấp đôi lên 100 triệu nhân dân tệ (tương đương 15,52 triệu đô la Mỹ) trong năm nay kể từ năm 2020, do nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm công nghệ cao như xe dẫn đường tự động của Langyu.
Trong tương lai, thành phố Thiên Tân có kế hoạch đầu tư 2 nghìn tỷ nhân dân tệ từ năm 2021 đến năm 2025, với 60% dành cho các ngành chiến lược mới nổi, Reuters dẫn tin từ Yin Jihui, người đứng đầu Cục Công nghệ Thông tin và Công nghiệp Thiên Tân.
Ông Yin cho biết vào năm 2025, các khoản đầu tư bao gồm khoản chi từ doanh nghiệp và chính phủ, sẽ giúp thúc đẩy ngành sản xuất chiếm 25% nền kinh tế từ mức 21,8% (2020).
Tỷ trọng của các ngành công nghiệp chiến lược trong sản lượng nhà máy của Thiên Tân cũng sẽ tăng lên từ 26,1% vào năm ngoái lên 40%. “Sẽ rất khó khăn và thách thức để đạt được những mục tiêu này vì chúng ta cần đảm bảo sự phát triển kinh tế ổn định trong khi thực hiện chuyển đổi từ động cơ cũ sang động cơ mới”, Yin cho biết.
Đại dịch Covid-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã gây tác động khiến các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh lại cách thức nhìn nhận về các xí nghiệp, nhà máy: Đó là không còn những di chứng tồi tệ của một nền kinh tế cũ, mà thay vào đó tích lũy được nhiều chiến lược phát triển có giá trị.
Trong thời gian diễn ra đại dịch, các nhà máy của Trung Quốc đã sản xuất mọi thứ, từ khẩu trang, quạt thông gió đến thiết bị điện tử gia dụng, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế từ mức sụt giảm kỷ lục vào đầu năm 2020.
Ngoài ra, cuộc chiến thương mại với Mỹ và các biện pháp hạn chế công nghệ của Washington cho thấy Trung Quốc thiếu bí quyết công nghệ cao, làm chậm tốc độ đổi mới của Bắc Kinh.
“Áp lực từ bên ngoài gia tăng kể từ khi bắt đầu chiến tranh thương mại đã khiến các nhà hoạch định chính sách quyết tâm hơn trong việc phát triển ngành sản xuất trung và cao cấp của Trung Quốc. Sức ép càng cao, họ càng chú trọng vào vấn đề sản xuất. Điều đó sẽ giúp hỗ trợ những chính sách thực tế”, Qu Hongbin, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại HSBC, phân tích.
Công ty sản xuất vắc xin cho động vật Ringpu Biotech có trụ sở tại Thiên Tân, đã phải đối mặt vấn đề thiếu hụt thiết bị và vật liệu do nhập khẩu chậm trễ. Chúng được được sử dụng cho nghiên cứu và phát triển, cũng như đáp ứng quy chuẩn kiểm soát chất lượng của Mỹ.
Phó chủ tịch Ringpu Fu Xubin cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện một số biện pháp, bao gồm tăng nguồn lực R&D của chính mình và hợp tác với các công ty, các trường đại học khác. Chúng tôi sẽ tìm cách tăng cường tìm kiếm sản phẩm thay thế trong những lĩnh vực mà chúng tôi gặp khó khăn”.
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, tỷ trọng của ngành sản xuất trong GDP của Trung Quốc đã giảm từ 32,5% vào năm 2006 xuống 26,2% vào năm 2020, trong khi ngành dịch vụ đã nâng mức đóng góp trong GDP từ 41,8% lên 54,5%. Các cơ quan Trung Quốc lo ngại sự thay đổi quá nhanh đối với dịch vụ, vốn sử dụng nhiều nguồn lực hơn nhưng năng suất thấp hơn sản xuất có thể làm suy yếu tốc độ tăng trưởng dài hạn, như đã từng xảy ra ở một số nền kinh tế Mỹ Latinh.
Các cố vấn chính phủ cho biết Bắc Kinh không muốn GDP ngành sản xuất giảm xuống dưới 25%, tương đương với tình hình kinh tế của Hàn Quốc.
Một cố vấn chính phủ giấu tên cho biết, “Các chính phủ ở cấp trung ương và địa phương đang tăng cường hỗ trợ cho nhà sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao, nhưng việc nâng tầm ngành công nghiệp chắc chắn sẽ không hề dễ dàng”.
Từ năm 2021 đến năm 2025, Trung Quốc đặt mục tiêu về việc tăng chi tiêu cho R&D khoảng 7% hàng năm, tập trung vào các công nghệ then chốt như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và chất bán dẫn.
