TSMC đã quyết định tăng giá khoảng 6% cho hầu hết các tiến trình của mình từ tháng 1/2023. Điều này diễn ra trong bối cảnh nhu cầu ở nhiều thị trường được dự báo tăng trưởng rất thất vọng trong nửa cuối năm 2022.
Theo thông tin từ DigiTimes, nhiều công ty thiết kế bán dẫn đang tỏ ra bi quan. Triển vọng doanh thu không hề tốt trong nửa cuối năm 2022. Lượng đơn đặt hàng từ các nhà cung cấp thiết bị có thương hiệu sẽ giảm trong bối cảnh tình kinh tế vĩ mô trên toàn cầy đang bất ổn. Tuy nhiên, TSMC và các xưởng đúc chip khác ở Đài Loan vẫn có thể đạt doanh thu cao kỷ lục trong năm 2022.
Nguồn tin cũng tiết lộ rằng đơn đặt hàng từ TSMC và các khách hàng lớn khác ở Đài Loan không bị giảm đáng kể. Ít nhất thì điều này vẫn sẽ tiếp diễn cho đến cuối năm. Các đơn đặt hàng của khách hàng vẫn sẽ chiếm hơn 95% năng lực sản xuất. Những xưởng đúc Đài Loan đa phần đều đang tìm cách mở rộng công suất nhờ những cam kết đặt hàng dài hạn từ các khách hàng. Ngoài ra, chi phí nguyên vật liệu và nhân công tăng cao. Kết hợp với việc tăng giá điện đã gây nhiều áp lực lên các xưởng đúc, khiến họ buộc phải tăng giá cho những gì mình cung cấp.
Chuyên gia trong ngành cũng cho biết, chu kỳ giao hàng thiết bị bán dẫn kéo dài đã kéo lùi quá trình mở rộng công suất của các xưởng đúc wafer toàn cầu. Hiện tại, thời gian giao hàng cho thiết bị sản xuất bán dẫn có thể lên đến 30 tháng. Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy con số đó sẽ giảm xuống, thế nên khả năng mở rộng công suất xưởng đúc mới trong 2 năm tới có thể sẽ chậm hơn dự kiến. Chắc chắn, sẽ có sự chậm trễ trong việc lắp đặt thiết bị sản xuất bán dẫn.
Hiện tại, một số nhà sản xuất chip lớn trong ngành đang phụ thuộc vào quá trình sản xuất của TSMC. MediaTek hiện đang sử dụng tiến trình của TSMC cho dòng sản phẩm Dimensity và Helio. Qualcomm cũng đã bỏ Samsung để chuyển sang TSCM cho vi xử lý Snapdragon 8+ Gen 1. Tiếp đó, Snapdragon 8 Gen 2 dự kiến cũng sẽ sử dụng tiến trình của TSMC. Thế nên, sẽ không quá bất ngờ nếu chúng ta thấy giá smartphone trở nên đắt đỏ hơn trong năm tới.
Đáng chú ý nhất, TSMC sắp bắt đầu sản xuất hàng loạt những con chip 3nm, thế nhưng phải đến năm 2024, chúng ta mới có thể thấy những con chip đó trên các chiếc smartphone.
Nguồn: GizChina
Nguồn tin cũng tiết lộ rằng đơn đặt hàng từ TSMC và các khách hàng lớn khác ở Đài Loan không bị giảm đáng kể. Ít nhất thì điều này vẫn sẽ tiếp diễn cho đến cuối năm. Các đơn đặt hàng của khách hàng vẫn sẽ chiếm hơn 95% năng lực sản xuất. Những xưởng đúc Đài Loan đa phần đều đang tìm cách mở rộng công suất nhờ những cam kết đặt hàng dài hạn từ các khách hàng. Ngoài ra, chi phí nguyên vật liệu và nhân công tăng cao. Kết hợp với việc tăng giá điện đã gây nhiều áp lực lên các xưởng đúc, khiến họ buộc phải tăng giá cho những gì mình cung cấp.
Chuyên gia trong ngành cũng cho biết, chu kỳ giao hàng thiết bị bán dẫn kéo dài đã kéo lùi quá trình mở rộng công suất của các xưởng đúc wafer toàn cầu. Hiện tại, thời gian giao hàng cho thiết bị sản xuất bán dẫn có thể lên đến 30 tháng. Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy con số đó sẽ giảm xuống, thế nên khả năng mở rộng công suất xưởng đúc mới trong 2 năm tới có thể sẽ chậm hơn dự kiến. Chắc chắn, sẽ có sự chậm trễ trong việc lắp đặt thiết bị sản xuất bán dẫn.
Đáng chú ý nhất, TSMC sắp bắt đầu sản xuất hàng loạt những con chip 3nm, thế nhưng phải đến năm 2024, chúng ta mới có thể thấy những con chip đó trên các chiếc smartphone.
Nguồn: GizChina