Trung Quốc xây dựng "Mặt trăng nhân tạo" để mô phỏng điều kiện sống trọng lực thấp trên Trái đất

Trung Quốc được cho là đang phát triển “Mặt trăng nhân tạo” để mô phỏng các điều kiện môi trường Mặt Trăng ngay tại Trái đất.
Theo Interesting Egineering, các nhà khoa học ở Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở nghiên cứu mặt trăng nhân tạo. Nó cho phép họ mô phỏng các điều kiện trọng lực thấp trên Trái đất cho các vật thể nhỏ.
Trung Quốc xây dựng Mặt trăng nhân tạo để mô phỏng điều kiện sống trọng lực thấp trên Trái đất
Nghiên cứu này diễn ra tại thời điểm Trung Quốc đang nỗ lực để trở thành một cường quốc về không gian như Nga và Mỹ. Cơ quan vũ trụ của nước này, CNSA, hy vọng cơ sở mới sẽ giúp họ chuẩn bị mọi thứ tốt hơn trước khi đưa đoàn thám hiểm đầu tiên của mình lên Mặt trăng.

Mặt trăng nhân tạo khiến lực hấp dẫn 'biến mất'

Mặt trăng nhân tạo được đặt bên trong một buồng chân không có đường kính chỉ 23,6 in (60 cm). Thông tin này được Li Ruilin, từ Đại học Mỏ và Công nghệ Trung Quốc, tiết lộ với tờ South China Morning Post.
Li chia sẻ: “Một số thí nghiệm như kiểm tra va chạm chỉ cần vài giây trong môi trường mô phỏng. Tuy nhiên, một số thử nghiệm cần đến vài ngày để thực hiện”.
Các nhà nghiên cứu sử dụng một từ trường đủ mạnh để từ hóa và làm bay các vật thể nhỏ. Trên thực tế, bản thân cơ sở này được lấy cảm hứng từ các thí nghiệm của nhà vật lý Andrew Geim (ông đã sử dụng nam châm để khiến một con ếch có thể bay lên).

Chương trình không gian đầy tham vọng của Trung Quốc hướng đến ngoài Mặt trăng

Mặc dù cơ sở chứa Mặt trăng nhân tạo của Trung Quốc chắc chắn không thể mô phỏng hoàn hảo về điều kiện trọng lực thấp nhưng nó cho phép các thiết bị được thử nghiệm trong môi trường gần giống. CNSA hy vọng rằng cơ sở mới sẽ giúp họ thử nghiệm thiết bị Mặt Trăng trên Trái đất. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm xem máy in 3D có thể được sử dụng trong điều kiện trọng lực thấp hay không. Mục đích của các nhà khoa học là để kiểm tra xem có thể mang công nghệ này lên Mặt trăng thật để xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ cho việc sinh sống của con người hay không.
Hầu hết các thử nghiệm mô phòng trọng lực gần đây đều hướng đến mục đích tìm ra môi trường sống trong tương lai cho con người. Ví dụ như đề xuất về một "khu định cư megasatellite" quay quanh Ceres của các nhà nghiên cứu từ Viện Khí tượng Phần Lan và khách sạn vũ trụ của Orbital Assembly. Thay vì sử dụng nam châm, cả hai sẽ quay nhẹ nhàng để mô phỏng lực hấp dẫn trong không gian.
CNSA gần đây đã trở thành cơ quan đầu tiên phát hiện nước từ bề mặt Mặt trăng thông qua tàu thăm dò Mặt trăng Chang'e-5 của họ. Chương trình không gian đang phát triển nhanh chóng này cũng đặt mục tiêu tiếp theo là tiếp cận sao Hỏa trước NASA và SpaceX bằng cách gửi một phi hành đoàn đến hành tinh đỏ vào năm 2033.
Theo Interesting Egineering
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top