cpsmartyboy
Pearl
Đại dịch Covid-19 khiến hạn chế việc di chuyển và tình trạng thiếu lao động có thể ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng công nghệ quan trọng trên thế giới.
Trung Quốc và Việt Nam đang kêu gọi hàng triệu công nhân cân nhắc chuyện về quê đón Tết Nguyên Đán vì lo ngại việc di chuyển ồ ạt như vậy có thể làm bùng phát thêm các đợt dịch mới, khiến các nhà máy sản xuất ở hai quốc gia này gặp trở ngại.
Tết Nguyên Đán được coi như là mùa di cư hàng năm lớn nhất ở một số quốc gia vẫn duy trì đón tết theo lịch âm. Trong những năm chưa có đại dịch Covid-19, ước tính công nhân Trung Quốc đã thực hiện hơn 1 tỷ các chuyến đi. Ở Việt Nam, hoạt động di chuyển về quê ăn Tết cũng nhộn nhịp và sôi động không kém.
Sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 và sự xuất hiện của biến thể omicron có khả năng truyền nhiễm nhanh đã khiến chính phủ và các công ty ở Trung Quốc và Việt Nam buộc người lao động phải ở lại nghỉ lễ kéo dài từ ngày 31/1 đến ngày 6/2, mặc dù thời điểm về quê ăn Tết có thể sớm hoặc muộn hơn.
Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt, trong đó có một biện pháp cực đoan là đe dọa cách ly và giam giữ những người trở về nhà. Chính quyền địa phương cũng áp dụng các yêu cầu như cách ly 14 ngày, tự cách ly 7 ngày và thực hiện các xét nghiệm PCR. Bắc Kinh thậm chí còn cấm các du khách đến từ các tỉnh vào thủ đô.
Các biện pháp cứng rắn như vậy là điều dễ hiểu để tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt với các nhà máy sản xuất linh kiện cho các công ty công nghệ lớn như Apple hay Samsung hoặc các thương hiệu thời trang như Adidas, Gap. Các công ty này luôn mong muốn giữ cho các nhà máy quy mô lớn của họ không có ca nhiễm Covid-19 và tránh làm gián đoạn sản xuất vì các công nhân phải di chuyển về quê ăn Tết.
Rủi ro càng lớn hơn nếu để xảy ra tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu chip, linh kiện và thúc đẩy lạm phát, cản trở sự phục hồi của nền kinh tế.
Tại Việt Nam, chính quyền nhiều địa phương đặt nhà máy của các công ty lớn như Samsung hay Intel đều mong muốn người lao động tránh xa các đợt nghỉ lễ cao điểm.
Mặc dù vậy những nỗ lực nhằm khuyến khích công nhân hạn chế đi lại và về quê ăn Tết đã vấp phải nhiều tranh cãi. Đã có không ít các cuộc đình công gần đây liên quan đến vấn đề tiền thưởng và càng làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng hóa.
Một quản lý làm cho nhà cung cấp linh kiện Lenovo ở thành phố Đông Quan, Trung Quốc chia sẻ: “Chúng tôi đang phát phong bì đỏ (kèm tiền mặt) cho công nhân ở lại nhà máy suốt những ngày nghỉ lễ. Nhưng dựa trên những gì chúng tôi đã khảo sát, chúng tôi có thể mất tới hơn 50% công nhân vào cuối tháng này. Bên cạnh các biện pháp ngăn chặn Covid-19 nghiêm ngặt, chúng tôi sẽ phải đau đầu để làm sao tuyển đủ lao động sau kỳ nghỉ lễ”.
Một giám đốc điều hành công ty lắp ráp iPhone với một tổ hợp hàng chục ngàn công nhân chia sẻ với Nikkei, lực lượng lao động hạn chế là điều không thể tránh khỏi sau kỳ nghỉ lễ. Ông này chia sẻ: “Chúng tôi có thể giữ lại và tuyển dụng bao nhiêu người trong thời gian này phụ thuộc vào chính sách kiểm dịch và đi lại của chính quyền các địa phương. Chúng tôi không thể làm được gì nhiều cả”.
Vị giám đốc này cũng cho biết, chính quyền địa phương đã có các biện pháp hiệu quả trong hướng dẫn nhà cung cấp thực hiện các xét nghiệm PCR định kỳ, thiết lập các biện pháp phòng chống Covid-19 để bảo vệ các tổ hợp sản xuất khỏi nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.
Các công ty ở Việt Nam hiện cũng phải đối mặt với thách thức khi hoạt động trở lại sau khi đóng cửa vào mùa hè năm ngoái.