Kế hoạch thay thế xa hơn cho sáng kiến “Made in China 2025” từ năm 2015, kế hoạch này nhắm vào 9 ngành công nghiệp mới nổi: công nghệ thông tin thế hệ mới, công nghệ sinh học, năng lượng mới, vật liệu mới, thiết bị cao cấp, xe năng lượng mới, bảo vệ môi trường, hàng không vũ trụ và thiết bị hàng hải.
Ngân hàng trung ương đã chi nhiều ngân sách hơn vào lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là cho các công ty công nghệ cao, với chi phí là lĩnh vực bất động sản, vốn phải đối mặt với những hạn chế về đầu tư đầu cơ.
Trong năm nay, hãng chế tạo robot Langyu có kế hoạch chi khoảng 20 triệu nhân dân tệ cho R&D, tương đương 20% doanh thu dự kiến năm 2021 nhờ việc giảm thuế nhiều hơn cho R&D.
Tương tự, Ringpu cũng lên kế hoạch chuyển 8-12% doanh thu của mình vào R&D và sẽ chi 1,3 tỷ nhân dân tệ từ năm 2020 đến năm 2023 để nâng cấp tự động hóa và sản xuất. “Đối với Trung Quốc, để đạt được sự tự chủ về công nghệ trong một số lĩnh vực là vấn đề sống còn”, Tu Xinquan, người đứng đầu Viện Nghiên cứu WTO Trung Quốc tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế cho biết.
Nguồn: SCMP
Nhà sản xuất robot có trụ sở tại Thiên Tân đã được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ giảm thuế và các khoản vay để chế tạo các sản phẩm nhằm hiện đại hóa khu vực nhà máy rộng lớn nước này, đồng thời nâng cao chuyên môn công nghệ nội địa.
Trung Quốc đang đẩy mạnh các nỗ lực về nghiên cứu và phát triển (R&D) đối với các nhà sản xuất công nghệ cao như Langyu. Mục tiêu của họ là muốn thúc đẩy chuỗi cung ứng tự cấp và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu. Đồng thời, Trung Quốc cũng muốn củng cố vị thế thống trị của mình với tư cách là công xưởng toàn cầu, ngay cả khi các bộ phần khác của nền kinh tế nước này suy giảm.
Việc Bắc Kinh chú trọng vào vấn đề sản xuất tiên tiến, thay vì lĩnh vực dịch vụ, để đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vượt qua "bẫy thu nhập trung bình", nơi các quốc gia bị mất năng suất và trì trệ trong sản lượng kinh tế giá trị thấp.
“Áp lực là động lực, không có áp lực thì rất khó để các công ty phát triển”, Ren chia sẻ. Ông dự kiến doanh thu công ty sẽ tăng hơn gấp đôi lên 100 triệu nhân dân tệ (tương đương 15,52 triệu đô la Mỹ) trong năm nay kể từ năm 2020, do nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm công nghệ cao như xe dẫn đường tự động của Langyu.
Trong tương lai, thành phố Thiên Tân có kế hoạch đầu tư 2 nghìn tỷ nhân dân tệ từ năm 2021 đến năm 2025, với 60% dành cho các ngành chiến lược mới nổi, Reuters dẫn tin từ Yin Jihui, người đứng đầu Cục Công nghệ Thông tin và Công nghiệp Thiên Tân.
Ông Yin cho biết vào năm 2025, các khoản đầu tư bao gồm khoản chi từ doanh nghiệp và chính phủ, sẽ giúp thúc đẩy ngành sản xuất chiếm 25% nền kinh tế từ mức 21,8% (2020).
Tỷ trọng của các ngành công nghiệp chiến lược trong sản lượng nhà máy của Thiên Tân cũng sẽ tăng lên từ 26,1% vào năm ngoái lên 40%. “Sẽ rất khó khăn và thách thức để đạt được những mục tiêu này vì chúng ta cần đảm bảo sự phát triển kinh tế ổn định trong khi thực hiện chuyển đổi từ động cơ cũ sang động cơ mới”, Yin cho biết.
Những rủi ro Trung Quốc có thể phải đối mặt
Vào tháng 3, Trung Quốc đã thông qua kế hoạch phát triển 5 năm, cam kết giữ tỷ trọng ngành sản xuất trong GDP "về cơ bản ổn định", trái ngược với kế hoạch 5 năm trước đó (2016-2020) là tập trung đẩy mạnh dịch vụ để tạo công ăn việc làm.Đại dịch Covid-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã gây tác động khiến các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh lại cách thức nhìn nhận về các xí nghiệp, nhà máy: Đó là không còn những di chứng tồi tệ của một nền kinh tế cũ, mà thay vào đó tích lũy được nhiều chiến lược phát triển có giá trị.
