TSMC giao lô chip SoC đầu tiên do Nga tự thiết kế

Công ty điện tử Baikal Electronics đến từ Nga mới đây đã nhận được lô hàng SoC ARM đầu tiên từ TSMC, ngay trong tuần này. Đó là một bước tiến quan trọng đối với mục tiêu “tự cung tự cấp” của Chính phủ Nga đối với ngành công nghiệp điện tử. Đây là con chip SoC đầu tiên Nga tự thiết kế.
TSMC giao lô chip SoC đầu tiên do Nga tự thiết kế
Bộ xử lý mới của Baikal, cũng là bộ xử lý thứ hai của công ty, có tên là BE-M1000. Nó sử dụng một thiết kế 8 nhân ARM, tập trung vào khả năng kết nối. Đợt sản xuất đầu tiên của TSMC đã cung cấp khoảng 5.000 con chip, được đóng gói trong một thùng lớn, rất đắt tiền để đưa đến Baikal.
Dù 5.000 bộ xử lý có vẻ không đủ để thu hút sự quan tâm từ thị trường, đặc biệt là một công ty chưa chứng tỏ được bản thân. nhưng Baikal tuyên bố, họ đã hợp tác với một số công ty tích hợp hệ thống nhằm tung ra những máy tính sử dụng chip của họ trong vài tháng tới.
Đứng đầu trong số đó là iRU – công ty tích hợp hệ thống nội địa lớn nhất tại Nga. Gần đây, công ty đã công bố kế hoạch bắt đầu bán ra những máy tính văn phòng dựa trên BE-M1000 vào quý 1/2022. Dòng sản phẩm của công ty sẽ bao gồm gia đình laptop cũng như những chiếc PC kiểu dáng nhỏ mang thương hiệu Opal và một loạt máy tính AIO có thương hiệu Agate.
iRU xác nhận họ đã có những người mua đảm bảo, trong đó có các công ty lớn do chính phủ ký hợp đồng. Do đó, những chiếc máy tính này sẽ được cài đặt các phần mềm được chính phủ phê duyệt, bao gồm hệ điều hành Astra OS hoặc Red OS dựa trên Linux, My Office nhằm thay thế cho Microsoft Office cùng phần mềm bảo mật ViPNet SafeBoot.
TSMC giao lô chip SoC đầu tiên do Nga tự thiết kế
Baikal dự định sẽ nhận được khoảng 10.000 – 15.000 bộ xử lý mỗi tháng khi iRU tỏ ý muốn bán hệ thống của mình. Baikal đã kỳ vọng sẽ nhận được chip trong giai đoạn đó nhưng rốt cuộc đã phải thất vọng do tình trạng thiếu chip đang diễn ra. Lô hàng trong tuần này ban đầu dự định sẽ cập bến vào 4 tháng trước, nhưng mãi đến hiện tại mới nhận được. CEO của Baikal Electronics, Andrey Evdokimov, cho biết công ty đã xử lý tốt tình trạng thiếu hụt.
Chúng tôi đã xoay sở để thích nghi với điều kiện thị trường: chúng tôi đã bắt đầu tổ chức sản xuất hàng loạt cách đây gần 2 năm và có thể đặt trước dây chuyền sản xuất với thời hạn cố định từ rất sớm”, Andrey Evdokimov xác nhận với trang CNews. “Vì vậy, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc khủng hoàng. Mối quan hệ tốt của chúng tôi với các nhà cung cấp quốc tế lớn trong toàn bộ dây chuyền sản xuất cũng đã giúp rất nhiều.”
Baikal cũng được hưởng lợi từ việc sử dụng tiến tính 28nm trong thiết kế của mình, vốn ít căng thẳng hơn so với những tiến trình phổ biến hơn, mới và hiện đại hơn.
BE-M1000 sở hữu 8 nhân ARM Arm Cortex-A57 hoạt động ở xung nhịp 1,5GHz. Nó có một bộ nhớ đệm L2 4MB cùng bộ nhớ đệm L3 8MP. Con chip này cũng được trang bị 8 nhân GPU Mali-T628 với xung nhịp 700 – 750MHz. Nó có mức TDP trong khoảng 30 – 35W và có khả năng điều chỉnh được.
Khả năng kết nối của BE-M1000 ấn tượng hơn so với hiệu năng của nó. Nó sở hữu bộ điều khiển bộ nhớ kênh đôi, hỗ trợ tối đa lên đến 32GB DDR3 hoặc DDR4 cùng 16 làn PCIe 3.0. Nó cũng hỗ trợ 6 cổng USB, 2 cổng Ethernet 10Gbps cùng 2 cổng Ethernet 1Gbps.
Theo thử nghiệm của CNews đối với phiên bản kỹ thuật của bộ xử lý này hồi năm ngoái, con chip này có hiệu năng tương đương Intel Core i3-7300T. Dù đó không phải là mức hiệu năng thú vị nhưng nó đủ khả năng xử lý lượng workload đã hướng đến. Hơn nữa, đây vẫn là một thành tựu rất đáng khen, xét đến việc Baikal có rất ít kinh nghiệm thiết kế bộ xử lý.
Giống như Trung Quốc, việc Nga tự thiết kế chip và nỗ lực tự chủ công nghệ là để tăng cường sức cạnh tranh cho ngành bán dẫn nội địa.
Nguồn: Tech Spot
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top