Hãng sản xuất du thuyền Corsair Marine đang cố gắng bù đắp khoảng thời gian đã mất bằng cách cho một nửa số nhân viên 400 người của họ làm việc một tuần trong thời gian nghỉ, thường kéo dài hai tuần.
Tổng giám đốc Mike Rees chia sẻ với Nikkei trong một cuộc gọi điện video: "Mọi người đang làm thêm giờ để cố gắng bắt kịp tiến độ".
Các dự báo về số lượng công nhân Việt Nam sẽ ở lại trong dịp Tết giữa các công ty cũng rất khác nhau, từ 30% tại một công ty sản xuất đồ nội thất đến 90% tại một công ty sản xuất tấm pin mặt trời.
Nhưng số lượng công nhân tại các nhà máy vẫn tiếp tục giảm. Hơn 2 triệu người Việt Nam đã tham gia các cuộc di cư từ thành thị về nông thôn trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch và các đợt giãn cách, phong tỏa lớn. Điều này khiến các nhà máy phải không ngừng tuyển dụng và tranh giành nguồn lao động.
Ở cả hai quốc gia, yếu tố chính quyết định ai sẽ về nhà là “tiền”. Ở Việt Nam, mức thưởng Tết thấp hơn có thể khiến người lao động ở lại các thành phố vì họ không đủ khả năng chi trả cho chi phí đi lại và quà tặng. Ví dụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các khoản thưởng đều không đổi hoặc giảm so với năm 2021, trong khi tiền thưởng Tết Tây cũng bị cắt giảm do ảnh hưởng của Covid-19.
Đồng Thị Thương Hiền, giám đốc dự án tại WageIndicator Foundation cho biết: “Những người công nhân luôn là nhóm dễ bị tổn thương nhất”. Bà nhắc lại mối lo ngại của nhiều công ty về việc công nhân có thể không trở lại sau Tết vì lo ngại Covid-19 hoặc lệnh hạn chế di chuyển, làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Mặt khác ở Trung Quốc, các khuyến khích tài chính ít hào phóng hơn có thể thuyết phục các công nhân về quê bất chấp những trở ngại về di chuyển.
Năm ngoái, nhiều chính quyền địa phương và các nhà sản xuất, chẳng hạn như các nhà cung cấp của Apple, Foxconn, Pegatron và Luxshare đã tung ra các ưu đãi cho các nhân viên không chọn đi du lịch vào dịp Tết Nguyên đán. Cách làm này đã giúp giảm số lượng các chuyến đi vào dịp nghỉ lễ xuống chỉ còn 840 triệu lượt tại Trung Quốc vào năm 2021.
Tuy nhiên theo Bộ giao thông Vận tại Trung Quốc, ước tính sẽ có 1,18 tỷ chuyến đi vẫn sẽ được thực hiện trong năm mới này, tăng hơn 35% so với năm 2021.
Các quy tắc kiểm dịch ở Trung Quốc và Việt Nam nhìn chung vẫn không khuyến khích đi lại.
Một quản lý tại một công ty dịch vụ tài chính ở Thượng Hải nói với Nikkei Asia: "Lịch trình trở về Đài Loan vào dịp Tết của bạn tôi đột nhiên bị lùi lại vì tòa nhà cô ấy đang sống đột ngột bị phong tỏa trong 48 giờ và cô ấy được thông báo sẽ ở lại Thượng Hải thêm 12 ngày nữa sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Nguyên nhân chỉ vì các nhà chức trách lại phát hiện thêm 5 ca nhiễm ở các khu vực lân cận”.
Một người dân Bắc Kinh chia sẻ với Nikkei Asia: “Bạn có thể nhận được thông báo vào buổi sáng rằng tất cả người dân trong khu vực lân cận cần phải tiến hành xét nghiệm PCR trước buổi trưa. Nếu không, mã sức khỏe xanh của bạn sẽ tự động không còn hợp lệ”.
Một số công nhân cho biết họ làm như vậy là vì miễn cưỡng.
Cơ sở Zhengzhou của Foxconn ở Hà Nam, trung tâm lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới đã hứa sẽ tặng cho công nhân 250 USD nếu họ chỉ nghỉ ba ngày từ 30/1 đến 1/2 và 142 USD nếu họ nghỉ 5 ngày.
Một công nhân họ Tang chia sẻ rằng, trưởng nhóm của anh ta đã thúc giục anh ký một thỏa thuận với cam kết rằng anh ta sẽ ở lại, mặc dù lãnh đạo đã nói với anh ta hai ngày trước rằng, anh ta có thể nghỉ 12 ngày vào dịp Tết.