Trong thời gian diễn ra đại dịch, các nhà máy của Trung Quốc đã sản xuất mọi thứ, từ khẩu trang, quạt thông gió đến thiết bị điện tử gia dụng, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế từ mức sụt giảm kỷ lục vào đầu năm 2020.
“Áp lực từ bên ngoài gia tăng kể từ khi bắt đầu chiến tranh thương mại đã khiến các nhà hoạch định chính sách quyết tâm hơn trong việc phát triển ngành sản xuất trung và cao cấp của Trung Quốc. Sức ép càng cao, họ càng chú trọng vào vấn đề sản xuất. Điều đó sẽ giúp hỗ trợ những chính sách thực tế”, Qu Hongbin, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại HSBC, phân tích.
Công ty sản xuất vắc xin cho động vật Ringpu Biotech có trụ sở tại Thiên Tân, đã phải đối mặt vấn đề thiếu hụt thiết bị và vật liệu do nhập khẩu chậm trễ. Chúng được được sử dụng cho nghiên cứu và phát triển, cũng như đáp ứng quy chuẩn kiểm soát chất lượng của Mỹ.
Phó chủ tịch Ringpu Fu Xubin cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện một số biện pháp, bao gồm tăng nguồn lực R&D của chính mình và hợp tác với các công ty, các trường đại học khác. Chúng tôi sẽ tìm cách tăng cường tìm kiếm sản phẩm thay thế trong những lĩnh vực mà chúng tôi gặp khó khăn”.
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, tỷ trọng của ngành sản xuất trong GDP của Trung Quốc đã giảm từ 32,5% vào năm 2006 xuống 26,2% vào năm 2020, trong khi ngành dịch vụ đã nâng mức đóng góp trong GDP từ 41,8% lên 54,5%. Các cơ quan Trung Quốc lo ngại sự thay đổi quá nhanh đối với dịch vụ, vốn sử dụng nhiều nguồn lực hơn nhưng năng suất thấp hơn sản xuất có thể làm suy yếu tốc độ tăng trưởng dài hạn, như đã từng xảy ra ở một số nền kinh tế Mỹ Latinh.
Các cố vấn chính phủ cho biết Bắc Kinh không muốn GDP ngành sản xuất giảm xuống dưới 25%, tương đương với tình hình kinh tế của Hàn Quốc.
Một cố vấn chính phủ giấu tên cho biết, “Các chính phủ ở cấp trung ương và địa phương đang tăng cường hỗ trợ cho nhà sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao, nhưng việc nâng tầm ngành công nghiệp chắc chắn sẽ không hề dễ dàng”.
Từ năm 2021 đến năm 2025, Trung Quốc đặt mục tiêu về việc tăng chi tiêu cho R&D khoảng 7% hàng năm, tập trung vào các công nghệ then chốt như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và chất bán dẫn.
Kế hoạch thay thế xa hơn cho sáng kiến “Made in China 2025” từ năm 2015, kế hoạch này nhắm vào 9 ngành công nghiệp mới nổi: công nghệ thông tin thế hệ mới, công nghệ sinh học, năng lượng mới, vật liệu mới, thiết bị cao cấp, xe năng lượng mới, bảo vệ môi trường, hàng không vũ trụ và thiết bị hàng hải.
Ngân hàng trung ương đã chi nhiều ngân sách hơn vào lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là cho các công ty công nghệ cao, với chi phí là lĩnh vực bất động sản, vốn phải đối mặt với những hạn chế về đầu tư đầu cơ.
Trong năm nay, hãng chế tạo robot Langyu có kế hoạch chi khoảng 20 triệu nhân dân tệ cho R&D, tương đương 20% doanh thu dự kiến năm 2021 nhờ việc giảm thuế nhiều hơn cho R&D.
Tương tự, Ringpu cũng lên kế hoạch chuyển 8-12% doanh thu của mình vào R&D và sẽ chi 1,3 tỷ nhân dân tệ từ năm 2020 đến năm 2023 để nâng cấp tự động hóa và sản xuất. “Đối với Trung Quốc, để đạt được sự tự chủ về công nghệ trong một số lĩnh vực là vấn đề sống còn”, Tu Xinquan, người đứng đầu Viện Nghiên cứu WTO Trung Quốc tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế cho biết.
Nguồn: SCMP