VNR Content
Pearl
Theo các nhà nghiên cứu từ đại học Stanford (Mỹ), một bước đột phá trong ngành giao diện não - máy tính (brain-computer interface (BCI)) đã được tạo ra. Điều này giúp một người đàn ông liệt tay có thể 'gõ' 90 ký tự mỗi phút chỉ bằng việc nghĩ về các từ cụ thể trong đầu. Chính bước đột phá này đã khiến anh trở thành người 'đánh máy' nhanh nhất thế giới bằng công nghệ đọc hiểu trí não (brain-reading technology).
Nghiên cứu kể trên được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 5/2021 và được trình bày tại WE Summit - một hội nghị khoa học do Tencent Holdings tổ chức trực tuyến cách đây không lâu. Theo các nhà khoa học, bước đột phá kể trên giúp các bệnh nhân đạt tốc độ 'đánh máy' nhanh gấp đôi so với những người dùng công nghệ BCI cũ. Nó cho phép nhập dữ liệu bằng trí óc, di chuyển con trỏ đến ký tự mà bản thân mong muốn trên bàn phím ảo.
Nhà nghiên cứu Krishna Shenoy phát biểu tại hội nghị trực tuyến WE Summit
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng những gì đã đạt được vẫn chỉ là 'phần nổi của tảng băng chìm'. Nhà thần kinh học Krishna Shenoy cho biết: "Khi thực sự hiểu về não bộ thông qua khoa học thần kinh trong những thập kỷ tới, chúng ta có thể làm tốt hơn trong nhiều nhiệm vụ khác nhau".
Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã cấy các cảm biến điện cực vào não bệnh nhân để ghi lại hoạt động điện của các tế bào thần kinh khi bệnh nhân tưởng tượng mình đang viết bằng tay. Một thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) đã được sử dụng để giải mã các tín hiệu và hiển thị các chữ cái trên màn hình máy tính.
Các nhà nghiên cứu cũng tin phương pháp mới này, được sử dụng cùng với hệ thống ngôn ngữ hỗ trợ bởi AI có chức năng tự động sửa lỗi, giúp tăng tỷ lệ chính xác trong việc 'đánh máy' bằng não lên tới 99%. Shenoy cho rằng phương pháp kể trên là an toàn khi sử dụng, nhưng nhận thức của công chúng sẽ là trở ngại lớn đối với việc áp dụng công nghệ BCI ra thị trường.
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học đã thử nghiệm trong nhiều năm để con người điều khiển máy tính hoặc cánh tay robot chỉ bằng cách sử dụng não bộ, mà không cần phải cử động môi hoặc ngón tay. Công nghệ BCI là một ý tưởng tưởng chừng như giống với khoa học viễn tưởng nhưng trong thời gian gần đây đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng của công chúng.
Ví dụ Neuralink, công ty do Elon Musk thành lập, đã phát hành một video vào tháng 4 năm nay. Quay một con khỉ chơi video game bằng tâm trí thì sự chú ý dành cho BCI lại càng tăng lên.
Tại Trung Quốc, bệnh viện Ruijin ở Thượng Hải năm ngoái đã công bố một dự án trị liệu sử dụng điều trị điều hòa thần kinh cho bệnh nhân trầm cảm bằng cách cấy các chip điện cực vào não của họ. Một tỷ phú Trung Quốc là Chen Tianqiao đã thành lập một phòng thí nghiệm để nghiên cứu tín hiệu não của chuột, nhằm đưa ra các phương pháp điều trị thần kinh cho con người trong tương lai.
Tuy nhiên, bất chấp sự chú ý đến BCI trong thời gian gần đây, Shenoy cho rằng chúng ta vẫn khó có thể sớm giao tiếp được bằng 'thần giao cách cảm' (communicating telepathically). Ông cho rằng, hiện tại hầu hết nghiên cứu về BCI đang tập trung vào việc khôi phục chuyển động và khả năng giao tiếp đã mất chứ không phải về 'thần giao cách cảm' hay các nỗ lực kiểu khoa học viễn tưởng khác.
Theo SCMP
Nghiên cứu kể trên được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 5/2021 và được trình bày tại WE Summit - một hội nghị khoa học do Tencent Holdings tổ chức trực tuyến cách đây không lâu. Theo các nhà khoa học, bước đột phá kể trên giúp các bệnh nhân đạt tốc độ 'đánh máy' nhanh gấp đôi so với những người dùng công nghệ BCI cũ. Nó cho phép nhập dữ liệu bằng trí óc, di chuyển con trỏ đến ký tự mà bản thân mong muốn trên bàn phím ảo.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng những gì đã đạt được vẫn chỉ là 'phần nổi của tảng băng chìm'. Nhà thần kinh học Krishna Shenoy cho biết: "Khi thực sự hiểu về não bộ thông qua khoa học thần kinh trong những thập kỷ tới, chúng ta có thể làm tốt hơn trong nhiều nhiệm vụ khác nhau".
Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã cấy các cảm biến điện cực vào não bệnh nhân để ghi lại hoạt động điện của các tế bào thần kinh khi bệnh nhân tưởng tượng mình đang viết bằng tay. Một thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) đã được sử dụng để giải mã các tín hiệu và hiển thị các chữ cái trên màn hình máy tính.
Các nhà nghiên cứu cũng tin phương pháp mới này, được sử dụng cùng với hệ thống ngôn ngữ hỗ trợ bởi AI có chức năng tự động sửa lỗi, giúp tăng tỷ lệ chính xác trong việc 'đánh máy' bằng não lên tới 99%. Shenoy cho rằng phương pháp kể trên là an toàn khi sử dụng, nhưng nhận thức của công chúng sẽ là trở ngại lớn đối với việc áp dụng công nghệ BCI ra thị trường.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm trong nhiều năm để con người điều khiển máy tính hoặc cánh tay robot chỉ bằng cách sử dụng não bộ, mà không cần phải cử động môi hoặc ngón tay. Công nghệ BCI là một ý tưởng tưởng chừng như giống với khoa học viễn tưởng nhưng trong thời gian gần đây đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng của công chúng.
Ví dụ Neuralink, công ty do Elon Musk thành lập, đã phát hành một video vào tháng 4 năm nay. Quay một con khỉ chơi video game bằng tâm trí thì sự chú ý dành cho BCI lại càng tăng lên.
Tại Trung Quốc, bệnh viện Ruijin ở Thượng Hải năm ngoái đã công bố một dự án trị liệu sử dụng điều trị điều hòa thần kinh cho bệnh nhân trầm cảm bằng cách cấy các chip điện cực vào não của họ. Một tỷ phú Trung Quốc là Chen Tianqiao đã thành lập một phòng thí nghiệm để nghiên cứu tín hiệu não của chuột, nhằm đưa ra các phương pháp điều trị thần kinh cho con người trong tương lai.
Tuy nhiên, bất chấp sự chú ý đến BCI trong thời gian gần đây, Shenoy cho rằng chúng ta vẫn khó có thể sớm giao tiếp được bằng 'thần giao cách cảm' (communicating telepathically). Ông cho rằng, hiện tại hầu hết nghiên cứu về BCI đang tập trung vào việc khôi phục chuyển động và khả năng giao tiếp đã mất chứ không phải về 'thần giao cách cảm' hay các nỗ lực kiểu khoa học viễn tưởng khác.
Theo SCMP