Tang cho biết thêm: “Dù sao thì tôi cũng không thể về nhà do dịch bệnh bùng phát nên tôi đã ký vào bản tuyên bố. Kiếm được 250 USD không phải là tệ nhưng tôi sẽ rất mệt mỏi”.
Foxconn từ chối bình luận về câu chuyện này.
Nguồn: Nikkei
Tết Nguyên Đán được coi như là mùa di cư hàng năm lớn nhất ở một số quốc gia vẫn duy trì đón tết theo lịch âm. Trong những năm chưa có đại dịch Covid-19, ước tính công nhân Trung Quốc đã thực hiện hơn 1 tỷ các chuyến đi. Ở Việt Nam, hoạt động di chuyển về quê ăn Tết cũng nhộn nhịp và sôi động không kém.
Sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 và sự xuất hiện của biến thể omicron có khả năng truyền nhiễm nhanh đã khiến chính phủ và các công ty ở Trung Quốc và Việt Nam buộc người lao động phải ở lại nghỉ lễ kéo dài từ ngày 31/1 đến ngày 6/2, mặc dù thời điểm về quê ăn Tết có thể sớm hoặc muộn hơn.
Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt, trong đó có một biện pháp cực đoan là đe dọa cách ly và giam giữ những người trở về nhà. Chính quyền địa phương cũng áp dụng các yêu cầu như cách ly 14 ngày, tự cách ly 7 ngày và thực hiện các xét nghiệm PCR. Bắc Kinh thậm chí còn cấm các du khách đến từ các tỉnh vào thủ đô.
Các biện pháp cứng rắn như vậy là điều dễ hiểu để tránh tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt với các nhà máy sản xuất linh kiện cho các công ty công nghệ lớn như Apple hay Samsung hoặc các thương hiệu thời trang như Adidas, Gap. Các công ty này luôn mong muốn giữ cho các nhà máy quy mô lớn của họ không có ca nhiễm Covid-19 và tránh làm gián đoạn sản xuất vì các công nhân phải di chuyển về quê ăn Tết.
Tại Việt Nam, chính quyền nhiều địa phương đặt nhà máy của các công ty lớn như Samsung hay Intel đều mong muốn người lao động tránh xa các đợt nghỉ lễ cao điểm.
Mặc dù vậy những nỗ lực nhằm khuyến khích công nhân hạn chế đi lại và về quê ăn Tết đã vấp phải nhiều tranh cãi. Đã có không ít các cuộc đình công gần đây liên quan đến vấn đề tiền thưởng và càng làm trầm trọng thêm các vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng hóa.
Lo lắng về tình trạng thiếu hụt công nhân sau kỳ nghỉ Tết
Các công ty ở cả hai nước cho biết họ đặc biệt lo lắng về tình trạng thiếu lao động sau kỳ nghỉ lễ.Một quản lý làm cho nhà cung cấp linh kiện Lenovo ở thành phố Đông Quan, Trung Quốc chia sẻ: “Chúng tôi đang phát phong bì đỏ (kèm tiền mặt) cho công nhân ở lại nhà máy suốt những ngày nghỉ lễ. Nhưng dựa trên những gì chúng tôi đã khảo sát, chúng tôi có thể mất tới hơn 50% công nhân vào cuối tháng này. Bên cạnh các biện pháp ngăn chặn Covid-19 nghiêm ngặt, chúng tôi sẽ phải đau đầu để làm sao tuyển đủ lao động sau kỳ nghỉ lễ”.
Một giám đốc điều hành công ty lắp ráp iPhone với một tổ hợp hàng chục ngàn công nhân chia sẻ với Nikkei, lực lượng lao động hạn chế là điều không thể tránh khỏi sau kỳ nghỉ lễ. Ông này chia sẻ: “Chúng tôi có thể giữ lại và tuyển dụng bao nhiêu người trong thời gian này phụ thuộc vào chính sách kiểm dịch và đi lại của chính quyền các địa phương. Chúng tôi không thể làm được gì nhiều cả”.
Vị giám đốc này cũng cho biết, chính quyền địa phương đã có các biện pháp hiệu quả trong hướng dẫn nhà cung cấp thực hiện các xét nghiệm PCR định kỳ, thiết lập các biện pháp phòng chống Covid-19 để bảo vệ các tổ hợp sản xuất khỏi nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.
Các công ty ở Việt Nam hiện cũng phải đối mặt với thách thức khi hoạt động trở lại sau khi đóng cửa vào mùa hè năm ngoái.
Tổng giám đốc Mike Rees chia sẻ với Nikkei trong một cuộc gọi điện video: "Mọi người đang làm thêm giờ để cố gắng bắt kịp tiến độ".
Các dự báo về số lượng công nhân Việt Nam sẽ ở lại trong dịp Tết giữa các công ty cũng rất khác nhau, từ 30% tại một công ty sản xuất đồ nội thất đến 90% tại một công ty sản xuất tấm pin mặt trời.
Nhưng số lượng công nhân tại các nhà máy vẫn tiếp tục giảm. Hơn 2 triệu người Việt Nam đã tham gia các cuộc di cư từ thành thị về nông thôn trong năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch và các đợt giãn cách, phong tỏa lớn. Điều này khiến các nhà máy phải không ngừng tuyển dụng và tranh giành nguồn lao động.
Ở cả hai quốc gia, yếu tố chính quyết định ai sẽ về nhà là “tiền”. Ở Việt Nam, mức thưởng Tết thấp hơn có thể khiến người lao động ở lại các thành phố vì họ không đủ khả năng chi trả cho chi phí đi lại và quà tặng. Ví dụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các khoản thưởng đều không đổi hoặc giảm so với năm 2021, trong khi tiền thưởng Tết Tây cũng bị cắt giảm do ảnh hưởng của Covid-19.
Đồng Thị Thương Hiền, giám đốc dự án tại WageIndicator Foundation cho biết: “Những người công nhân luôn là nhóm dễ bị tổn thương nhất”. Bà nhắc lại mối lo ngại của nhiều công ty về việc công nhân có thể không trở lại sau Tết vì lo ngại Covid-19 hoặc lệnh hạn chế di chuyển, làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Mặt khác ở Trung Quốc, các khuyến khích tài chính ít hào phóng hơn có thể thuyết phục các công nhân về quê bất chấp những trở ngại về di chuyển.
Năm ngoái, nhiều chính quyền địa phương và các nhà sản xuất, chẳng hạn như các nhà cung cấp của Apple, Foxconn, Pegatron và Luxshare đã tung ra các ưu đãi cho các nhân viên không chọn đi du lịch vào dịp Tết Nguyên đán. Cách làm này đã giúp giảm số lượng các chuyến đi vào dịp nghỉ lễ xuống chỉ còn 840 triệu lượt tại Trung Quốc vào năm 2021.
Các quy tắc kiểm dịch ở Trung Quốc và Việt Nam nhìn chung vẫn không khuyến khích đi lại.
Một quản lý tại một công ty dịch vụ tài chính ở Thượng Hải nói với Nikkei Asia: "Lịch trình trở về Đài Loan vào dịp Tết của bạn tôi đột nhiên bị lùi lại vì tòa nhà cô ấy đang sống đột ngột bị phong tỏa trong 48 giờ và cô ấy được thông báo sẽ ở lại Thượng Hải thêm 12 ngày nữa sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Nguyên nhân chỉ vì các nhà chức trách lại phát hiện thêm 5 ca nhiễm ở các khu vực lân cận”.
Một người dân Bắc Kinh chia sẻ với Nikkei Asia: “Bạn có thể nhận được thông báo vào buổi sáng rằng tất cả người dân trong khu vực lân cận cần phải tiến hành xét nghiệm PCR trước buổi trưa. Nếu không, mã sức khỏe xanh của bạn sẽ tự động không còn hợp lệ”.
Một số công nhân cho biết họ làm như vậy là vì miễn cưỡng.
Cơ sở Zhengzhou của Foxconn ở Hà Nam, trung tâm lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới đã hứa sẽ tặng cho công nhân 250 USD nếu họ chỉ nghỉ ba ngày từ 30/1 đến 1/2 và 142 USD nếu họ nghỉ 5 ngày.
Một công nhân họ Tang chia sẻ rằng, trưởng nhóm của anh ta đã thúc giục anh ký một thỏa thuận với cam kết rằng anh ta sẽ ở lại, mặc dù lãnh đạo đã nói với anh ta hai ngày trước rằng, anh ta có thể nghỉ 12 ngày vào dịp Tết.
Tang cho biết thêm: “Dù sao thì tôi cũng không thể về nhà do dịch bệnh bùng phát nên tôi đã ký vào bản tuyên bố. Kiếm được 250 USD không phải là tệ nhưng tôi sẽ rất mệt mỏi”.
Foxconn từ chối bình luận về câu chuyện này.
Nguồn: Nikkei